1.2. Thực trạng đấu thầu thuốc tại Việt Nam
1.2.3 Thực trạng đấu thầu thuốc tại Việt Nam
Trong thời gian vừa qua đã có một số nghiên cứu tập trung vào vấn đề đấu thầu thuốc tại một số địa phương trên cả nước. Từ kết quả của những nghiên cứu này ta có thế đƣa ra một số nhận xét nhƣ sau về thực trạng đấu thấu thuốc tại Việt Nam trong những năm gần đây.
Đa số các nghiên cứu đều đánh giá cao hình thức đấu thầu tập trung, bởi các ƣu điểm nổi trội của nó so với các hình thức đấu thầu khác:
+ Các loại thuốc hiếm, hàng đặc trị nếu tổ chức đấu thầu tập trung thì có thể tránh đƣợc hiện tƣợng nhà cung cấp từ chối tham gia đấu thầu do số lƣợng cung cấp cho từng bệnh viện quá ít.
+ Dễ dàng trong công tác quản lý đấu thầu và kiểm soát giá thuốc, hạn chế chênh lệch giữa giá thuốc đấu thầu và giá thị trường, thống nhất giá trúng thầu của cùng một mặt hàng trên toàn tỉnh.
18
+ Tập trung đƣợc chất xám của liên ngành do việc tuyển chọn những đại diện tiêu biểu của các bên trong tổ chức đấu thầu.
+ Dễ kiểm soát, quản lý về giá, chúng loại thuốc, giảm thời gian thẩm định danh mục thuốc và phê duyệt kết quả đấu thầu do vậy tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
+ Đấu thầu công khai, minh bạch, có sự giám sát chặt chẽ của các bên tham gia, đảm bảo kết quả lựa chọn nhà thầu chính xác, tin cậy, hạn chế tiêu cực.
+ Tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh với sự tham gia của số đông đơn vị cung ứng, giúp lựa chọn nhà cung cấp thuốc có chất lƣợng và hợp lý.
+ Giá thuốc thanh toán BHYT thống nhất giữa các cơ sở khám, chữa bệnh, thuận lợi cho công tác thanh toán chi phí thuốc BHYT.
+ Đối với các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh có địa bàn rộng, giao thông kém, việc lựa chọn hình thức đấu thầu thuốc tập trung có nhiều phù hợp đảm bảo việc cung ứng đủ thuốc cho các cơ sở khám chữa bệnh đáp ứng nhu cầu điều trị do có các điều khoản chặt chẽ với nhà cung ứng thuốc trúng thầu [13], [14].
Hiện nay, hình thức đấu thầu tập trung là hình thức đƣợc đa số các cơ sở y tế công lập lựa chọn thực hiện, đặc biệt là tại các sở y tế tại các địa phương. Bên cạnh các ƣu điểm nêu trên, hạn chế lớn nhất của đấu thầu cung ứng thuốc tập trung là việc tổ chức đấu thầu còn chậm, do Sở Y tế phải tập hợp nhu cầu mua thuốc của tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh để làm cơ sở xây dựng kế hoạch đấu thầu. Do vậy chỉ cần một số cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện chậm cũng gây ảnh hưởng đến tiến độ tổ chức đấu thầu. Một số tỉnh nhƣ Thanh Hóa, do địa bàn rất rộng nên giá thuốc trúng thầu của nhà cung ứng còn cao[12]. Một số tỉnh gặp nhiều khó khăn khi áp dụng hình thức này, đặc biệt là các tỉnh thuộc khu vực miền núi, biên giới do điều kiện địa lý, địa hình chia cắt hiểm trở, giao thông chƣa thuận tiện, nhân lực làm công tác đấu thầu còn hạn chế cả về số lƣợng và trình độ. Mặt khác, mặc dù trên địa bàn các tỉnh này cũng
19
có nhiều đơn vị cung ứng nhƣng chƣa có đơn vị nào đủ mạnh để có khả năng tập hợp đƣợc các đơn vị nhỏ lẻ thành một mối thống nhất. Ngoài ra đấu thầu tập trung còn đòi hỏi một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có khả năng lựa chọn những thuốc có chất lƣợng tốt với giá cả phù hợp.
Về kết quả của hoạt động đấu thầu, nhìn chung các cơ sở về cơ bản đều đáp ứng cho nhu cầu thuốc và điều trị tại địa phương [7]. Trong những năm gần đây, ở các tỉnh áp dụng hình thức đấu thầu tập trung có đến 77,5% số tỉnh đạt tỉ lệ thuốc trúng thầu so với thuốc mời thầu từ 80% trở lên[10]. Tại một số tỉnh, có hiện tƣợng thuốc có trong danh mục mời thầu nhƣng không có nhà thầu tham gia chiếm tỷ lệ cao (20%), nguyên nhân là do Danh mục thuốc mời thầu đƣợc tổng hợp từ đề xuất của các bệnh viện, nhiều thuốc chuyên khoa, thuốc có nhu cầu sử dụng thấp cũng đƣợc mời thầu nên dẫn đến số lƣợng thuốc mời thầu cao, trong khi đó các nhà thầu chủ yếu chỉ tham gia các mặt hàng có nhu cầu sử dụng lớn, dễ nhập, dễ cung ứng. Việc phân chia gói thầu theo nhóm các nước có cùng khu vực địa lý và mức độ phát triển kinh tế tương tự nhau nên thuốc trúng thầu tại các địa phương khá đa dạng, bao gồm đầy đủ các thuốc được sản xuất tại Châu Âu, Châu Á và Việt Nam. Theo thống kê,các mặt hàng thuốc nhập khẩu trúng thầu có nguồn gốc từ 63 quốc gia và vùng lãnh thổ, thuốc sản xuất tại Việt Nam chiếm 42,58% tổng số mặt hàng trúng thầu. Kết quả này khá phù hợp với số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, theo đó 50% trị giá thuốc tiêu dùng trong thị trường thuốc Việt Nam chủ yếu được nhập khẩu từ Pháp, Ấn độ, Hàn Quốc, Thụy Sỹ, Đức, Hoa Kỳ. Năm 2009, trị giá thuốc tân dƣợc nhập khẩu là 1.098 triệu USD [20]. Điều này tạo điều kiện cho các đơn vị khám chữa bệnh có nhiều cơ hội lựa chọn thuốc trong điều trị phù hợp với mô hình cũng nhƣ nguồn ngân sách của mình. Mặt khác, khi đấu thầu tập trung, số lƣợng nhà thầu tham gia đấu thầu tăng lên rất nhiều, việc này làm tăng tính cạnh tranh trong đấu thầu, giúp cho lựa chọn các thuốc đƣợc phong phú hơn, chất lƣợng hơn.
20
Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện hoạt động đấu thầu, các cơ sở cũng đã gặp một số khó khăn vướng mắc. Trong giai đoạn đầu mới thực hiện đấu thầu, các khó khăn thường gặp phải là
+ Các quy định về đấu thầu thuốc chỉ mới dừng lại ở việc hướng dẫn cách thức tổ chức thực hiện. Hầu hết các cơ sở y tế đều gặp lúng túng trong hoạt động triển khai đấu thầu thuốc.
+ Một số bệnh viện gặp khó khăn trong việc thống nhất với cơ quan Bảo hiểm xã hội về việc thanh toán tiền thuốc bảo hiểm y tế.
+ Tại một số bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, việc mua sắm thuốc chƣa thực sự thông qua đấu thầu mà đƣợc thực hiện qua hình thức chỉ định hoặc “bảo hộ độc quyền” cho công ty địa phương thực hiện, làm cho giá thuốc bị tăng cao, dẫn đến việc mua thuốc gặp nhiều khó khăn.
+ Phê duyệt kết quả đấu thầu chậm do quá trình đấu thầu mất nhiều thời gian.
+ Thiếu một số thuốc chuyên khoa, thuốc dùng cho bệnh đặc trị, các bệnh hiếm gặp [21].
Tới những năm gần đây, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn đấu thầu mua sắm thuốc đã tương đối hoàn thiện. Hầu hết các khó khăn trong công tác đấu thầu đã đƣợc cải thiện. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề vẫn còn tồn đọng, nhƣ khó khăn trong việc xây dựng danh mục đấu thầu. Việc xây dựng số lượng làm kế hoạch đấu thầu thường dựa vào số lượng sử dụng của năm trước và mô hình bệnh tật của địa phương do đó không thể chính xác mà chỉ mang tính tương đối trong khi đó nhu cầu sử dụng thuốc của các địa phương thay đổi theo thời gian, cơ cấu bệnh tật. Điều này dẫn đến việc chênh lệch lớn giữa kế hoạch và thực tế.
Giá thuốc cũng là một vấn đề cần đƣợc quan tâm. Một số nghiên cứu cho thấy dù tốc độ gia tăng giá đã đƣợc kiềm chế, nhƣng giá thuốc ở Việt Nam vẫn còn ở mức cao so với các nước trong khu vực và quốc tế [15]. Do nhiều nguyên
21
nhân nên xuất hiện tình trạng giá thuốc trúng thầu thậm chí còn cao hơn giá thuốc trên thị trường. Điều này tạo ra gánh nặng rất lớn về chi phí lên bệnh nhân và cơ sở khám chữa bệnh. Bên cạnh đó vấn đề hài hòa giữa chất lƣợng, hiệu quả và giá cả của thuốc trong quá trình xét thầu cũng là một vấn đề cần đƣợc chú ý.
Hiên nay, các hệ thống tiêu chuẩn của thuốc đƣợc quy định trong hồ sơ mời thầu đều là các tiêu chuẩn mang tính chất định tính và chỉ đánh giá đƣợc chất lƣợng thuốc, hiệu quả điều trị không có tiêu chí để xây dựng. Việc đánh giá hiệu quả điều trị trong quá trình xét thầu nói riêng và trong quá trình sử dụng thuốc nói chung là một yêu cầu thực sự khó khăn.
22