2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành trên 153 bệnh nhân được chẩn đoán THA, điều trị tại khoa Nội Tim Mạch Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Tất các các bệnh nhân tăng huyết áp.
- Bệnh nhân có hoặc chưa có tổn thương cơ quan đích: tim mạch, não, thận, mắt.
- Bệnh nhân có hoặc không có điều trị kèm theo các bệnh khác: tiêu hóa, hô hấp...
- Bệnh nhân có tiền sử sử dụng thuốc điều trị THA từ 01 tháng trở lên.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân bị câm, điếc.
- Bệnh nhân bị rối loạn tâm thần, hôn mê, mất ý thức, lú lẫn tuổi già…
- Bệnh nhân đang mắc các bệnh nặng hoặc cấp tính không có khả năng tiếp xúc trả lời phỏng vấn.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.3. Chẩn đoán tăng huyết áp
- Chẩn đoán là THA theo Hội THA Việt Nam 2013 [22]: THA nếu HATT bằng hoặc cao hơn 140 mmHg và/hoặc HATTr bằng hoặc cao hơn 90 mmHg.
- Phân độ tăng huyết áp:
Bảng 2.1. Phân độ THA theo WHO/ISH 2004 và Hội THA Việt Nam 2013 [22], [45]
Phân độ HA và mức độ THA HATT (mmHg) HATTr (mmHg)
Tối ưu < 120 < 80
Bình thường < 130 < 85
Bình thường cao 130-139 85-89
THA độ 1 (nhẹ) 140-159 90-99
THA độ 2 (trung bình) 160-179 100-109
THA độ 3 (nặng) ≥ 180 ≥ 110
THA tâm thu đơn độc ≥ 140 < 90
Phân loại này dựa trên HA đo tại phòng khám, nếu HATT và HATTr không cùng không cùng một phân loại thì chọn mức HA cao hơn để xếp loại.
2.1.4. Thời gian nghiên cứu: từ ngày 30/07/2015 đến ngày 15/05/2016.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiến hành theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.1. Phương tiện nghiên cứu - Phiếu điều tra.
- Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân.
- Sổ khám bệnh của bệnh nhân.
- Bút, giấy ghi chép.
- Máy đo HA đồng hồ (hiệu ALPK sản xuất từ Nhật).
- Ống nghe.
- Đồng hồ bấm giây.
2.2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu
Bước 1: Lập phiếu điều tra theo nội dung nghiên cứu của đề tài.
Bước 2: Thu thập số liệu dựa vào phiếu điều tra, hồ sơ bệnh án, sổ khám bệnh của bệnh nhân.
Bước 3: Xử lý số liệu và tiến hành viết báo cáo.
2.2.3. Nội dung nghiên cứu
2.2.3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân
- Tuổi. - Nghề nghiệp.
- Giới tính. - Trình độ học vấn.
- Địa dư. - Thời gian mắc bệnh THA 2.2.3.2. Kiến thức về bệnh THA và sử dụng thuốc điều trị THA
- Kiến thức về bệnh THA:
+ Trị số xác định THA.
+ Tính chất của bệnh THA.
+ Kiểm soát THA.
- Kiến thức về sử dụng thuốc điều trị THA:
+ Điều trị THA.
+ Cách uống thuốc.
+ Phối hợp sử dụng thuốc và thay đổi chế độ sinh hoạt.
2.2.3.3. Thực hành sử dụng thuốc điều trị THA - Cách uống thuốc.
- Sự tuân thủ dùng thuốc.
- Phối hợp sử dụng thuốc và thay đổi chế độ sinh hoạt.
- Những nguyên nhân khiến cho bệnh nhân kém tuân thủ dùng thuốc.
2.2.4. Quy ước điểm và phương pháp đánh giá
Cách tính điểm trong bộ câu hỏi phỏng vấn: trả lời được một ý đúng sẽ được điểm của ý đó theo quy ước, nếu không biết hoặc không trả lời là 0 điểm. Về quy ước điểm, chia theo câu trả lời đúng hay sai của ý đó trong việc sử dụng thuốc điều trị THA. Có hai giá trị chọn là “đúng” và “sai” tương ứng với +1 điểm và 0 điểm.
