Truyện Kiều với hệ thống các nhân vật phong phú đại diện nhiều tầng lớp trong xã hội phong kiến bấy giờ, từ giới cầm quyền đến giới trung lưu, những người dân lành với nhiều cặp đối thoại trực tiếp giữa các nhân vật, đó là những đối thoại xoay quanh nhân vật Thúy Kiều, nhƣ: Thúy Kiều với Kim Trọng, Thúy Kiều với Thúc sinh, Thúy Kiều với em gái là Thúy Vân hay kể cả đối thoại giữa người cõi trần gian với người cõi âm là đối thoại giữa Đạm Tiên và Thúy Kiều hay ngược lại... Ngoài ra, còn là đối thoại qua lại của nhiều nhân vật với nhau, nhƣ: Thúc sinh và Vương ông, vợ chồng Hoạn thư, hay giữa hai em Thúy Kiều là Vương Quan và Thúy Vân... Vì vậy, các từ hô gọi hướng đến người nghe cũng được sử dụng nhiều và diễn đạt qua nhiều phương tiện hô gọi khác nhau.
Theo quan điểm Diệp Quang Ban [5] phân chia phương tiện hô gọi theo nhân xƣng từ đích thực và các lớp từ hô gọi (danh từ và một số từ và tổ hợp từ khác).
Chúng tôi, khảo sát đề tài phân chia phương tiện hô gọi trong Truyện Kiều diễn đạt qua đại từ nhân xƣng (nhân xƣng đích thực), các lớp từ hô gọi và dùng biểu thức miêu tả. Các ngôi được tìm hiểu là ngôi thứ hai (hướng đến người nghe trực tiếp) không xét các từ hô gọi ngôi thứ ba (người được nói đến). Kết quả khảo sát trong Truyện Kiều có 71 từ và các cụm từ đƣợc dùng hô gọi với 121 lần sử dụng (xét cả ý nghĩa hiển ngôn và ý nghĩa hàm ẩn), được diễn đạt qua ba phương tiện hô gọi là dùng đại từ nhân xƣng có 7 lần xuất hiện (chiếm 6%), dùng lớp từ hô gọi có 36 lần xuất hiện (chiếm 30%) và dùng biểu thức miêu tả có 78 lần xuất hiện (chiếm 64%).
Trong đó, ở mỗi phương tiện dùng hô gọi trong Truyện Kiều không giống nhau về các từ và cụm từ để hô gọi. Dưới đây là bảng thống kê chi tiết các từ hô gọi trong Truyện Kiều:
Bảng 2.1. Các từ hô gọi trong Truyện Kiều
Stt Phương tiện hô gọi
Số lần xuất hiện
Stt Phương tiện hô gọi
Số lần xuất hiện
I TỪ N ÂN XƢN 7 38 Người yêu 1
1 Ai 3 39 Những giống bơ thờ 1
2 Đấy 1 40 Oan gia 1
3 Mày 1 41 Phường trốn chúa 1
4 Mình 1 42 Quân lộn chồng 1
5 Ngươi 1 43 Quân tử 1
BIỂU THỨ M ÊU Ả 78 44 Sắc nước hương trời 1
6 Bóng cây 1 44 Sông nước cát lầm 1
7 Bóng tùng quân 1 46 Thuyền quyên 1
8 Bướm ong 1 47 Trẻ (con trẻ) 1
9 Chàng 14 48 Tri âm 1
10 Con ong cái kiến 1 49 Tri kỉ 1
11 Cố nhân 1 LỚP TỪ Ô ỌI 36
12 Cỗi xuân 1 DANH TỪ ÂN C 24
13 Của phá gia 1 50 Cha 2
14 Đài gương 1 51 Chị 4
15 Đào non 1 52 Chồng 1
16 Gái tơ 1 53 Con 8
17 Hạc nội mây ngàn 1 54 Em 4
18 Hiếu tử 1 55 Em dâu 1
19 Hoa 6 56 Em ruột 1
20 Hoa tàn 1 57 Mẹ 1
21 Hoa thải hương thừa 1 58 Phu nhân 1
22 Hoa xuân đương nhị 1 59 Tiểu thư 1
23 Liễu bồ 1 DANH TỪ NGHỀ NGHIỆP 1
24 Lượng trên 2 60 Pháp sư 1
25 Má đào 1 ÊN ÊN 4
26 Màu hoa lê 1 61 Chàng Kim 1
27 Mấy gan 1 62 Con Hoa 1
28 Mấy mặt 1 63 Giác Duyên 1
