GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Thuyet minh du an xay dung nha may che bien ca phe tai Gia Lai (Trang 21 - 24)

NGHỆ VÀ LỰA CHỌN CÔNG SUẤT CỦA DỰ ÁN

CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

4.1 TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ 4.1.1 Tác động đến môi trường

4.1.1.1 Trong giai đoạn xây dựng

Trong thời gian xây dựng, các ô nhiễm chủ yếu như sau:

• Ô nhiếm không khí:

Bụi sinh ra trong quá trình đào đất móng, vận chuyển, bốc dỡ vật liệu xây dựng và đổ đất bị gió cuốn vào không khí.

Bụi và khí SO2, NO2, CO từ các phượng tiện vận chuyển và thiết bị thi công.

Tiếng ồn, rung do phương tiện vận chuyển và các thiết bị thi công.

• Ô nhiếm nước: Đất, cát tại khu vực thi công bị nước mưa chảy tràn, dầu mỡ của các thiết bị thi công rơi vãi bị lẫn trong nước mưa chảy tràn.

• Ô nhiếm do chất thải rắn sinh hoạt của công nhân thi công.

4.1.1.2 Trong giai đoạn vận hành

Trong giai đoạn vận hành, có thể kể đến các loại ô nhiễm chính sau:

• Ô nhiếm không khí: Khí thải của lò đốt than, tro bụi.

• Ô nhiễm nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong nhà máy.

• Ô nhiễm chất thải rắn: Vỏ hạt và các tạp phẩm sau khi chế biến.

4.1.2 Các giải pháp xử lý hạn chế tác động xấu đến môi trường 4.1.2.1 Trong giai đoạn thi công

• Việc tổ chức thi công nhằm đảm bảo thi công nhanh gọn, các công việc kết hợp với nhau, không được chồng chéo gây gián đoạn cho việc thi công.

• Kết hợp giữa việc xây dựng các đường ống cấp nước, thoát nước và các rãnh cáp điện với việc xây dựng đường để tránh đào bới nhiều lần.

• Thời gian thi công bố trí hợp lý để giảm bớt mật độ phương tiện máy móc và công nhân thi công.

• Bố trí cấp điện, nước, thoát nước thi công đảm bảo và hợp lý.

• Tính toán các điều kiện ăn ở của công nhân thi công, các biện pháp vệ sinh nơi ăn ở của công nhân.

• Đảm bảo vệ sinh môi trường và các biện pháp an toàn cả ở khu vực thi công, khu vực tập kết nguyên vật liệu, tuyến vận chuyển và nơi ăn ở.

• Phun nước thường xuyên để dảm bảo độ ẩm của đất cát sử dụng trong xây dựng hạ tầng để hạn chế bụi bay theo gió.

• Sử dụng các loại phương tiện vận chuyển thi công hợp lý.

4.1.2.2 Trong giai đoạn vận hành

• Giảm thiểu ô nhiễm do khí thải: Bố trí lọc bụi và lọc hấp thụ SO2. Sử dụng các thiết bị lọc có sử dụng vôi, các thiết bị lọc túi để thu bụi.

• Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước: Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân trong nhà máy được xử lý qua bể tự hoại trước khi thải qua hệ thống thoát nước chung của nhà máy.

• Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn: Thu riêng vỏ cà phê và tro than, thu gom chất thải rắn thường xuyên hàng ngày và vận chuyển xử lý kịp thời.

4.2 NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU, LAO ĐỘNG VÀ MÁY MÓC THIẾT BỊ Để đảm bảo nguyên vật liệu, lao động, máy móc thiết bị xây dựng cung cấp kịp thời cho công trình, đáp ứng yêu cầu chất lượng và tiến độ, quá trình thi công dự án sẽ huy động tối đa năng lực của nhà thầu và tiến hành khai thác các nguồn vật tư nguyên liệu sẵn có.

Nguyên vật liệu:

• Đá phục vụ cho bê tông, sử dụng đá của các xí nghiệp sản xuất đá của địa phương.

• Cát xây dựng: Cát vàng dùng cho bê tông sử dụng cát vàng từ các nguồn thuộc khu vực lân cận đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đáp ứng được tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng theo thiết kế đưa ra và theo TCVN.

• Gạch xây: Sử dụng sản phẩm của các đơn vị sản xuất và cung ứng trong Tỉnh hoặc các khu vực lân cận.

• Xi măng: Sử dụng xi măng của nhà máy xi măng đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam.

• Tấm lợp: Tấm lợp kim loại màu, tấm nhựa lấy ánh sáng mua từ đơn vị trong nước.

• Thép xây dựng: Bao gồm thép tròn dùng cho kết cấu bê tông cốt thép và thép hình gia công chế tạo kết cấu thép mua trong nước.

Lao động:

Sử dụng các nguồn lực lao động địa phương.

Máy móc thiết bị:

Các phương tiện thiết bị, máy thi công như các cầu trục tháp, cầu trục di động, ô tô chuyên dụng vận chuyển bê tông tươi, máy bơm bê tông, cốp pha, giàn giáo. Nhà thầu thi công phải có đủ để đảm bảo thi công.

4.3 TỔNG TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN VÀ HÌNH THỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN 4.3.1 Tiến độ thực hiện

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Qúy III/2016

• Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy: 7/2016 – 8/2016

• Thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư: 9/2016

Giai đoạn thực hiện đầu tư: Qúy IV/2016 – Qúy IV/2017

• Khảo sát xây dựng: 10/2016

• Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán chi tiết: 11/2016 – 12/2016

• Thẩm tra, thẩm định và phê duyệt: 1/2017

• Lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu: 2/2017

• Thi công xây dựng: 3/2017 – 11/2017

• Lắp đặt thiết bị và chạy thử: 10/2017 – 12/2017 Kết thúc xây dựng, đưa dự án vào khai thác 1/2018

Chi phí và thời gian tiến độ được thể hiện rõ trong phụ lục 9.

4.3.2 Hình thức quản lý dự án

Tổng công ty cà phê Việt Nam thành lập ban quản lý dự án giúp Tổng công ty triển khai thực hiện dự án theo quyết định số 155 TCT-KHĐT/QĐ, ngày 18/6/2013 của HĐQT Tổng công ty.

Việc thực hiện dự án sẽ được tiến hành theo quy định của Luật xây dựng và Luật đấu thầu của Việt Nam

Một phần của tài liệu Thuyet minh du an xay dung nha may che bien ca phe tai Gia Lai (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w