Phương pháp đánh giá: đánh giá về các phần kiến thức và thực hành dựa vào số câu trả lời đúng theo thang điểm có sẵn của từng phần, sau đó chia mức độ hiểu biết chung và thực hành chung về việc sử dụng thuốc điều trị THA thành 2 mức độ tốt ( 70% tổng số điểm), chưa tốt (< 70% tổng số điểm).
Thang điểm cụ thể của từng phần được chia theo quy ước như sau:
1. Kiến thức về sử dụng thuốc điều trị THA (tổng số điểm: 10 điểm):
- Biết trị số xác định THA: Có 1đ Không 0đ - THA là một bệnh nguy hiểm: Có 1đ Không 0đ - THA là một bệnh mạn tính: Có 1đ Không 0đ - Huyết áp có thể kiểm soát được: Có 1đ Không 0đ - Cách điều trị THA là:
Chỉ cần uống thuốc điều trị THA 0đ
Không cần uống thuốc chỉ cần thay đổi lối sống 0đ
Kết hợp uống thuốc và thay đổi lối sống 1đ
Không biết 0đ - Biết uống thuốc là điều quan trọng nhất để kiểm soát HA:
Có 1đ Không 0đ - Biết phải uống thuốc điều trị THA trong nhiều năm:
Có 1đ Không 0đ - Thời gian thích hợp trong ngày để uống thuốc điều trị THA:
Buổi sáng 1đ Buổi tối 1đ Tùy tiện 0đ - Biết việc theo dõi HA thường xuyên là điều rất quan trọng :
Có 1đ Không 0đ - Biết thay đổi chế độ sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát HA:
Có 1đ Không 0đ 2. Thực hành sử dụng thuốc điều trị THA (tổng số điểm:11 điểm):
- Uống thuốc điều trị THA:
Hằng ngày 1đ Khi có triệu chứng 0đ
- Đo huyết áp trước khi uống thuốc: Có 1đ Không 0đ - Theo dõi huyết áp tại nhà: Có 1đ Không 0đ - Kiểm tra huyết áp định kì tại cơ sở y tế: Có 1đ Không 0đ - Thỉnh thoảng quên uống thuốc: Có 0đ Không 1đ
- Tự ý giảm liều/ngưng thuốc bị tác dụng phụ: Có 0đ Không 1đ
- Quên không mang theo thuốc khi đi du dịch/ra khỏi nhà:
Có 0đ Không 1đ - Ngừng uống thuốc khi thấy hết triệu chứng của bệnh:
Có 0đ Không 1đ - Cảm thấy phiền khi phải tuân thủ phác đồ điều trị:
Có 0đ Không 1đ
- Gặp khó khăn để ghi nhớ lịch uống thuốc: Có 0đ Không 1đ - Kết hợp chế độ ăn uống luyện tập thích hợp khi uống thuốc điều trị THA:
Có 1đ Không 0đ - Bảng điểm đánh giá mức độ kiến thức, thực hành sử dụng thuốc điều trị THA của bệnh nhân:
Bảng 2.2. Bảng điểm đánh giá
Mức độ Tiêu chuẩn
Kiến thức Tốt 7-10 điểm
Chưa tốt < 7 điểm
Thực hành Tốt 8-11 điểm
Chưa tốt < 8 điểm
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Phân tích và xử lý số liệu bằng phương pháp Thống kê y học sử dụng phần mềm Excel và SPSS 16.
- Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê nếu p < 0,05.
2.4. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU
- Toàn thể đối tượng tham gia vào quá trình nghiên cứu với tinh thần tự nguyện, tất cả các đối tượng nghiên cứu sẽ được giải thích cụ thể về mục đích và nội dung nghiên cứu.
- Cấu trúc và nội dung câu hỏi không vi phạm y đức cũng như bất kỳ một chuẩn mực đạo đức nào của xã hội.
- Mọi thông tin của đối tượng nghiên cứu đều được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục tiêu nghiên cứu.
- Không có nghiệm pháp nào ảnh hưởng đến sức khỏe của đối tượng nghiên cứu.
Chương 3