29 Mấy tay 1 64 Hoa Nô 1
30 Mèo mả gà đồng 1 DANH TỪ CHUNG CHỨA
CHỈ TỪ HOẶ KÈM Ừ CẢM N
7
31 Một cây 1 65 Cành kia 1
32 Nàng 11 66 Chàng ôi 1
33 Người 6 67 Con kia 1
34 Người ăn gió nằm mưa 1 68 Con này 1
35 Người đong đưa 1 69 Con người ấy 1
36 Người hôm nay 1 70 Gã kia 1
37 Người lưu lạc 1 71 Mặt ấy 1
2.2. ác từ hô gọi trong Truyện Kiều trên bình diện kết học 2.2.1. Cấu tạo
Các từ hô gọi trong Truyện Kiều có thể đƣợc phân loại theo tiêu chí cấu tạo ngữ pháp là từ hoặc cụm từ. Bản chất ngữ pháp của các từ hô gọi này là từ loại đại từ (phương tiện dùng đại từ nhân xưng) và từ loại danh từ (các từ thuộc từ loại danh từ và các cụm từ đều là danh ngữ). Mặt khác, qua khảo sát thấy các từ hô gọi trong Truyện Kiều xuất hiện rải rác từ đầu đến cuối tác phẩm, đƣợc thể hiện cấu tạo theo bảng.
Bảng 2.2. Các từ hô gọi trong Truyện Kiều xét theo cấu tạo ngữ pháp
Cấu tạo Số lƣợng Số lần xuất hiện
Từ 33 (46%) 83 (69%)
Cụm từ 38 (54%) 38 (31%)
TỔNG 71 (100%) 121 (100%)
2.2.1.1. Các từ hô gọi trong Truyện Kiều có cấu tạo là từ
Các từ hô gọi trong Truyện Kiều có cấu tạo là từ, bao gồm cả từ đơn và từ ghép, từ thuần Việt và từ Hán - Việt: ai, đấy, mày, mình, chàng, chồng, con, mẹ, cha, chị, em dâu, Giác Duyên, Hoa Nô, cố nhân, liễu bồ, nàng, trẻ, hoa, ngươi, người, pháp sư, tri âm, tri kỉ, cỗi xuân, oan gia, thuyền quyên, quân tử, phu nhân...
số lƣợng gần bằng so với cụm từ, nhƣng các từ này đƣợc sử dụng với tần số rất cao, chiếm hơn một nửa số lần xuất hiện các từ hô gọi trong Truyện Kiều: 83/121 lần sử dụng. Điều này cho thấy vai trò đặc biệt của các từ dùng hô gọi có cấu tạo là từ trong tác phẩm, đƣợc sử dụng để hô gọi trực tiếp giữa các nhân vật.
Tất cả các từ thuộc từ loại đại từ (các từ hô gọi là đại từ nhân xƣng) và danh từ (các từ hô gọi thuộc lớp từ và biểu thức miêu tả), điều này là hiển nhiên vì các từ này hô gọi con người. Vì vậy, các từ hô gọi này sẽ có đặc điểm chung về ngữ pháp nhƣ đại từ và danh từ. Ngoài ra, các từ hô gọi có cấu tạo là từ có những đặc điểm riêng về ý nghĩa từ vựng và săc thái biểu cảm. Dễ nhận thấy là các từ Hán - Việt thường mang sắc thái biểu cảm trang trọng (cố nhân, quân tử, hiếu tử, oan gia,
thuyền quyên, phu nhân, pháp sư, tiểu thư, liễu bồ, tri âm, tri kỉ) trong khi các từ thuần Việt lại gợi ra cho người đọc một vẻ gì hết sức bình thường (em, em dâu, cha, mẹ, con, chồng, chị...).
Ví dụ: 1. Nàng rằng: “Thiên tải nhất thì,
C nhân đã dễ mấy khi bàn hoàn.” (2399 - 2400)
Lời Thúy Kiều hô gọi đến người cũ, người mình thân quen từ trước là Giác Duyên bằng từ Hán - Việt “cố nhân” tạo nên sắc thái trang trọng thể hiện sự tôn kính của người nói, phù hợp tư thế một phu nhân của nàng lúc bây giờ. Hay từ hô gọi “hiếu tử” đƣợc Hoạn thƣ gọi đến Thúc sinh:
Khen rằng: “Hiếu tử đã nên!
