CHƯƠNG III: HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
I. Hệ thống phòng cháy- chữa cháy
I.1. Phòng cháy bên trong công trình.
1. Công tác phòng cháy.
+ Công tác phòng cháy bên trong công trình bao gồm: Tư liệu thiết kế công trình, lựa chọn vật liệu xây dựng công trình, lựa chọn các giải pháp kết cấu công trình, tuân thủ các nguyên tắc phòng cháy khi xây dựng công trình. Sử dụng các bộ phận ngăn cháy làm bằng vật liệu không cháy như tường, vách, sân và kết hợp sử dụng các thiết bị báo cháy.
+ Theo TCVN 5738 – 1993 muốn lắp đặt hệ thống báo cháy cần được sự thoả thuận của các cơ quan phòng cháy, chữa cháy và thoả mãn các quy định của các tiêu chuẩn qui phạm về phòng cháy chữa cháy đã đề ra.
2. Các yêu cầu về hệ thống báo cháy.
- Phải phát hiện cháy nhanh chóng
- Chuyển tín hiệu khi phát hiện có cháy thành tín hiệu báo động rõ ràng, nhanh chóng để mọi người xung quanh khu vực có cháy biết và tham gia chữa cháy kịp thời.
- Có khả năng chống nhiễu tốt nhất, không bị ảnh hưởng bởi các hệ thống khác lắp đặt xung quanh.
- Không bị tê liệt hoặc cháy trước khi báo động, hệ thống chữa trong phải đảm bảo độ tin cậy cao.
3. Thiết bị báo cháy.
Theo cách sử dụng, thiết bị báo cháy được phân làm 2 loại:
+ Thiết bị báo cháy thô sơ + Thiết bị báo cháy tự động a) Thiết bị báo cháy thô sơ:
Thiết bị báo cháy thô sơ do con người thực hiện, con người phát hiện đám cháy nhờ các giác quan của con người: thấy khói mũi ngửi mùi khét, tai nghe thấy
[52]
tiếng nổ của vật liệu cháy, da có cảm giác nóng. Khi đó con người sẽ trực tiếp phát lệnh báo cháy bằng các hiệu lệnh như: kêu to, tự mình gọi người, gõ kẻng, gọi loa…cho mọi người xung quanh nghe và những người này trực tiếp truyền thông tin đi.
- Do vậy thực hiện báo cháy thô sơ phải do con người phát hiện cháy và thực hiện hiệu lệnh báo cháy.
b) Thiết bị báo cháy tự động:
+ Báo cháy phát động là dùng các thiết bị báo cháy hoạt động như một bộ cảm biến dưới sự kích thích của các tín hiệu xuất hiện khi có đám cháy như: nhiệt độ tăng cao, có ánh sáng chói, có khói hay nồng độ các chất khí độc hại tăng lên.
+ Các thiết bị báo cháy tự động cần được bố trí tại các nơi theo dự tính có thể xảy ra đám cháy - thường gọi là các đầu báo cháy.
+ Có các loại đầu báo cháy sau:
- Đầu báo cháy dạng nhiệt - Đầu báo cháy dạng nồng độ - Đầu báo cháy dạng khói - Đầu báo cháy dạng ánh sáng
+ Nguyên lý hoạt động của các loại đầu báo cháy.
- Đầu báo cháy dạng nhiệt: Hoạt động nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ và tốc độ biến đổi nhiệt độ của môi trường xung quanh.
- Đầu báo cháy dạng nồng độ: Hoạt động nhạy cảm với sự thay đổi nồng độ các chất khí được dự định theo dõi và tốc độ biến đổi nồng độ của các chất khínày ở môi trường xung quanh vị trí đặt đầu báo cháy.
- Đầu báo cháy dạng khói: Hoạt động nhạy cảm với tác động của khói.
- Đầu báo chát dạng ánh sáng: Hoạt động nhạy cảm với sự thay đổi của ánh sáng trên mức bình thường ở môi trường xung quanh.
Hiện nay người ta chế tạo được mạch bán dẫn kỹ thuật số với nguồn năng lượng là pin nên việc bố trí các thiết bị báo cháy linh hoạt, dễ dàng hơn.
