Lí thuyết ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học

Một phần của tài liệu Các từ hô gọi trong Truyện Kiều của Nguyễn Du xét trên ba bình diện: kết học – nghĩa học – dụng học (Trang 30 - 40)

Nghiên cứu câu trên ba bình diện cú pháp, nghĩa học và dụng học, ra đời từ lí thuyết về tín hiệu học của nhà ngôn ngữ nổi tiếng thế giới Charles Sanders Peirce, ông là người đầu tiên phát minh ra lí thuyết trên và sau này được nhiều tác giả nghiên cứu và hoàn chỉnh, nhƣ Charles William Morris hay A.G. Smith. Theo

Charles William Morris: “Cú học nghiên cứu những quan hệ hình thức giữa các tín hiệu, nghĩa học nghiên cứu quan hệ tín hiệu với các sự vật mà tín hiệu có thể áp đặt được cho chúng và dụng học nghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu với người dùng”.

1.3.1. Kết h c

Kết học (syntax, syntaxe) là phương diện liên kết tín hiệu với tín hiệu trong một thông điệp. Tuy nhiên, trong một hệ thống tín hiệu, không phải các tín hiệu liên kết với nhau theo bất kì quy tắc nào cũng cho ra một thông diệp có thể lĩnh hội được. Ví dụ: Trong hệ thống đèn đường giao thông với ba tín hiệu “đỏ” (dừng lại),

“xanh” (đi), “vàng” (đi chậm) đƣợc tuân theo quy tắc kết hợp “đỏ” - “vàng” -

“xanh” - “vàng” - “đỏ” - “vàng” - “xanh”... là quy tắc cho phép. Nếu ba tín hiệu không tuân theo quy tắc trên mà kết hợp “đỏ” - “xanh” - “vàng” - “xanh” - “đỏ” -

“đỏ”... thì sự đi lại trên đường phố sẽ rối loạn và xảy ra tai nạn giao thông. Như thế, kết học là lĩnh vực của các quy tắc hình thức kết hợp tín hiệu thành một thông điệp (có thể là quy tắc tuyến tính hay quy tắc đồng thời tùy theo thể chất của từng hệ thống tín hiệu). Nói vắn tắt, kết học là lĩnh vực nghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu với tín hiệu trong thông điệp.

Trong ngôn ngữ học, tương ứng với kết học là lĩnh vực ngữ pháp, đặc biệt là cú pháp. Cú pháp là sự nghiên cứu các mối quan hệ giữa các hình thái ngôn ngữ, xem xét chúng đƣợc sắp xếp nhƣ thế nào trong chuỗi lời nói và những chuỗi này đƣợc coi là tổ chức tốt nhất. Diệp Quang Ban nhận xét: “Kết học là bộ môn nghiên cứu những mối quan hệ giữa các kí hiệu ngôn ngữ trong chuỗi lời nói và nói chung là trong trình tự trước sau về thời gian của chúng. Trong ngôn ngữ, các kí hiệu đó trước hết là các từ và sau đó là các câu.” [5; tr. 47]

Nguyễn Thị Lương cũng có quan điểm tương tự: “Bình diện ngữ pháp câu nghiên cứu các quy tắc, cách thức liên kết các từ thành cụm từ (gọi là cú pháp cụm từ) và thành câu, các kiểu câu (gọi là cú pháp câu).” [45; tr. 26]

Nghiên cứu dưới góc độ kết học, từ chủ yếu được xem xét ở nội dung: cấu tạo, khả năng kết hợp và chức vụ ngữ pháp. Nhƣ vậy, trên bình diện kết học, từ chủ yếu đƣợc xem xét nhƣ là một đối tƣợng ổn định, dựa trên một mô hình có sẵn. Vì vậy,

nghiên cứu các từ hô gọi trong Truyện Kiều dựa trên lí thuyết về kết học giúp chúng tôi góp phần làm rõ đặc điểm ngữ pháp các từ hô gọi về cấu tạo, khả năng kết hợp và chức vụ cú pháp, đó là những vấn đề được chúng tôi làm rõ ở chương hai của luận văn.