Tẩy trần, mượn chén giải phiền đêm thu.” (1833 - 1834)
Hô gọi từ Hán - Việt “hiếu tử” của Hoạn thƣ ám chỉ Thúc sinh thể hiện đƣợc sự tôn trọng của Hoạn thƣ đến chồng. Đó chỉ là vẻ bề ngoài Hoạn thƣ với chồng trước Thúy Kiều, đằng sau đó là cười hả hê cho nỗi ghen tuông thái quá được con người tinh ranh, quỷ quyệt như tiểu thư nhà họ Hoạn ẩn sâu trong cái cười hiểm độc của nàng.
2. Vân rằng: “Chị cũng nực cười,
Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa.” (105 - 106)
“Chị” là lời hô gọi của Thúy Vân với Thúy Kiều, đây là lời hô gọi bình thường theo mối quan hệ thân tộc trong gia đình, em gọi người con gái đẻ ra trước mình là chị, chứ không mang sắc thái trang trọng nhƣ từ Hán - Việt.
Một số từ khi hô gọi đã có sự chuyển nghĩa qua các biện pháp nghệ thuật nhƣ, ẩn dụ, hoán dụ để mục đích hướng đến vai người nghe (hoa, đài gương, cỗi xuân, lượng trên).
Ví dụ: 1. “L ợng trên quyết chẳng dứt tình,
Gió mưa âu hẳn tan tành nước non” (675 - 676)
Từ hô gọi “lượng trên” nghĩa là độ lượng của người trên, xét trong hoàn cảnh hô gọi là Thúy Kiều đang khuyên cha để nàng bán mình, cha đừng nên quá đau xót mà hãy sống tốt để làm trụ cột, che chở gia đình, thì từ hô gọi trên chỉ Vương ông.
2. “Tiện đây xin một hai điều,
Đài g ơng soi đến dấu béo cho chăng?” (329 - 330)
“Đài gương” là giá cao trên mặt chiếc gương lớn và hộp đựng đồ trang sức của người phụ nữ. Trong văn cổ, các tác giả thường mượn chữ “đài gương” để chỉ người phụ nữ. Ở đây, Kim Trọng đã dùng “đài gương” để chỉ Thúy Kiều.
Tuy nhiên, trong sử dụng các từ hô gọi có cấu tạo là từ, dù thuộc từ loại nào vẫn chỉ có thể định danh, chỉ trỏ đến sự vật chứ không miêu tả đặc tính của sự vật đó. Do vậy, trong việc giải quyết vấn đề các từ hô gọi trong Truyện Kiều chỉ bằng các từ thôi là chƣa đủ, không thể chuyển tải đƣợc hết, miêu tả đƣợc hết những con người được nói đến. Vậy nên, Nguyễn Du mới cầu đến những diễn đạt dài hơn,
“dày” hơn và “sâu” hơn, xét cả về “lƣợng” và “chất” đó là cụm từ - vừa có khả năng định danh, vừa có chức năng miêu tả, hạn định sự vật đƣợc quy chiếu trong phát ngôn nhân vật.
2.2.1.1. Các từ hô gọi trong Truyện Kiều có cấu tạo là cụm từ
Khi có cấu tạo là cụm từ, các từ hô gọi trong Truyện Kiều thường xuất hiện một lần trong tác phẩm, có thể phân loại thành các cụm từ khác nhau:
Bảng 2.3. Phân loại các từ hô gọi trong Truyện Kiều có cấu tạo là cụm từ
Loại cụm từ Số lƣợng Tỉ lệ (%)
Cụm từ cố định 4 11
Cụm từ tự do 34 89
TỔNG 38 100
- Cụm từ cố định: thường là các thành ngữ có kết cấu sóng đôi trong đó có hai danh từ (kết hợp với các từ khác) biểu thị hai sự vật tương ứng về nghĩa tạo thành một cặp, nhƣ: con ong cái kiến, hạc nội mây ngàn, mèo mả gà đồng... trong đó, có một thành ngữ đồng nghĩa thành ngữ tiếng Hán là thành ngữ “sắc nước hương trời”, đây là thành ngữ thuần Việt nhƣng đồng nghĩa với thành ngữ Hán - Việt “quốc sắc thiên hương” và cả hai đều chỉ đến sắc đẹp tuyệt trần của Thúy Kiều. Kiều đẹp đến mức một kẻ nhƣ Sở Khanh cũng phải thốt lên những lời hoa mĩ, để biểu lộ thái độ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của nàng.