4. Thiết kế hệ thống báo cháy tự động.
Để thiết kế hệ thống báo cháy tự động cần phải thực hiện những công việc sau:
[53]
- Lựa chọn đúng phương tiện báo cháy, chủng loại, đầu báo cháy lựa chọn căn cứ vào dự đoán khi cháy sẽ xuất hiện những tín hiệu đặc trưng nào, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế kỹ thuật môi trường sử dụng và đối tượng sử dụng.
- Tính toán đủ số lượng các đầu báo cháy tư động: phụ thuộc vi phạm: bảo vệ của mỗi loại đầu báo cháy.
- Bố trí đúng vị trí các đầu báo cháy: đúng phạm vi môi trường dự tính khi xuất hiện đám cháy sẽ cho các chỉ thị để đầu báo cháy hoạt động.
Ngoài ra cần bố trí các đường dẫn tín hiệu báo cháy về trung tâm điều khiển:
- Vị trí đặt các đầu báo cháy thường đặt áp trần, áp tường, ở độ cao <7m để các thiết bị này phát huy tác dụng.
Yêu cầu kỹ thuật của các đầu báo cháy xem trong bảng 1 Bảng 1: Đặc tính kỹ thuật của các đầu báo cháy
Đặc tính kỹ thuật Đầu báo cháy nhiệt
Đầu báo cháy khói
Đầu báo cháy ánh sáng
Thời gian tác
động < 120s < 30s < 5s
Ngưỡng tác động 400C ÷ 1700C
Mật độ khói của môi trường:
15% đến 20%
Ngọn lửa trần cao 15mm cách đầu báo cháy 3 mét.
Độ ẩm không khí ban đầu tại nơi đầu báo cháy
< 98% < 98% < 98%
Nhiệt độ làm việc - 100C ÷ 1700C - 100C ÷ 500C - 100C ÷ 500C
Diện tích bảo vệ 15m2 ÷ 30m2 50m2 ÷ 100m2
50m2 ÷ 100m2 Hình chóp có góc 1200 chiều cao 3 ÷ 7m Số lượng đầu báo cháy, các chủng loại báo cháy cần lắp cho mỗi nơi phụ thuộc vào mức độ cần thiết để phát hiện cháy trên toàn bộ diện tích cần bảo vệ.
[54]
Bảng 2: Khoảng cách giữa các đầu báo cháy dạng khói
Độ cao lắp đầu báo cháy (m)
Diện tích bảo vệ của mỗi đầu báo cháy (m2)
Khoảng cách tối đa (m) Giữa các đầu
báo cháy
Từ đầu báo
cháy đến
tường nhà
Dưới 3,5 Dưới 8,5 9,0 4,5
Từ 3,5 – 6 70 8,5 4,0
Từ 6 – 10 65 8,0 4,0
Từ 10 - 12 55 7,5 3,5
Trong những căn phòng hẹp có chiều rộng < 3m, khoảng cách giữa các đầu báo cháy là 15m.
Bảng 3: Khoảng cách giữa các đầu báo cháy dạng nhiệt
Độ cao lắp đầu báo cháy (m)
Diện tích bảo vệ của mỗi đầu báo cháy (m2)
Khoảng cách tối đa (m) Giữa các đầu
báo cháy
Từ đầu báo cháy đến tường nhà
Dưới 3,5 Dưới 25 5,0 2,5
Từ 3,5 – 6 Dưới 25 4,5 2,0
Từ 6 – 10 Dưới 15 4,0 2,0
I.2. Hệ thống chữa cháy.
Công tác chữa cháy là sử dụng các chất để đập tắt đám cháy đảm bảo an toàn cho người và tài sản.
1. Các chất chữa cháy.
Các chất chữa cháy phổ biến gồm:
+ Nước, hơi nước, bọt, bụi nước, bột chữa cháy.
+ Khí chữa cháy, các chất halogen.
a) Nước: Là chất có khả năng thu nhiệt lớn ở đám cháy, nước làm lạnh bề mặt đám cháy, thấm vào các VL cháy làm hạ nhiệt bắt chát cháy của VL, làm cho trở nên khó bắtcháy.
