Vận dụng quy trình để phát triển năng lực tư duy cho học sinh thông qua các chủ đề dạy học

Một phần của tài liệu skkn vận DỤNG câu hỏi, bài tập rèn NĂNG lực tư DUY CHO học SINH TRONG dạy học SINH 7 (Trang 27 - 32)

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực …” [ 11 ]

Do đó để đáp ứng được mục tiêu giáo dục của nước nhà cũng như mục tiêu giáo dục của Tỉnh Đồng Nai mỗi người giáo viên cần thực hiện hai chủ đề dạy học trong một năm nhằm phát huy năng lực ở người học.

Mặc dù để thực hiện chủ đề dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh còn khá mới mẻ và nhiều khó khăn. Qua một năm thực hiện chúng tôi nhận thấy rằng hệ thống các câu hỏi, bài tập đưa ra trong chủ đề là vô cùng quan trọng. Câu hỏi, bài tập càng rõ ràng, cụ thể thì phần trình bày của học sinh càng hay, càng sát với mục tiêu bài học.

Để xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập cho chủ đề dạy học cần:

- Nghiên cứu kỹ nội dung chuẩn kiến thức kỹ năng mà chủ đề cần đạt được.

- Tìm hiểu tình hình thực tế của từng nhóm học sinh để giao việc.

- Tìm hiểu năng lực của từng học sinh để hướng dẫn các em hoàn thành nhiệm vụ.

Mặt khác, khi các nhóm học sinh báo cáo nội dung của chủ đề giáo viên cần xác định rõ:

Vai trò học sinh:

- Học sinh cần viết nội dung báo cáo thành một bài văn thuyết trình trong thời gian quy định.

- Mỗi nhóm photo bài thuyết trình gửi các nhóm khác trước khi báo cáo để các nhóm khác dễ dàng nhận xét, góp ý đồng thời đặt câu hỏi.

- Sau khi một nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, góp ý và đặt câu hỏi.

Các thành viên trong nhóm báo cáo thay nhau trả lời.

Vai trò giáo viên:

- Hướng dẫn học sinh cách thức báo cáo. Giáo viên có thể cho học sinh xem một đoạn phim báo cáo mẫu.

- Điều hành buổi báo cáo.

- Lắng nghe các ý kiến và thống nhất các ý kiến đúng.

- Góp ý thẳng thắn những khuyết điểm để các em khắc phục.

- Động viên, khuyến khích các em để các bài báo cáo sau tốt hơn.

Trong năm học vừa qua chúng tôi đã cho học sinh lớp 7 thực hiện hai chủ đề dạy học, với mỗi chủ đề chúng tôi đưa ra yêu cầu cụ thể dưới dạng các câu hỏi, bài tập yêu cầu các nhóm học sinh thực hiện nhằm hình thành nơi các em năng lực tự học và năng lực tư duy, liên hệ thực tế.

Ví dụ 1: Chủ đề: Sâu bọ và vai trò của chúng đối với nông nghiệp ở địa phương.

Với chủ đề này chúng tôi đã đưa ra hệ thống các câu hỏi, bài tập sau nhằm phát huy năng lực ở người học như:

Bài 1:

a. Sưu tầm hình ảnh một số loài sâu bọ. Đề ra khái niệm lớp sâu bọ.

b. So sánh hình ảnh của sâu bọ với nhện, tôm và rút ra đặc điểm chung của lớp sâu bọ.

c. Sưu tầm ( chụp ) hình ảnh một số loài sâu bọ ở địa phương và phân tích vai trò của chúng ( lợi, hại )

Bài 2:

a. Sưu tầm hình ảnh châu chấu.

b. Phân tích đặc điểm cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của châu chấu.

Bài 3: Giải quyết tình huống sau:

Sau khi tìm hiểu hệ hô hấp của châu chấu bạn Nga đã đố các bạn khác: “ Đố các bạn khi mình nhúng đầu châu chấu xuống nước nó có bị chết ngạt không? Vì sao?”

Nam trả lời: “ Đương nhiên là phải chết rồi. Vì mũi châu chấu bị ngạt nước không thở được”.