Cụm từ cố định là tổ hợp chặt chẽ về cấu tạo, không thể tách các từ trong đó ra hoặc chêm xen vào đó một từ nào nữa, nó đƣợc dùng nguyên khối trong câu và có giá trị nhƣ một từ. Loại cụm từ cố định chiếm 11% trong tổng các từ hô gọi trong Truyện Kiều xét cấu tạo cụm từ.
- Cụm từ tự do: chủ yếu là các cụm từ chính phụ có danh từ làm thành tố trung tâm (cụm danh từ), còn những từ khác hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp làm thành tố phụ để bổ nghĩa cho từ trung tâm theo quan hệ cú pháp chính phụ, nhƣ: bóng cây, bóng tùng quân, bướm ong, hoa tàn, má đào, người đong đưa, người hôm nay, người lưu lạc, người yêu, màu hoa lê, sông nước cát lầm, hoa xuân đương nhị...
Cụm từ tự do có kết cấu lỏng, tức là chúng không có tính thành ngữ, có thể thêm, bớt các từ, tồn tại lâm thời khi nói chứ không có sẵn các khối trong ngôn ngữ. Loại cụm từ này chiếm 89% trong các từ hô gọi có cấu tạo cụm từ trong Truyện Kiều.
Nhìn vào sự chênh lệch giữa số lƣợng các cụm từ cố định (cái có sẵn trong từ vựng tiếng Việt) và số lƣợng các cụm từ tự do (cái không có sẵn, hoàn toàn của tác giả sáng tạo nên), ta lại có thêm một bằng chứng về tài năng sáng tạo của Nguyễn Du trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ nghệ thuật. Không những thế ngay cả khi sử dụng những tinh túy ngôn ngữ của cha ông chắt lọc từ bao đời nay thể hiện qua các thành ngữ, Nguyễn Du cũng không hoàn toàn giữ nguyên cấu trúc của chúng, trái lại ông thường xuyên vận dụng một cách sáng tạo bằng cách thêm trước thành ngữ một danh từ chung và đổi thành tố (ăn gió nằm sương - người ăn gió nằm mưa), thêm bớt và tách xen từ các thành ngữ (hoa thải hương thừa - hương thừa phấn thải, phường trốn chúa và quân lộn chồng - trốn chúa lộn chồng, gái tơ - gái tơ ngứa nghề)... tạo cho lời thơ, nhịp điệu câu thơ vừa đƣợm không khí dân tộc, dân gian mà vẫn mang nét đặc trƣng phong cách nghệ thuật Nguyễn Du, cái tài tình của nhà thơ mà không ít người tốn giấy mực nghiên cứu. Ở đây, chúng tôi chỉ muốn khẳng định, khi dùng các cụm từ cố định để hô gọi trong Truyện Kiều, dù vô tình hay hữu ý, nguyễn Du đã đƣa vào đó những giá trị văn hóa dân tộc trong hô gọi nhân vật cụ thể, rõ nét hơn.
Xét các cụm từ tự do để hô gọi trong Truyện Kiều, dễ nhận thấy các thành tố chính đều do một số danh từ chủ yếu đảm nhiệm (gọi là các danh từ trung tâm) và lặp đi lặp lại trong nhiều cụm danh từ khác nhau, với các thành tố phụ khác nhau.
Các danh từ trung tâm này có thể đƣợc xếp vào các tiểu nhóm, nhóm các từ hô gọi đảm nhiệm vai trò trung tâm trong cụm danh từ, gồm:
- Nhóm các danh từ chỉ sự vật đơn thể, nhƣ: bóng, của - người, đào, hoa, giống, màu, má, người, gan, mặt, tay, cây, phường, quân, gái, con, chàng, cành, gã, con người... Các từ hô gọi thuộc nhóm các danh từ chỉ sự vật đơn thể, hầu hết biểu thị cá thể là nhân vật nữ hay biểu trưng cho vẻ đẹp và sự yếu đuối của người phụ nữ, ở đây chủ yếu là nói về Thúy Kiều.
Ví dụ: 1. “Cớ sao trằn trọc canh khuya,
Màu hoa lê hãy dầm dề giọt mưa.” (225 - 226)
“Màu” làm thành tố trung tâm trong cụm danh từ “màu hoa lê” chỉ người đẹp.