1.3.2. Nghĩ h c

Nghĩa học (semantics) là phương diện của những quan hệ giữa tín hiệu với hiện thực đƣợc nói tới trong thông điệp, nói đúng hơn là giữa tín hiệu với vật đƣợc quy chiếu trong thông điệp. Đây là lĩnh vực của chức năng miêu tả, của những thông tin miêu tả, thông tin sự vật. Không nên đồng nhất nghĩa học của tín hiệu học với nghĩa học thông thường. Nghĩa học của tín hiệu học chỉ bao gồm nội dung miêu tả, tức là nội dung có thể đánh giá theo tiêu chí đúng sai của logic.

Còn ngữ nghĩa học của ngôn ngữ học bao gồm tất cả nội dung tinh thần mà đơn vị ngôn ngữ có thể gợi ra ở người sử dụng. Như vậy, ngữ nghĩa học rộng hơn nghĩa học của tín hiệu học.

Bình diện ngữ nghĩa của từ gọi chung là ý nghĩa của từ và nghiên cứu nghĩa học chính là nghiên cứu về các mối quan hệ giữa các hình thái ngôn ngữ với thực thể trong thế giới, đó là bằng cách nào các từ gắn kết đúng đƣợc các sự vật. Vì vậy, khi phân tích nghĩa học cần thiết lập các mối quan hệ giữa những miêu tả bằng từ ngữ và các sự việc có trong thế giới để xem xét.

Diệp Quang Ban nhận định: “Nghĩa học là bộ môn nghiên cứu về ý nghĩa và ý nghĩa đƣợc hiểu là cái gì ở giữa các từ, các câu, với cái mà các từ, các câu này diễn tả; nghĩa học cũng là phần nghiên cứu mối quan hệ giữa các câu xét ở mặt âm thanh và các vật, việc, hiện tƣợng có liên quan mà các câu biểu hiện”. [5; tr. 51].

Nghĩa học còn đƣợc hiểu là bộ môn nghiên cứu ý nghĩa với tƣ cách là cái giữa các biểu thức ngôn ngữ và cái mà những biểu thức này miêu tả; việc nghiên cứu mối quan hệ giữa câu và các ý nghĩa mà câu biểu hiện.

Ngày nay, cách hiểu phổ biến về ý nghĩa của từ: “Ý nghĩa của từ là một cấu trúc gồm một số thành phần nhỏ hơn, mỗi thành phần trong cấu trúc ý nghĩa đó tương ứng với chức năng của từ”. Chẳng hạn, từ có chức năng gọi tên sự vật, hiện

tượng và tương ứng với chức năng biểu thị quan hệ của từ với các từ khác là thành phần ý nghĩa ngữ pháp của từ. Nhƣ vậy, có hai phạm trù ý nghĩa của từ là ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp. Mỗi phạm trù ý nghĩa lại bao gồm một số thành phần nhỏ hơn. Xét phạm trù ý nghĩa từ vựng có một số ý nghĩa sau:

- Ý nghĩa biểu vật: là thành phần ý nghĩa liên quan đến các sự vật, hiện tƣợng trong thực tế khách quan. Ý nghĩa biểu vật mang tính khái quát và đƣợc trừu tƣợng hóa khỏi những biểu hiện cụ thể của sự vật, hiện tƣợng. Sự khái quát của nghĩa biểu vật trở nên xác định khi từ được sử dụng. Khi sử dụng, nghĩa biểu vật của từ tương ứng với sự vật, hiện tượng, tính chất... cụ thể, xác định và sự tương ứng này gọi là sự chiếu vật hay sự hiện thực hóa nghĩa của từ trong sử dụng. Song, ngay cả khi sử dụng nghĩa của từ vẫn chứa những đặc điểm khái quát. Chính vì vậy để có đƣợc tính hình tượng, hình ảnh cho câu văn, từ ngữ trong văn chương, phải nêu được cái biểu hiện cụ thể, chi tiết của sự vật, hiện tƣợng, cũng nhƣ các hành động, tính chất đƣợc nói đến trong tác phẩm.

