IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
1. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
1.6 Phân tích kết quả thực nghiệm về việc rèn luyện năng lực tư duy qua bài kiểm tra
- Tiến hành đánh giá kết quả bài báo cáo của học sinh ở chủ đề 1 và chủ đề 2.
- Lập bảng so sánh tỉ lệ học sinh đã đạt và chưa đạt ở lần kiểm tra 1 (thực nghiệm thời gian ngắn) và lần kiểm tra 2 (thực nghiệm thời gian dài hơn) với nhau.
- Lập bảng so sánh tỉ lệ học sinh đã đạt và chưa đạt ở chủ đề 1 và chủ đề 2.
1.6 Phân tích kết quả thực nghiệm về việc rèn luyện năng lực tư duy qua bài kiểm tra:
Do thời lượng bài kiểm tra hạn hẹp, thời gian thực nghiệm chưa nhiều và trong đề kiểm tra ngoài các câu hỏi nhằm kiểm tra năng lực học sinh còn có các câu hỏi dạng biết nên chúng tôi chỉ khảo sát ở học sinh hai năng lực tư duy là năng lực phân tích - tổng hợp và năng lực so sánh.
1.6.1 Kết quả rèn luyện năng lực phân tích – tổng hợp qua bài kiểm tra:
Bảng 4.1: Bảng tổng hợp mức độ về các tiêu chí của năng lực phân tích - tổng hợp
Lần kiểm
tra Số bài Mức độ đạt được (%)
Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4
Lần 1 40 37.5 42.5 10.0 10.0
Lần 2 40 20.0 30.0 25.0 25.0
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ biểu diễn các mức độ về năng lực phân tích - tổng hợp qua thời gian giảng dạy
Thông qua bảng 3.1 và được thể hiện ở biểu đồ 3.1 chúng tôi nhận thấy:
Qua thời gian giảng dạy, áp dụng các biện pháp nhằm phát huy năng lực tư duy ở học sinh các em đã có sự tiến bộ, năng lực phân tích – tổng hợp ngày càng được củng cố và tăng cường. Kết quả chưa thực sự cao cho thấy việc rèn luyện năng lực tư duy phải được tiến hành liên tục và đồng bộ qua tất cả các môn học.
Bảng 4.2: Bảng tổng hợp mức độ của từng tiêu chí của năng lực phân tích - tổng hợp
Tiêu chí Số lần kiểm Mức độ đạt được(%)
tra Mức độ C Mức độ B Mức độ A
1 1 30 45 25
2 2.5 62.5 35
2 1 27.5 42.5 30
2 17.5 47.5 35
3 1 52.5 37.5 10
2 12.5 70 17.5
4 1 32.5 40 27.5
2 22.5 45 32.5
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt được tiêu chí 1 của năng lực phân tích - tổng hợp ở lần 1 và lần 2 thực nghiệm
Biểu đồ 4.3: Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt được tiêu chí 2 của năng lực phân tích - tổng hợp ở lần 1 và lần 2 thực nghiệm
Biểu đồ 4.4: Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt được tiêu chí 3 của năng lực phân tích - tổng hợp ở lần 1 và lần 2 thực nghiệm
Biểu đồ 4.5: Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt được tiêu chí 4 của năng lực phân tích - tổng hợp ở lần 1 và lần 2 thực nghiệm
Thông qua bảng 4.2 và các biểu đồ 4.2, 4.3, 4.4, 4.5 chúng tôi nhận thấy:
- Đối với mức độ C, ở giai đoạn mới thực nghiệm thì số HS không thực hiện được các tiêu chí của năng lực phân tích - tổng hợp khá cao từ tiêu chí 1 đến tiêu chí 4, đặc biệt là ở tiêu chí 3 là rất cao (52.5%). Điều này chứng tỏ tỉ lệ HS thực hiện được các tiêu chí của năng lực phân tích - tổng hợp là rất thấp. Sau khi thực nghiệm một thời gian, số HS thực hiện được các tiêu chí của việc rèn luyện kỹ năng phân tích - tổng hợp ở mức độ này tăng lên một cách rõ rệt có khi lên đến (97.5%) ở tiêu chí 1.
- Đối với mức độ B, tỉ lệ HS thực hiện được các tiêu chí của kỹ năng phân tích - tổng hợp nhưng còn thiếu hoặc chưa hoàn chỉnh còn khá cao. Điều này thể hiện rõ khi mới thực nghiệm và sau khi thực nghiệm một thời gian. Việc rèn luyện năng lực tư duy đòi hỏi một thời gian dài và xuyên suốt thì mới tạo nên sự thay đổi ở người học.
- Đối với mức độ A, mặc dù tỉ lệ HS thực hiện được mức độ này qua các tiêu chí còn thấp (10% – 35%) nhưng đối chiếu giữa hai giai đoạn mới TN và sau TN một thời gian chúng tôi thấy tỉ lệ tăng dần qua các tiêu chí chứng tỏ tính hiệu quả của các biện pháp sử dụng để rèn luyện.
Tóm lại, HS có kiến thức cơ bản nhưng khả năng vận dụng kiến thức của các em chưa tốt trong việc tìm ra vấn đề cũng như giải quyết vấn đề. Sau khi được rèn luyện về phát triển năng lực phân tích - tổng hợp thông qua các biện pháp thì mức độ C giảm đi rõ rệt, còn mức độ B và mức độ A tăng lên một cách đáng kể.
Điều này chứng tỏ việc sử dụng quy trình và các biện pháp rèn luyện năng lực phân tích - tổng hợp như trong đề tài đã đề xuất rất có ý nghĩa.