[55]
b) Hơi nước: Dùng để chữa chát trong công nghiệp khi lượng hơi được trên 35%
thể tích khu vực bị cháy. Dùng cho nơi chứa các loại vật liệu hàng hoá không bị hư hỏng bởi hơi nước.
c) Bụi nước: Là nước phun thành giọt cú d < 100àm với tốc độ vận chuyển đạt 25m/s. Có thể dùng để chữa cháy các đám cháy trên 10000C.
d) Bọt chữa cháy: gồm các bọt hoá học và bọt hoà không khí. Tác dụng của bọt là làm ngăn cách vùng cháy với hỗn hợp cháy, làm lạnh nhanh để chữa cháy các hầm tàu, tuynen, nơi chứa xăng dầu
e) Bột chữa cháy: dùng bột để tạo bọt ngăn cách vùng cháy, làm lạnh vùng cháy, thường dùng chữa cháy hầm tầu, tuynen, kho chứa xăng dầu.
g) Khí chữa cháy: Gồm các khí không cháy: CO2, N2…. khói và những khí khác.
Khí chữa cháy có tác dụng pha loãng nồng độ cháy và làm lạnh các chất cháy (CO2 có nhiệt độ - 780C). Có thể dùng khí chữa cháy để chữa cháy các thiết bị điện và các loại vật liệu khác, nhưng không dùng chữa cháy phân đạm, kiềm thổ, thuốc súng…
h) Khí Halogen: Dùng chữa cháy các đám cháy rất hiệu quả nhưng là khí độc nên khi sử dụng phải mang mặt nạ phòng độc và phải sơ tán hết người trong khu vực đám cháy.
2. Nguyên lý chữa cháy.
- Làm lạnh nhanh chóng vùng cháy bằng nước (nếu cho phép) hoặc hoá chất đến dưới nhiệt độ bắt cháy.
- Làm loãng chất cháy bằng cách phun các chất không cháy như nước, bụi nước hoặc các chất khí vào đám cháy.
- Cách ly vùng bị cháy bằng cách tạo khoảng không gian trồng không có vật truyền xung quanh đám cháy.
3. Thiết bị chữa cháy.
+ Thô sơ + Tự động
a) Thiết bị chữa cháy thô sơ:
Bình chữa cháy, xe chữa cháy:
- Bình bọt hoá học
[56]
- Bình bọt hoà không khí - Bình chữa cháy bằng khí CO2
b) Thiết bị chữa cháy tự động:
Chữa cháy tự động là phương pháp tự động đưa các chất chữa cháy như hơi nước, nước, bọt…vào đám cháy để dập tắt ngọn lửa
+ Đối với các công trình cao tầng, việc báo cháy và chữa cháy thường dùng hệ thống tự động.
+ Đối với các công trình nói chung đều phải bố trí hệ thống cấp nước chữa cháy đủ áp lực và các họng cứu hoả (chữa cháy) theo mặt cắt các phân khu phòng cháy.
4. Hệ thống chữa cháy tự động.
+ Hệ thống chữa cháy bằng nước, dùng nước để chữa cháy.
Hệ thống cấp nước chữa cháy bao gồm cấp nước chữa cháy trong nhà và ngoài nhà. Có thể thiết kế hệ thống cấp nước chữa cháy chung hoặc riêng với hệ thống cấp nước trong nhà, tuỳ thuộc vào yêu cầu.
+ Hệ thống chữa cháy bằng bọt: Là hệ thống dùng bọt để chữa cháy.
+ Hệ thống chữa cháy bằng bột: Là dùng bột hoá học
+ Hệ thống chữa cháy bằng khí: dùng khí để dập tắt ngọn lửa
+ Hệ thống chữa cháy Sprinkler: Là hệ thống chữa cháy với đầu phun khí luôn ở chế độ thường trực, đầu phun khí được mở ra ở nhiệt độ môi trường đạt tới giá trị quy định và chỉ có tác dụng chữa trên một diện tích nhất định.
+ Hệ thống chữa cháy drencher: Là hệ thống chữa cháy với đầu phun khi có cháy khí trước đầu phun được phun ra chất để chữa cháy. Hệ thống này không hạn chế chiều cao nhưng cần phân chia khu vực để đảm bảo hiệu quả chữa cháy.