Phần III. Tính chất hóa học 1.Tính axit
5. Tính chất riêng của axit fomic
A. Lý thuyết.
Ngoài tính chất hóa học của axit cacboxylic, axit fomic, muối và este của nó còn có nhóm chức anđehit nên có tính chất hóa học của một anđehit:
phản ứng tráng gương, tác dụng với Cu(OH)2/NaOH, t0C tạo kết tủa đỏ gạch...
HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + 2H2O →t C0 (NH4)2CO3 + 2NH4NO3 + 2Ag↓
⇒ nHCOOH = Ag 1n 2
B. Bài tập có lời giải .
Câu 1: Để phân biệt HCOOH và CH3COOH người ta dùng:
A. Dung dịch NaOH. B. Na.
C. Dung dịch AgNO3/NH3. D. Quỳ tím.
Giải
HCOOH và CH3COOH là 2 axit cacboxylic nên đều tác dụng được với NaOH, tác dụng với Na giải phóng khí, làm quỳ tím hóa hồng. Chỉ có HCOOH có phản ứng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa còn CH3COOH không phản ứng.
Chọn C
Câu 2: Khi cho HCOOH lần lượt tác dụng với các chất: KOH, CuO, Mg, Cu, Na2CO3, Na2SO4, C2H5OH, AgNO3/NH3 thì số phản ứng xảy ra là
A. 5 B. 6 C. 7 D. 8
Giải
HCOOH là một axit hữu cơ nên tác dụng được với bazơ, oxit bazơ, kim loại đứng trước hiđro, muối của axit yếu hơn, ancol và còn có phản ứng tráng bạc. Do đó HCOOH tác dụng được với: KOH, CuO, Mg, Na2CO3, C2H5OH, AgNO3/NH3.
Chọn B Câu 3: Cho sơ đồ chuyển hóa:
X→+Cl as2/ Y →+NaOH t,0 Z +CuO t,0→ T AgNO NH3/ 3→ HCOONH4
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. CH4, CH3Cl, CH3OH, HCHO B. C2H6, C2H5Cl, C2H5OH, CH3CHO C. CH3Cl, CH3OH, HCHO, CH4
D. CH3Cl, CH2Cl2, HCHO, HCOONH4
Giải
Vì sản phẩm cuối cùng là HCOONH4 có 1 nguyên tử C nên hiđro cacbon ban đầu cũng có 1 nguyên tử C là CH4.
CH4 →+Cl as2/ CH3Cl →+NaOH t,0 CH3OH +CuO t,0→ HCHO AgNO NH3/ 3→ HCOONH4
Chọn A
Câu 4: Hỗn hợp Y gồm HCOOH và HCHO Cho m gam hỗn hợp Y tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được 1 mol Ag. Mặt khác, m gam hỗn hợp Y tác dụng với CaCO3
dư thu được 0,15 mol CO2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số mol H2 tối đa phản ứng với m gam hỗn hợp Y là:
A. 0,1 mol B. 0,32 mol C. 0,2 mol D. 0,4 mol Giải
Ta có: HCOOH → 2Ag; HCHO → 4Ag x 2x y 4y
⇒ 2x + 4y = 1 (1)
Vì 2 axit đơn chức nên: n2axit =2nCO2 =2.0,15 0,3 mol x y 0,3 2= ⇒ + = ( )
Giải hệ phương trình (1) và (2). Ta được : x = 0,1 ; y = 0,2 HCHO + H2
,0
Ni t C
→CH3OH
0,2 0,2 (mol) Chọn C
Câu 5:Trung hòa 8,2 gam hỗn hợp gồm axit fomic và một axit đơn chức X cần 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Nếu cho 8,2 gam hỗn hợp trên tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng thuđược 21,6 gam Ag. Tên gọi của X là
A. axit etanoic B. axit propanoic C. axit metacrylic D. axit acrylic
Giải Ta có:
HCOOH Ag
1 21,6
n n 0,1 mol
2 2.108
= = =
⇒ mHCOOH = 0,1.46 = 4,6 gam
⇒mX=8,2 – 4,6 = 3,6 gam
Vì 2 axit đơn chức nên: naxit = nNaOH =0,1.1,5=0,15 mol ⇒nX = 0,15 - 0,1 = 0,05 mol.
X
M 3, 6 72 gam
= 0,05 =
Trong các axit trên, chỉ có axit acrylic có M=72.
Chọn D.
C. Một số bài tập tự luyện.
Câu 1: Chất không tham gia phản ứng tráng bạc là
A. HCOOH. B. HCOONa. C. CH3CHO. D. CH3COOH Câu 2: Chọn phát biểu sai:
A. HCOOH là axit mạnh nhất trong dãy đồng đẳng của nó.
B. HCOOH có tham gia phản ứng tráng gương.
C. HCOOH không phản ứng được với Cu(OH)2/NaOH.
D. HCOOH có tính axit yếu hơn HCl.
Câu 3: Cho các chất sau: CH3CHO; HCOOH; CH3COOH, CH2=CHCHO. Số chất phản ứng được với AgNO3/NH3 là :
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 4: Trộn 20 gam dung dịch axit đơn chức X nồng độ 23% với 50 gam dung dịch axit đơn chức Y nồng độ 20,64% thu được dung dịch D. Để trung hoà D cần 200 ml
dung dịch NaOH 1,1M. Biết rằng D tham gia phản ứng tráng gương. Công thức của X và Y tương ứng là
A. HCOOH và C2H3COOH. B. C3H7COOH và HCOOH.
C. C4H9COOH và HCOOH. D. HCOOH và C3H5COOH.
Câu 5: Hỗn hợp X gồm 2 axit hữu cơ no, đơn chức. Trung hoà hết 6,7 gam X bằng dung dịch NaOH rồi cô cạn dung dịch thu được 8,9 gam muối khan. Còn khi cho 6,7 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được 10,8 gam Ag. Công thức của 2 axit là:
A. HCOOH và CH3COOH B. HCOOH và C3H7COOH C. HCOOH và C2H5COOH D. HCOOCH3 và CH3COOH
Câu 6: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng dư Ag2O trong dung dịch NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là
A. 43,2 gam. B. 10,8 gam. C. 64,8 gam. D. 21,6 gam.
Câu 7: Hỗn hợp Z gồm hai axit cacboxylic đơn chức X và Y (MX> MY) có tổng khối lượng là 8,2 gam. Cho Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 11,5 gam muối. Mặt khác, nếu cho Z tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Công thức và phần trăm khối lượng của X trong Z là
A. C2H3COOH và 43,90%. B. C3H5COOH và 54,88%.
C. C2H5COOH và 56,10%. D. HCOOH và 45,12%.
Câu 8: Hoà tan 24,0 gam hỗn hợp gồm hai axit cacboxilic vào nước thu được dung dịch M. Chia M thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1 tác dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 21,6 gam Ag.
- Phần 2 trung hoà hoàn toàn bởi 200 ml dung dịch NaOH 1M. Hai axit đó là:
A. Axit fomic và axit axetic B. Axit fomic và axit propionic D. Axit fomic và axit oxalic D. Axit fomic và axit acrylic
Đáp án bài tập tự luyện
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án D C C D B C A B