1.6.2. Kết quả rèn luyện năng lực so sánh
Bảng 4.3: Bảng tổng hợp mức độ về các tiêu chí của năng lực so sánh
Lần
kiểm tra Số bài
Mức độ đạt được (%)
Mức độ 1
Mức độ 2
Mức độ 3
Mức độ 4
Mức độ 5
Lần 1 40 30 20 22.5 15 12.5
Lần 2 40 12.5 17.5 37.5 17.5 15
Biểu đồ 4.6: Biểu đồ biểu diễn các mức độ về năng lực so sánh ở lần 1 và lần 2 thực nghiệm
Thông qua bảng 4.3 và được thể hiện ở biểu đồ 4.6 chúng tôi nhận thấy:
Ở giai đoạn thực nghiệm đầu, HS chủ yếu là đạt được mức độ 1, mức độ 2 của năng lực so sánh (50%). Mức độ đạt được của HS giảm dần từ mức độ 1 đến mức độ 5. Tỉ lệ HS đạt được mức độ 5 còn quá thấp (12.5%).
Ở giai đoạn thực nghiệm sau, tất cả các mức độ đều được nâng lên, điều này chứng tỏ tính khả thi và tính hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp rèn luyện, phát triển kỹ năng so sánh cho HS. Có đến 85.% HS đạt được mức độ 1, đây là bước tiền đề cơ bản nhất cần phải có khi thực hiện việc phát triển kỹ năng tư duy so sánh cho HS. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy, số HS đạt được mức độ 5 còn thấp (15%) chứng tỏ việc phát triển kỹ năng tư duy cho HS nói chung và kỹ năng so sánh nói riêng là rất khó, là cả một quá trình chứ không thể thực hiện tốt trong thời gian ngắn được.
Bảng 4.4: Bảng tổng hợp mức độ của từng tiêu chí của năng lực so sánh
Tiêu chí Số lần kiểm tra
Mức độ đạt được(%)
Mức độ C Mức độ B Mức độ A
1 1 22.5 37.5 40
2 10 45 45
2 1 15 62.5 22.5
2 12.5 67.5 20
3 1 35 40 25
2 22.5 50 27.5
4 1 42.5 35 22.5
2 27.5 52.5 20
5 1 65 27.5 7.5
2 47.5 40 12.5
Thông qua bảng 4.4 chúng tôi nhận thấy:
- Đối với mức độ C, ở giai đoạn thực nghiệm đầu thì số HS không thực hiện được các tiêu chí của năng lực so sánh tăng dần từ tiêu chí 1 đến tiêu chí 5, đặc biệt là ở tiêu chí 5 là rất cao (65%) chứng tỏ tỉ lệ HS thực hiện được các tiêu chí của năng lực so sánh là khá thấp ( 35%). Sau khi thực nghiệm một thời gian, số HS thực hiện được các tiêu chí của việc rèn luyện năng lực so sánh ở mức độ này tăng lên một cách rõ rệt từ (52.5%) lên đến (90%) ở tiêu chí 1.
- Đối với mức độ B, tỉ lệ HS thực hiện được các tiêu chí của năng lực so sánh nhưng còn thiếu hoặc chưa hoàn chỉnh tăng lên rõ rệt ở giai đoạn đầu và sau thực nghiệm. Ở giai đoạn thực nghiệm đầu, số HS đạt được mức độ này đối với tiêu chí 1 và tiêu chí 2 là (37.5% - 62.5%), đến tiêu chí 5 giảm xuống còn (27.5%).
Ở giai đoạn thực nghiệm sau, số HS đạt được ở mức độ này đã tăng hơn trước (45% - 67.5%) chứng tỏ việc sử dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng so sánh là có hiệu quả.
- Đối với mức độ A, mặc dù tỉ lệ HS thực hiện được mức độ này qua các tiêu chí còn thấp (7.5% – 45%) nhưng đối chiếu giữa hai giai đoạn TN đầu và TN sau thấy tỉ lệ tăng dần qua các tiêu chí chứng tỏ tính hiệu quả của các biện pháp sử dụng để rèn luyện.
Như vậy, sau khi được rèn luyện về phát triển năng lực so sánh thông qua các biện pháp thì mức độ C giảm đi rõ rệt, còn mức độ B và mức độ A đã có sự tăng lên tuy chưa nhiều. Điều này chứng tỏ việc sử dụng quy trình và các biện pháp rèn luyện kỹ năng so sánh như trong đề tài đã đề xuất rất có ý nghĩa.
- Ở giai đoạn thực nghiệm sau, bên cạnh cải thiện được các năng lực tư duy, HS còn phát triển được các kỹ năng nhận thức khác như năng lưc suy luận, năng lực tự học…. Các em biết cách lập luận, trình bày vấn đề logic hơn, ngắn gọn hơn nhưng đầy đủ, có nhiều cách giải hay hơn, sáng tạo hơn. Các em đã biết cách sắp xếp thông tin trong các phán đoán mới logic, phù hợp.
Tóm lại, việc sử dụng các biện pháp để rèn luyện và phát triển năng lực tư duy cho HS lớp 7 bước đầu đem lại hiệu quả, các năng lực tư duy của HS đã được cải thiện và nâng lên rõ rệt sau khi được rèn luyện. Với kết quả thu được đã khẳng định tính đúng đắn, hiệu quả, tính khả thi của các biện pháp rèn luyện năng lực tư duy của đề tài.