Trong câu thơ, cụm từ hô gọi hướng đến Thúy Kiều qua hành động hỏi của cha mẹ đối với nàng, không hiểu vì sao con lại thao thức, khóc lóc, sụt sùi trong đêm và hô gọi thể hiện thái độ chân thành cha mẹ đối với con trong gia đình.
2. “Xót ng i lưu lạc bấy lâu,
Tưởng thề thốt nặng cũng đau đớn nhiều.” (3167 - 3168)
Biểu thức miêu tả “người lưu lạc” bắt đầu danh từ trung tâm “người” chỉ đến người trôi giạt nơi xứ người, không biết sống chết thế nào. Đây là hình ảnh về Thúy Kiều, mười năm lưu lạc xa gia đình, người thân.
Ngoài ra, các danh từ chỉ sự vật đơn thể còn biểu trưng cho người đàn ông (gã, người, con người, chàng, bóng, cây ). Những hô gọi có danh từ chỉ sự vật đơn thể biểu trưng cho nam giới, thể hiện nhiều hướng trái ngược nhau, đó có thể là những người đàn ông chung chung, cũng có thể chỉ những người trượng phu có thể che chở cho người phụ nữ yếu đuối, người thân yêu của mình, nhưng cũng có thể đó là những con người không ra gì, chỉ biết nghĩ đến mục đích, lợi ích riêng cho mình.
Ví dụ: 1. Nàng rằng: “Chút phận ngây thơ,
Cũng may dây cát được nhờ bóng cây.” (2279 - 2280)
Trong thời gian dài chờ đợi Từ Hải đang nơi chiến trường, lúc nào Kiều cũng luôn đặt niềm tin vào Từ Hải, niềm tin của nàng đã không sai người. Ngày Từ Hải giành chiến thắng, lập một triều đình riêng cho mình đã phái quân đến đón Kiều, với đầy đủ nghi trƣợng giành cho một bà hoàng hậu. Từ Hải không phải chỉ quý trọng tài sắc của Kiều, mà còn rất thông cảm những nỗi gian truân, khổ nhục của Kiều. Vì vậy, khi Thúy Kiều nói về Từ Hải, nàng luôn xem trọng công ơn đó với nàng, nên cụm từ “bóng cây” Thúy Kiều chỉ người trên (Từ Hải) che chở người dưới như nàng.
2. Ra tuồng trên Bộc trong dâu,
“Thì con ng i ấy ai cầu làm chi!” (507 - 508)
Danh từ trung tâm “con người” làm thành tố chính trong cụm từ hô gọi “con người ấy” được Thúy Kiều hô gọi với thái độ coi khinh những người đàn ông thói dâm ô. Thái độ của Thúy Kiều qua lời hô gọi cũng phần nào thể hiện quan niệm sống của nàng, một cô gái sống trong xã hội chịu sự nghiêm ngặt của lễ giáo phong kiến. Thúy Kiều có thể lén lút cùng người yêu hò hẹn, thề thốt, uống rượu, ngâm thơ, gảy đàn nhƣng nàng không thoát khỏi quan niệm chữ “trinh” của lễ giáo phong kiến. Vì vậy, Thúy Kiều khi thấy người yêu (Kim Trọng) có vẻ “lả lơi” thì nàng đã dập tắt “lửa lòng”, làm dịu cơn sóng tình đang bộc phát trong chàng Kim bằng những lời lẽ đoan chính rằng: hai người đều là người có học, biết đạo nghĩa ở đời, quyết kết duyên vợ chồng trọn kiếp bên nhau, nên chuyện gối chăn hãy để khi cưới hỏi cùng nhau, chứ đừng như chuyện tình của cặp tình nhân Thôi, Trương chưa chi mà đã chiều nhau ân ái, khiến về sau họ phải chia lìa vì sự khinh rẻ bên trong.
- Nhóm các danh từ tổng hợp (sông nước, bướm ong) đƣợc sử dụng hạn chế trong Truyện Kiều. Các cụm danh từ có các danh từ thuộc nhóm này làm trung tâm chỉ thể hiện hai đối tƣợng trong tác phẩm, là chỉ Thúy Kiều và Thúc sinh.
Ví dụ: 1.“Tính rằng sông n át lầm,
Kiếp này, ai lại còn cầm gặp đây!” (3021 - 3022)
Hô gọi “sông nước cát lầm” dùng trong văn chương với nghĩa chung cát bị vùi dập ở sông nước được ẩn dụ chỉ người chết đuối. Trong ví dụ trên từ hô gọi được