THƯƠNG MẠI CỦA DỰ ÁN
B. Phân tích tài chính
I. Phân tích khả năng thanh toán:
1. Phân tích khả năng thanh toán
- Dựa vào bảng 5 thanh toán tài chính và bảng 8 cân đối thu chi ta thấy:
Trong suốt thời gian bắt đầu xây dựng đến hết thời gian cần phải hoàn trả vốn đầu tư (12 năm) thì trong 3 năm đầu tư (2003- 2005) dự án rất căng thẳng về tiền do dự án đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản, thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh ở năm 2006 và 2007 rất ít đồng thời phải đầu tư một lượng vốn lớn vào việc xây dựng dựng và dự án gặp phải khó khăn trong các năm đầu do số tiền đều bội chi. Tuy nhiên, trong các năm sau dự án tạo ra lợi nhuận lớn, thu nhập của dự án có
thể bù đắp được các chi phí phải trả và tạo ra lãi cho dự án. Vì vậy dự án có thể coi là chấp nhận được theo phương diện này.
II. Phân tích cơ cấu vốn:
Dựa vào bảng 1- Vốn đầu tư, ta có:
- Vốn tự có chiếm 50% tổng vốn đầu tư.
- Vốn vay ECA chiếm 50% tổng vốn đầu tư.
- Qua bảng này ta thấy, cơ cấu nguồn vốn của công ty là khá hợp lý trong điều kiện đầu. Tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở là bằng 1 nên ít ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh vì lãi vay phải trả không nhiều, ít ảnh hưởng tới tính chủ động về tài chính của công ty, đồng thời công ty cũng vẫn có thể lợi dụng được lá chắn thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
Kết luận :Với cơ cấu vốn trên thì dự án này có có thể chấp nhận được.
III. Phân tích đóng góp của dự án vào GDP quốc dân:
Qua số liệu tính toán trong bảng 6, tổng giá trị gia tăng quốc dân thuần túy trong suốt quá trình hoạt động của dự án đạt được là 2,449,470,709 (USD). Đây chính là khoản đóng góp của dự án vào nền kinh tế quốc dân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Có thể nói đây là dự án mang lại hiệu quả xã hội cao. Xét trên các phương diện trên thì dự án hoàn toàn được chấp nhận.
IV.Phân tích độ nhạy:
Với kết quả tính toán và phân tích các chỉ tiêu kinh tế thì ta có thể thấy dự án hoàn toàn có thể chấp nhận được. Nhưng để có thể đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhất để tránh những rủi ro sẽ gặp phải trong quá trình đầu tư cũng như hoạt động để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất thì ta tiến hành phân tích độ nhạy của dự án.
Trong dự án này, khi nhìn vào phần cơ sở dữ liệu thì ta có thể thấy là các nhân tố như vốn đầu tư vào dự án, thời gian xây dựng, các chính sách thuế và quy định về lãi suất là những nhân tố hầu như ít biến đổi và ta có thể coi chúng là những nhân tố ổn định. Các nhân tố như doanh thu, chi phí vận hành dự án là những nhân tố mà chịu tác động của nhiều nhân tố bên ngoài khác, khi những nhân tố này thay đổi thì
cũng làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế để phân tích dự án. Vì vậy, ta coi 2 nhân tố này là các biến số ảnh hưởng tới tính toán các chỉ tiêu kinh tế của dự án.
Khi ta tính toán ảnh hưởng của từng nhân tố thì các nhân tố khác coi như là cố định tới các chỉ tiêu đánh giá NPV (ĐVT: USD), IRR trong bảng sau :
Doanh thu
Tăng 5% 5 NPV 332,274,955 IRR 15.884%
Tăng10% 10 NPV 391,254,042 IRR 16.924%
Tăng15% 15 NPV 450,233,130 IRR 17.928%
Tăng 20% 20 NPV 509,212,218 IRR 18.901%
0 NPV 273,295,867 IRR 14.804%
giảm5% -5 NPV 214,316,779 IRR 13.675%
giảm 10% -10 NPV 155,337,691 IRR 12.491%
giản 15% -15 NPV 96,358,604 IRR 11.238%
giảm 20% -20 NPV 37,379,516 IRR 9.901%
Chi phí hoạt động
Tăng 5% 5 NPV 257,122,433 IRR 14.487%
Tăng10% 10 NPV 240,948,999 IRR 14.168%
Tăng15% 15 NPV 224,775,565 IRR 13.864%
Tăng 20% 20 NPV 208,602,131 IRR 13.521%
0 NPV 273,295,867 IRR 14.804%
giảm5% -5 NPV 289,469,301 IRR 15.117%
giảm 10% -10 NPV 305,642,735 IRR 15.428%
giản 15% -15 NPV 321,816,169 IRR 15.737%
giảm 20% -20 NPV 337,989,603 IRR 16.043%
Bảng tập hợp kết quả tính toán các chỉ tiêu NPV, IRR tương ứng với các trường hợp tốt nhất và xấu nhất của dự án :
Chỉ tiêu
Mức độ biến động dự kiến và kết quả tính các chỉ tiêu tương ứng
Doanh thu Tăng 20 %
NPV= 509,212,218USD IRR= 18.901%
Giảm 20 % NPV= 37,379,516 USD IRR= 9.901%
Chi phí vận hành
Tăng 20 % NPV=208,602,131 USD IRR= 13.521%
Giảm 20 % NPV= 337,989,603USD IRR= 16.043%
Qua kết quả tính toán ở bảng trên ta thấy doanh thu là nhân tố ảnh hưởng mạnh hơn so với chi phí vận hành đến các chỉ tiêu tính toán.
Giả sử các nhân tố này chỉ có thể biến động tới mức 10%, do đó ta chọn mức tăng giảm 10% làm các mức xảy ra các trường hợp tốt nhất và xấu nhất để phân tích độ nhạy của dự án.
Trường hợp tốt nhất Doanh thu tăng 10%
Chi phí giảm 10%
NPV = 423,600,911USD IRR = 17.51%
Truờng hợp mong đợi dự kiến
Không biến đổi NPV = 273,295,867USD IRR =14.804%
Trường hợp tồi nhất Doanh thu giảm 10%
Chi phí tăng 10%
NPV =122,990,824USD IRR =11.8 %
Như vậy : Xét về hiệu quả thương mại thì dự án có NPV > 0 và IRR >r trong tình huống mong đợi và ngay cả tình huống tồi tệ nhất. Ta kết luận rằng dự án mang lại hiệu quả kinh tế vốn đầu tư cho chủ đầu tư và dự án có hiệu quả thương mại.