Rất phổ biến trong văn chương là hiện tượng sử dụng đa nghĩa, tức cách dùng một từ tương ứng nhiều nghĩa khác nhau.

Ví dụ: 1. “Đã cam chịu bạc với tình,

Chúa xuân để tội một mình cho hoa!” (1945 - 1946) 2. “Ho tàn mà lại thêm tươi,

Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa.” (3123 - 3124)

Hoa” vừa chỉ bộ phận của cây của cây có màu sắc xinh đẹp, thường có hương thơm và sinh quả. Khi sử dụng trong văn chương, ở ví dụ (1) đã mang nghĩa rộng chỉ người đàn bà đẹp, sắc đẹp. Nhưng từ “hoa tàn” chỉ người phụ nữ đã hết nhan sắc, trong trường hợp này hô gọi Kim Trọng chỉ đến Thúy Kiều.

3. “Khen cho những miệng dông dài,

B m ong lại đặt những lời nọ kia.” (1585 - 1586)

Bướm ong là những con vật hay hút nhụy hoa và bông hoa là tượng trưng cho người đàn bà, nên từ đặc điểm này dùng những từ “bướm ong” để ẩn dụ chỉ người con trai theo đuổi sắc đẹp.

- Ý nghĩa biểu niệm: là thành phần ý nghĩa liên quan đến ý niệm hay khái niệm của sự vật, hiện tƣợng. Nhƣng thành phần ý nghĩa này không trùng với khái niệm trong logic học vì đó là ý niệm hay khái niệm gắn liền với đặc điểm ngôn ngữ.

- Ý nghĩa dụng học: là thành phần ý nghĩa liên quan đến hoạt động của từ trong các tình huống giao tiếp. Cho nê, chúng ta phải dựa vào ngữ cảnh để xác định thành phần ý nghĩa này. Ý nghĩa này còn mang đặc điểm văn hóa của mỗi dân tộc.

Tiếng Việt là một ngôn ngữ không biến hình, nên ý nghĩa ngữ pháp của từ không đƣợc thể hiện trong nội bộ hình thức của từ mà chỉ có thể xác định đƣợc thông qua quan hệ của từ với những từ khác khi sử dụng. Ý nghĩa từ vựng là cơ sở để xác định ý nghĩa ngữ pháp cũng nhƣ chi phối hoạt động ngữ pháp trong cụm từ và trong câu. Mặt khác, ý nghĩa hoạt động ngữ pháp của từ lại là căn cứ để xác định ý nghĩa từ vựng.

Tóm lại, nghĩa của từ là một thể hợp nhất. Tất cả các thành phần hợp với nhau để tạo thành một giá trị biểu đạt nhất định. Đề tài của luận văn là nghiên cứu các từ hô gọi trong Truyện Kiều nên vấn đề xem xét nghĩa các từ hô gọi chỉ xét nghĩa từ điển, nét nghĩa ổn định của từ.

1.3.3. Dụng h c

1.3.3.1. Lí thuyết chung về dụng học

Dụng học là một bộ môn của ngôn ngữ học nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ trong mối quan hệ với các nhân tố giao tiếp. Tuy ra đời chƣa lâu song bộ môn khoa học này đã phát triển mạnh mẽ cả về lí thuyết, cả về những nghiên cứu cụ thể, khiến ngôn ngữ học không còn nằm trong hệ thống khép kín của cấu trúc luận nội tại mà đã đi vào thực tế đa dạng của đời sống ngôn ngữ. Quá trình nghiên cứu bộ môn này bắt đầu quan điểm Charles William Morris.

Charles William Morris là người đầu tiên đưa thuật ngữ “dụng học” để gọi tên cho một kí hiệu học vào cuối những năm 30 của thế kỉ XX. Ông cho rằng: “Dụng học nghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu với người lí giải chúng”. [15; tr. 11]

Dụng học với tƣ cách là một lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ học, hình thành sau kết học và nghĩa học, đó là vào những năm 60 đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

Dụng học đƣợc hiểu là bộ môn nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ trong mối quan hệ với ngữ cảnh xã hội, đặc biệt là những ý nghĩa của phát ngôn xuất hiện trong các tình huống.

Bàn về dụng học A.G. Smith nhận xét: “Dụng học nghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu với người dùng”. [15; tr. 11]

Thuật ngữ “người dùng” theo A.G. Smith trở nên phức tạp khi đặt trong hoạt động giao tiếp “người dùng” bao gồm “người phát” và “người nhận”, cả hai

“người” này quan hệ với nhau, thường xuyên tác động qua lại với nhau gắn trong một ngữ cảnh giao tiếp nhất định. Vì vậy, định nghĩa Smith trở nên không đầy đủ.

Mặt khác, chính Charles William Morris về sau nhận thấy rằng định nghĩa ban đầu của mình đã tách rời ba lĩnh vực kết học, nghĩa học và dụng học. Dường như, cho rằng dụng học tiền giả định kết học và nghĩa học, trong khi thực tế cho thấy kết học và nghĩa học đã có những yếu tố của dụng học. Vì vậy, sau này khi xem xét ngôn ngữ dưới góc độ tín hiệu học ông đã có định nghĩa ngôn ngữ khác và đó cũng được xem là định nghĩa mở đầu cho tư tưởng thống hợp ba lĩnh vực. Định nghĩa nhƣ sau: “Ngôn ngữ theo cách hiểu hoàn toàn tín hiệu học là mọi tập hợp liên chủ thể những tín hiệu mà cách sử dụng bị quyết định bởi các quy tắc kết học, nghĩa học, dụng học”. [15; tr. 11]

Trên cơ sở định nghĩa về ngôn ngữ của chính mình, sau này Charles William Morris đã đƣa ra định nghĩa mới về dụng học và đã khẳng định đúng đắn rằng có những quy tắc thuần túy ngữ dụng trong ngôn ngữ. Ông đƣa ra định nghĩa nhƣ sau:

“Dụng học là bộ môn của tín hiệu học nghiên cứu nguồn gốc cách dùng và tác dụng của tín hiệu trong khuôn khổ hành vi, nghĩa học nghiên cứu ý nghĩa của tín hiệu xét theo mọi góc độ của nó, kết học nghiên cứu sự tổ hợp các tín hiệu mà không quan tâm tới ý nghĩa riêng biệt hay quan hệ của chúng với hành vi trong đó chúng xuất hiện.” [16]

Từ các trào lưu nghiên cứu ở châu Mĩ, châu Âu, đã lan tỏa sang các châu lục khác và “Hiệp hội ngữ dụng học quốc tế” đƣợc thành lập năm 1985 với tên gọi I.

Pr. A (International Pragrmatics Asociation).

Một số Hội nghị quốc tế về dụng học đƣợc tổ chức nhƣ:

- Hội nghị Kobe (1923) - Hội nghị Ant Werp (1987) - Hội nghị Baccelone (1990)

Ở Việt Nam, các nhà ngôn ngữ đã bước đầu tìm hiểu và định nghĩa về ngữ dụng học, nhƣ Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân, Phạm Văn Thấu, Trần Thị Thìn...

tiêu biểu quan điểm Đỗ Hữu Châu về ngữ dụng học, ông cho rằng: “Ngữ dụng học là lĩnh vực nghiên cứu mới của ngôn ngữ học, nghiên cứu quan hệ giữa ngôn ngữ và các sản phẩm của ngôn ngữ với ngữ cảnh, đặc biệt với nhân vật, với hoàn cảnh giao tiếp và với các hoạt động giao tiếp thực sự của ngôn ngữ trong xã hội.”

Hiểu một cách đơn giản, dụng học là sự nghiên cứu về những mối liên hệ giữa các hình thái ngôn ngữ và người sử dụng các hình thái đó.

Nhƣ vậy, đối tƣợng nghiên cứu của dụng học rất rộng rãi và cũng rất phức tạp, đó là những gì còn lại sau khi đã nghiên cứu bình diện kết học và bình diện nghĩa học của ngôn ngữ.

Ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học tuy mỗi bình diện có hướng nghiên cứu riêng, nhƣng đều có mối liên hệ khăng khít về nội dung và hình thức, chúng tồn tại vì nhau và nhờ có nhau. Không thể hiểu thấu đáo bất kì một bình diện nào nếu không xem xét hay đặt trong tương quan với những bình diện kia. Vậy, ở bình diện dụng học xét ngôn ngữ trong mối quan hệ với người dùng chúng, tức là xét mặt chức năng xã hội của ngôn ngữ. Ở bình diện kết học, cho dù xem xét mối quan hệ nội tại của các yếu tố thuộc hệ thống hình thức biểu đạt thuần túy, nhƣng cũng thể không xem xét, không đặt trong mối quan hệ với mặt ngữ nghĩa. Ngƣợc lại, muốn xem xét nghĩa của một tín hiệu thì không thể không đặt trong một cấu trúc cụ thể. Vấn đề là lức này hay lúc khác giữa các mặt: cấu trúc, ý nghĩa hay chức năng, mặt nào đƣợc nhấn mạnh hơn mà thôi. Cho nên đứng trên quan điểm này mà phê phán quan điểm khác là phạm với logic hình thức.

1.3.3.2. Những khái niệm dụng học xung quanh vấn đề hô gọi a. Khái quát về chiếu vật

Thuật ngữ “chiếu vật” được dùng để chỉ phương tiện nhờ đó người nói phát ra một biểu thức ngôn ngữ, với biểu thức này người nói nghĩ rằng nó sẽ giúp cho người nghe suy ra một cách đúng đắn thực thể nào, đặc tính nào, quan hệ nào, sự kiện nào anh ta định nói đến. [15; tr. 61]

Sự chiếu vật là sự tương ứng của các yếu tố ngôn ngữ (của các tín hiệu) trong diễn ngôn với sự vật, hiện tƣợng đang đƣợc nói tới trong một ngữ cảnh nhất định.

Chiếu vật là dấu hiệu đầu tiên thể hiện quan hệ giữa các ngữ cảnh với diễn ngôn.

Giá trị đúng sai của một câu tùy thuộc vào sự chiếu vật của các từ tạo nên câu và sự chiếu vật của cả câu.

Nhƣ đã biết, các nhà logic học chú ý đến việc xác định tính đúng sai của các mệnh đề logic đƣợc diễn đạt bằng ngôn ngữ.

Ví dụ: 1. Con mèo màu xanh.

Các nhà logic không thể kết luận nội dung của câu nói trên đúng hay sai nếu không xác định đƣợc chúng qui chiếu với sự vật nào đang đƣợc nói tới trong hiện thực. Tuy vậy, mệnh đề “Con mèo màu xanh” sẽ sai nếu “mèo” qui chiếu với các sinh vật đƣợc gọi là “mèo”, nhƣng sẽ đúng nếu qui chiếu với các đồ chơi bằng nhựa dành cho trẻ em.

2. Tôi là vợ của Napoleon Bonarparte

Trong ví dụ trên, chỉ có thể kết luận là đúng hay sai tùy theo sự qui chiếu đại từ “tôi”. Bằng hành vi chiếu vật người nói đưa sự vật hiện tượng mình định nói tới vào diễn ngôn của mình bằng từ ngữ, bằng câu.

Kết cấu ngôn ngữ (từ, cụm từ, câu) đƣợc dùng để chiếu vật đƣợc gọi là biểu thức chiếu vật. Sự vật tương ứng với một biểu thức chiếu vật là nghĩa chiếu vật (nghĩa sở chỉ) của biểu thức đó.

b. Chỉ xuất

Chỉ xuất là phương thức chiếu vật bằng ngôn ngữ dựa trên hành động chỉ trỏ. Tất cả các ngôn ngữ đều có hệ thống từ chuyên chiếu vật theo phương thức chỉ xuất.

Một phần của tài liệu Các từ hô gọi trong Truyện Kiều của Nguyễn Du xét trên ba bình diện: kết học – nghĩa học – dụng học (Trang 30 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)