CHƯƠNG III: HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
II. Hệ thống quản lý chất thải rắn (CTR) trong công trình
II.1. Lượng chất thải rắn (CTR) phát sinh.
a) Định nghĩa CTR: CTR là toàn bộ các loại vật chất được bao gồm các loại hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng) Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
[57]
Theo quan điểm mới, chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được định nghĩa là: Vật chất mà con người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó.
b) Nguồn tạo thành CTR đô thị:
Các nguồn chủ yếu phát sinh CTR bao gồm:
+ Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt) + Từ các trung tâm thương mại
+ Từ các công sở, trường học, các công trình công cộng + Từcác dịch vụ đô thị, sân bay
+ Từ các hoạt động công nghiệp + Từ các hoạt động xây dựng đô thị
+ Từ các trạm xử lý nước thải và các đường ống thoát nước.
c) Đặc điểm của CTR:
Thành phần của CTR rất đa dạng và đặc trưng theo từng loại đô thị (theo thói quen, mức độ văn minh, tốc độ phát triển)
Các đặc trưng điển hình của CTR như sau:
+ Hợp phần có nguồn gốc hữu cơ cao (từ 50,27% ÷ 62,22%) + Chứa nhiều đất đai, sỏi đá vụn, gạch vỡ.
+ Độ ẩm cao, nhiệt trị thấp.
d) Phân loại chất thải rắn.
CTR được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo nhiều cách..
+ Theo vị trí hình thành: trong nhà, ngoài nhà, đường phố, chợ…
+ Theo thành phần hoá học và vật lý: Theo thành phần vật chất vô cơ, hữu cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da, ghẻ vụ, cao su, chất dẻo…
+ Theo bản chất người tạo thành - CTR sinh hoạt
- CTR công nghiệp - CTR nông nghiệp
+ Phân loại CTR và nguồn phát sinh
[58]
Theo mức độ nguy hại.
- CTR nguy hại - CTR y tế nguy hại - CTR không nguy hại e) Lượng CTR phát sinh.
+ Lượng CTR tạo thành hay còn gọi là tiêu chuẩn tạo rác được định nghĩa là lượng rác thải phát sinh từ hoạt động của một người trong một ngày đêm (kg/người/ngđêm)
+ Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại CTR mang tính đặc thù của từng địa phương và phụ thuộc vào mức độ sống văn minh của dân cư mỗi khu vực
Bảng: Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại chất thải rắn đô thị
Nguồn Tiêu chuẩn (kg/ người – ngày đêm)
Khoảng giá trị Trung bình Sinh hoạt đô thị (nhà + trung tâm dịch vụ,
thương mại)
1 ÷3 1,59
Công nghiệp 0,5 ÷ 1,6 0,86
Vật liệu phế thải bị tháo dỡ 0,05 0,4 0,27
Nguồn thải sinh hoạt khác 0,05 ÷ 0,3 0,18
Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu chuẩn, thành phần CTR bao gồm:
- Điều kiện sinh hoạt
- Điều kiện thời tiết, khí hậu - Các yếu tố xã hội
- Tập quán.
II.2. Hệ thống gom chất thải rắn.
1. Lựa chọn vị trí , bố trí buồng đổ rác, đường ống đổ rác.
- Phải thuận tiện cho người đổ rác nhưng đồng thời phải kín đáo vệ sinh.
[59]
- Khoảng cách từ cửa vào căn hộ đến chỗ đổ rác gần nhất không lớn hơn 25m.
- Nên bố trí gần các vị trí trung tâm của nhà, các nút giao thông công cộng như: sảnh tầng, cầu thang … hay các khu bố trí hộp kỹ thuật để đảm bảo cự ly khoảng cách không quá lớn nhưng vẫn phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh môi trường.
- Đảm bảo yếu tố hài hòa giữa việc chọn vị trí bố trí đường ống đổ rác tại các tầng với vị trí đặt phòng thu rác bên dưới.
- Phải có không gian đệm ngăn cách giữa cửa đỏ rác , đường ống đổ rác với các không gian khác để tránh mùi xông vào. Có thể tận dụng buồng thanh thoát hiểm để làm không gian đệm này.
- Nơi đổ rác và chứa rác phải đủ ánh sáng, thông gió, thoát mùi.
- Phòng chứa rác và lấy rác nên đặt ở tầng 1 và sát biên ngoài phía sau nhà để xe lấy rác ra vào thuận tiện , sạch sẽ.
- Để tiết kiệm không gian có thể kết hợp bố trí đường ống đổ rác tại chiếu tới hoặc chiếu nghỉ của cầu thang thoát hiểm hay bám vào tuyến giao thông ( hành lang, sảnh tầng…).
2. Yêu cầu đường ống đổ rác.
- Đường ống rác nên bố trí dựa vào tường bao ngoài nhà, thẳng đứng.
- Khi hoạt động phải giảm thiểu khả năng gây tiếng ồn.
- Phải đảm bảo việc thông thoát mùi lên phía trên.
* Kích thước đường ống đổ rác : Đường kính ống, chiều dài ống được sẵn theo tiêu chuẩn trong nhà máy (ống có thể cưa cắt tại hiện trường).Các ống được gắn với nhau bằng keo gắn tương ứng với vật liệu ống. Thường bằng silicon, mastic hay polyethan là phù hợp.
* Thi công lắp đặt ống theo trình tự sau:
- Khi thi công tại vị trí đặt ống đổ rác tại mỗi sàn chừa ra một lỗ vuông có kích thước 800×800 để bắt ống trục chính, ống này được đỡ bằng các đai đỡ ống.
- Đai đỡ ống được chế tạo từ thép mạ kẽm với bu lông. Mỗi tầng chỉ cần một đai giữ và đỡ ống.
[60]
- Chú ý bố trí sẵn đường ống kẽm cấp nước (có van khóa) chịu áp lực dẫn vào trong đường ống đổ rác chính để có thể phun rửa ống khi cần thiết.
- Để thông hơi trên mái dung ống có đường kính trong 230mm được lắp với đầu trục thu vươn cao trên mái (theo tiêu chuẩn Việt Nam). Đầu ngoài ống buộc phải có gắn quạt thông gió với nắp chụp che mưa.
- Quạt hút có công suất 40W.