Hoa thì cho rằng: “ Châu chấu sẽ không chết. Vì châu chấu không hô hấp nhờ mũi như chúng ta mà hô hấp bằng hệ thống ống khí dọc phần bụng”.

a. Theo em bạn nào trả lời đúng. Ý kiến của em như thế nào?

b. Đặc điểm hệ hô hấp của châu chấu?

Bài 4:

a. Châu chấu có những kiểu di chuyển nào? Với mỗi kiểu di chuyển đưa ra hình ảnh, phim minh họa.

b. Hoạt động sinh lý: dinh dưỡng, sinh sản, phát triển của châu chấu. Với mỗi hoạt động sinh lý cần đưa hình ảnh, phim minh họa.

c. Dựa vào dinh dưỡng của châu chấu em hãy xác định châu chấu là động vật có lợi hay có hại cho nông nghiệp?

d. Dựa vào sinh sản và phát triển của châu chấu. Theo em muốn tiêu diệt châu chấu chúng ta cần phải làm gì?

Bài 5:

a. Tìm hiểu sự đa dạng của lớp sâu bọ về số lượng loài, môi trường sống. ( Có hình ảnh minh họa )

b. Sưu tầm một số hình ảnh, đoạn phim về một số loài sâu bọ ở địa phương em và phân tích những đặc điểm của các loài sâu bọ này thích nghi với môi trường sống và lối sống khác nhau.

c. Vai trò của những loài sâu bọ trên đối với nông nghiệp ở địa phương ta như thế nào?

Ví dụ 2: Chủ đề đa dạng sinh học

Với chủ đề này chúng tôi đã đưa ra hệ thống các câu hỏi, bài tập sau nhằm phát huy năng lực ở người học như:

Bài 1:

a. Tìm hiểu sự đa dạng của động vật đới lạnh, động vật đới nóng ( hình ảnh, phim minh họa )

b. Nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học của các loài động vật này? Phân tích nguyên nhân vì sao những loài động vật này suy giảm số lượng

Bài 2:

a. Đa dạng của động vật nhiệt đới gió mùa ( hình ảnh, phim minh họa )

b. Địa phương em có những loài động vật nào? Thực trạng của các loài động vật đó hiện nay ( Số lượng loài, mức độ tuyệt chủng … )

Bài 3:

a. Lợi ích của đa dạng sinh học nói chung và với địa phương Phú Lý nói riêng.

b. Nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học ở địa phương và biện pháp bảo vệ chúng.

Bài 4:

a. Thế nào là đấu tranh sinh học? Các biện pháp đấu tranh sinh học. Cho ví dụ về việc vận dụng đấu tranh sinh học ở địa phương em.

Bài 5:

a. Đa dạng sinh học là gì?

b. Lấy VD một số loài động vật sống ở vùng đới lạnh, hoang mạc đới nóng?

c. Vì sao số loài ĐV ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng.

Bài 6: Dựa vào các hình ảnh sau để trả lời:

* Đới lạnh

* Đới nóng

a. Nêu những ảnh hưởng của môi trường đới đặc điểm cấu tạo và tập tính của động vật?

b. Giải thích được vai trò các đặc điểm và tập tính của ĐV để thích nghi với môi trường?

Bài 7: Đây là hình ảnh các loài rắn cùng sống trong 1 vùng

Rắn cạp nong Rắn hổ mang Rắn săn chuột

Rắn giun Rắn nước Rắn ráo

a. Vì sao các loài rắn trên có thể cùng chung sống cùng nhau mà không hề cạnh tranh với nhau?

b. Tại sao số lượng loài rắn phân bố ở một nơi lại có thể tăng cao được như vậy?

Bài 8:

a. Đa dạng sinh học đem lại những lợi ích gì?

b. Tài nguyên động vật có vài trò như thế nào đối với sự phát triển của đất nước?

Bài 9: Dựa vào các hình ảnh sau để trả lời các câu hỏi

a. Nêu các nguy cơ làm suy giảm sự đa dạng sinh học?

b. Hãy đề xuất các biện pháp cần thiết để duy trì đa dạng sinh học?1

Một phần của tài liệu skkn vận DỤNG câu hỏi, bài tập rèn NĂNG lực tư DUY CHO học SINH TRONG dạy học SINH 7 (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w