L ỜI MỞ ĐẦU
3.4. Sơ bộ tính giá thành sản phẩm
Để áp dụng một sản phẩm từ thử nghiệm vào thực tế một sản phẩm nào đó
không hề đơn giản. Chúng ta phải xem sản phẩm của chúng ta nghiên cứu có phù hợp với các điều kiện thực tế đặt ra không. Có thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao
cho doanh nghiệp không, có phù hợp với dây chuyền sản xuất, phù hợp với người tiêu dùng hay không, …đó là yêu cầu của mọi sản phẩm nếu muốn áp dụng vào sản
xuất. Trong yêu cầu đó thì giá thành của sản phẩm cũng là một yếu tố rất quan
trọng. Sản phẩm sẽ hoàn thiện hơn nếu có giá thành hợp lí.
Việc tính giá thành sản phẩm là tính mọi chi phí trên dây truyền sản xuất, có định
mức lao động, công vận chuyển. Nhưng ở đây do thí nghiệm tiến hành thủ công trên quy mô phòng thí nghiệm, vì vậy giá thành sẽ không tính một số khoản sau:
Vận chuyển, điện nước, nhiên liệu
Trả lương cho công nhân, bảo hộ lao động, thuế …
Chỉ tính các chi phí:
Chi phí mua nguyên vật liệu chính phụ.
Chi phí tiêu hao nguyên vật liệu chính phụ
Nhưng trong quá trình chế biến đường đi của nguyên liệu hầu như là khép
kín, nguyên liệu thường ở dạng tinh chất, ít tạp chất, ít gia nhiệt, nên sự tiêu hao nguyên vật liệu là rất nhỏ, do đó ta có thể bỏ qua chi phí tiêu hao nguyên liệu chính
phụ vào tính giá thành sản phẩm. Vì thế việc tính giá thành sản phẩm bây giờ chỉ là tính chi phí mua nguyên vật liệu chính phụ.
Bảng 3.7.Chi phí nguyên liệu tính cho 1kg sản phẩm (10 hũ) sữa chua cà phê
STT Nguyên liệu Định mức trong 1kg Đơn giá (VNĐ) Thành tiền (VNĐ) 1 Sữa đặc 225g 19000 11250
2 Sữa tươi không đường 160ml 5500 4000
3 Cà phê 33g 9000 2970
4 Sữa chua giống 120g 5000 6000
5 Hũ 10 hũ 300 3000
5 Tổng 27220
Từ bảng tính sơ bộ chi phí cho 1kg sản phẩm thì cứ 1 hũ sữa chua cà phê có khối lượng 100g có giá khoảng 27220 đồng (đã bao gồm chi phí về bao bì). Với giá như trên ta thấy cũng hợp lí với người tiêu dùng và thị trường.
CHƯƠNG 4 :
KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT.