Sử dụng kiến thức văn học trong dạy học lịch sử

Một phần của tài liệu skkn một số KINH NGHIỆM về PHƯƠNG PHÁP dạy học LỊCH sử (Trang 26 - 29)

Chúng ta đều biết vai trò quan trọng của bộ môn Lịch sử trong việc hình thành và giáo dục nhân cách, đạo đức đối với học sinh nhưng kiến thức lịch sử lại thường khô khan, khó nhớ. Trong khi đó, văn học với những vần điệu cùng sự thi vị hóa lại dễ đi vào lòng người.

Thực ra, bộ môn lịch sử có quan hệ rất mật thiết với văn học. Văn học bắt nguồn từ cuộc sống, mà lịch sử chính là cuộc sống đã qua. Có rất nhiều tác phẩm văn học lấy cảm hứng từ lịch sử, ca ngợi những vị anh hùng, những chiến sĩ, người dân đã hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ tổ quốc hoặc ca ngợi những sự kiện trọng đại của đất nước…Như vậy, chính văn học cũng đã góp phần bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho học sinh và truyền tải kiến thức lịch sử một cách dễ nhớ, dễ thuộc.

Bởi vậy, qua thực tế giảng dạy, tôi rút ra một kinh nghiệm rằng: khi áp dụng kiến thức văn học vào việc giảng dạy Lịch sử sẽ gây hứng thú cho học sinh trong việc tiếp thu bài. Những tiết học có lồng ghép kiến thức văn học trở nên sinh động hẳn. Học sinh chăm chú lắng nghe và thể hiện sự hứng thú với bài học. Có nhiều học sinh sau tiết học đã tìm những đoạn trích dẫn ấy để chép vào sổ tay. Những tiết học như thế đã để lại trong lòng các em những ấn tượng lâu bền và chắc chắn những sự kiện trong bài học Lịch sử sẽ lưu lại trong ký ức các em sâu sắc hơn. Qua việc thử nghiệm hai cách dạy ở hai lớp cùng một tiết học: một lớp giảng dạy không vận dụng kiến thức thơ văn, một lớp có vận dụng kiến thức thơ văn vào trong tiết dạy, tôi thấy chất lượng hai tiết dạy hoàn toàn khác nhau, kể cả tâm lý, hứng thú của người dạy cũng hoàn toàn khác nhau.

Ví dụ, ở mục 3, phần II, bài 13, SGK Lịch sử 12: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM 1919 – 1925, khi trình bày về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, giáo viên có thể trích dẫn đoạn thơ đầu trong bài “Người đi tìm hình của nước” của Chế Lan Viên, một đoạn thơ thể hiện đầy xúc động và chân thật về quá trình Người ra đi tìm đường cứu nước:

“Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất

Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ

Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương

Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở

Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương

Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê

Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ

Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?

Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể

Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi Những đất tự do, những trời nô lệ

Những con đường cách mạng đang tìm đi Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước

Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa

Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây?

Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?

Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?

Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao?

Nụ cười sẽ ra sao?

Ơi, độc lập!

Xanh biết mấy là trời xanh Tổ quốc Khi tự do về chói ở trên đầu

Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt

Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc Sao vàng bay theo liềm búa công nông Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin

Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin”

Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc

"Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!"

Hình của Đảng lồng trong hình của Nước Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười”

Là một người con của dân tộc, chắc chắn không ai không xúc động, hoặc nghẹ ngào rơi lệ bởi những dòng thơ chất chứa nước mắt, vừa thương, vừa cảm động khâm phục tấm lòng người lãnh tụ. Chỉ có những dòng thơ như thế mới gây ấn tượng mạnh với học sinh, tạo nên cảm xúc dâng trào, chân thật và khiến các em khắc sâu những đóng góp to lớn của Người đối với dân tộc.

Hoặc khi trình bày về diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp (bài 20, SGK Lịch sử 12: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC 1953-1954), giáo viên có thể trích dẫn đoạn thơ sau trong bài “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” của Tố Hữu:

“Hoan hô chiến sĩ Điện Biên Chiến sĩ anh hùng

Đầu nung lửa sắt

Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt Máu trộn bùn non

Gan không núng Chí không mòn!

Những đồng chí thân chôn làm giá súng Đầu bịt lỗ châu mai

Băng mình qua núi thép gai Ào ào vũ bão,

Những đồng chí chèn lưng cứu pháo Nát thân, nhắm mắt, còn ôm...

Những bàn tay xẻ núi lăn bom

Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện Và những chị, những anh ngày đêm ra tiền tuyến

Mấy tầng mây gió lớn mưa to Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát Dù bom đạn xương tan, thịt nát

Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh...

Hỡi các chị, các anh

Trên chiến trường ngã xuống

Máu của anh chị, của chúng ta không uổng Sẽ xanh tươi đồng ruộng Việt Nam

Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng...”

Đoạn thơ trên có tác động rất lớn tới tư tưởng, tình cảm của học sinh, giúp các em hình dung được những tháng ngày gian khổ, quyết tâm và sự hi sinh của quân và dân

ta cho thắng lợi cuối cùng. Qua đó giáo dục lòng tự hào dân tộc, sự khâm phục và biết ơn thế hệ đi trước đã hi sinh cho các em có được ngày mai tươi sáng.

Nói tóm lại, thơ văn với ưu thế của nó: dễ thuộc, dễ đi vào lòng người,… sẽ là một thế mạnh trong việc hỗ trợ đắc lực cho việc truyền thụ kiến thức lịch sử. Thông qua đó góp phần giáo dục học sinh về tư tưởng, tình cảm. Có rất nhiều tác phẩm văn học có thể đưa ra để minh họa cho tác dụng của văn học đối với bài giảng lịch sử nhưng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này tôi chỉ xin trích dẫn ra những ví dụ tiêu biểu như trên. Tất nhiên, việc sử dụng kiến thức văn học trong tiết dạy cũng phải có phương pháp hợp lí nếu không sẽ dẫn tới “loãng” kiến thức hoặc xa rời bài giảng.

Bởi vậy, yêu cầu người giáo viên phải chọn lọc tư liệu để đưa vào tiết dạy sao cho có hiệu quả nhất, không nên sự dụng tràn lan kiến thức văn học trong một tiết dạy chỉ có 45 phút. Bên cạnh đó, những kiến thức văn học đưa vào cần tìm hiểu rõ ràng nguồn gốc, xuất xứ (tác giả, tác phẩm, nhà xuất bản…). Một vấn đề cần lưu ý khác là khi đọc thơ văn, giáo viên phải đọc diễn cảm, có hồn nếu không kiến thức đưa vào nhiều khi sẽ phản tác dụng vì giọng đọc của giáo viên khiến học sinh mất hứng thú.

Một phần của tài liệu skkn một số KINH NGHIỆM về PHƯƠNG PHÁP dạy học LỊCH sử (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w