Phân tích thị trường kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu đồ án quản trị marketing : Phân tích việc thực hiện chiến lược sản phẩm ở công ty Unilever (Trang 20 - 25)

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

2.2. Phân tích thị trường kinh doanh của công ty

2.2.1. Các đối thủ cạnh tranh:

Unilever với thương hiệu đã được xây dựng có uy tín, đa dạng về các sản phẩm và với lợi thế về hệ thống phân phối rộng khắp và phát triển cực kì mạnh mẽ.tuy nhiên Unilever chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của Procter & Gamble, Nestlé.Tại thị trường Việt Nam, Unilever với chiến lược marketing mạnh mẽ, đa dạng và độc đáo đang lấn lướt so với các đối thủ.

Một số đối thủ cạnh tranh:

+ Procter & Gamble

+ Nestlé

+ Beiersdor

+ Nevea

Nhận xét: P&G là đối thủ đáng gờm của Unilever. P&G có các chủng loại sản phẩm dầu gội rất đa dạng cùng với nhiều chiến lược marketing, quảng cáo cũng như các chương trình khuyến mại, hệ thống phân phối sản phẩm,tư vấn khách hàng quy mô, nhiệt tình, P&G luôn bám sát Unilever còn các hãng khác bị bỏ khá xa.

Colgate - thương hiệu rất lâu đời trong lĩnh vực kem đánh răng là đối thủ cạnh tranh chính của Unilever với sản phầm kem đánh răng tại thị trường việt nam nhưng bị unilever bỏ khá xa.

Unilever có rất nhiều sản phẩm đa dạng đáp ứng nhiều phân khúc khách hàng: phân khúc hàng đắt tiền, phân khúc trung bình và bình dân, liên tục đưa ra thị trường những sản phẩm với tính năng mới, mẫu mã mới với nhiều kích cỡ phù hợp với người tiêu dung.Unilever đề ra mục tiêu giảm giá thành sản xuất nhằm đem lại mức giá cả hợp lý cho người tiêu dùng, nhắm tới cả khách hàng bình dân và vùng nông thôn.

2.2.2. Phân tích môi trường nội bộ của công ty:

2.2.2.1. Xây dựng ma trận SWOT

SWOT

ĐIỂM MẠNH:

S1: Tiềm lực tài chính vững mạnh

S2: Hoạt động Marketing tốt

S3:Môi trường doanh nghiệp mạnh, đội ngũ nhân viên trí thức và có tinh thần trách nhiệm vì mục tiêu chung của công ty, đặc biệt các quan hệ với công chúng rất được chú trọng tại công ty S4: Danh mục sản phẩm phong phú, giá cả phải chăng, chất lượng rất cao

S5: Mạng lưới phân phối rộng khắp, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

S7: Hoạt động nghiên cứu và phát triển thực hiện tốt

S8: Thiết bị và công nghệ hiện đại

ĐIỂM YẾU:

W1: cắt giảm ngân sách ít nhiều do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.Các vị trí chủ chốt trong công ty vẫn do người nước ngoài nắm giữ.

W2: Vẫn còn những công nghệ không áp dụng được tại Việt Nam do chi phí cao, vì vậy phải nhập khẩu từ nước ngoài nên tốn kém chi phí và không tận dụng được hết nguồn lao động dồi dào và có năng lực ở Việt Nam

W3: Giá cả một số mặt hàng của Unilever còn khá cao so với thu nhập của người Việt Nam, nhất là ở những vùng nông thôn.

CƠ HỘI: KẾT HỢP S-O KẾT HỢP W-O

O1: Chủ trương của các bộ ngành Việt Nam là cùng thống nhất xây dựng nền kinh tế Việt Nam theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; trong đó ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt từ các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia như Unilever để tăng ngân sách.

O2: Trong bối cảnh khủng bố, chiến tranh, dịch bệnh, v.v.. thời gian qua, nền chính trị Việt Nam được đánh giá là ổn định và được bầu chọn là một trong những điểm đến an toàn nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói riêng, và mang lại sự an tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài.

O3: Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ và phổ biến mô hình gia đình mở rộng, tạo nhiều cơ hội cho Unilever vì đây chính là khách hàng mục tiêu

O4: Việt Nam là một quốc gia tự do về tôn giáo nên việc phân phối, quảng cáo sản phẩm không phải chịu nhiều ràng buộc quá khắt khe như nhiều nước châu Á khác.

O5: Nguồn nhân lực dồi dào với trình độ ngày càng được nâng cao.

Phối hợp với nhà nước mở rộng các chiến lược đầu tư Tăng cường các hoạt động nghiên cứu và phát triển kỹ thuật hiện đại để cho ra đời sản phẩm chất lượng cao.Đáp ứng tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.

Củng cố, xây dựng và phát triển hệ thống thương hiệu mạnh mở rộng thị phần.

Tăng cường các chiến dịch quảng cáo quảng bá sản phẩm Mở rộng các chính sách thu hút tài năng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho công ty.

Tận dụng các chính sách ưu đãi của chính phủ đối công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Tận dụng thị trường là giới trẻ tung ra nhiều mẫu sản phẩm độc đáo, tăng thêm các chiến dịch khuyến mãi giảm giá sản phẩm để kích thích sức mua của khách hang.

RỦI RO:

T1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

KẾT HỢP S-T Mở rộng thêm các sản phẩm giá rẻ

KẾT HỢP W-T Đẩy mạnh quan hệ hợp tác vơi nhũng nhà cung cấp đê

còn thấp cho thấy khả năng tiêu thụ sản phẩm không cao

T2: Hệ thống viễn thông, thông tin liên lạc, cước điện thoại, bưu điện và Internet có mức giá thuộc hàng cao nhất thế giới.Việc đưa Internet vào kinh doanh còn hạn chế.

T3: Thị trường cạnh tranh khá cao với nhiều thương hiệu lâu đời ở Việt Nam

T4:Bộ luật thương mại còn nhiều bất lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, nhất là chính sách thuế quan và thuế suất cao đánh vào các mặt hàng được xem là “xa xỉ phẩm” mà Unilever đang kinh doanh như kem dưỡng da, sữa tắm

Tận dụng nguồn lực và thương hiệu của công ty trên thế giới để cạnh tranh, mở rộng thị trường, đầu tư khai thác quảng bá sản phẩm trên mạng internet.

chủ động hơn về nguồn nguyên liệu đầu vào

Trên cơ sở những điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức, công ty Unilever tận dụng những cơ hội và thời cơ để tung ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường đồng thời xây dựng 1 thương hiệu bền vững chiếm được lòng tin của khách hàng.

2.2.3. Môi trường nhân khẩu

Tổng dân số Việt Nam xấp xỉ 90 triệu dân: Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng với nhóm dân số thanh niên đông đảo nhất từ trước đến nay. Cụ thể, hiện đang có 62 triệu người đang trong độ tuổi lao động, chiếm 68,5% dân số. tỉ lệ nam giới ngày càng tang 112,2 bé trai/100 bé gái. Tỉ lệ dân số thành thị đang tăng

dần, 33,1% dân số Việt Nam sống tại khu vực thành thị và 66,9% tại các vùng nông thôn người dân quan tâm hơn tới bản thân và các sản phẩm chăm sóc bản thân

Đây là thuận lợi cho Uniliver phát triển các mặt hàng dầu gội cũng như kem đánh rang đặc biệt là các sản phẩm dành cho nam như dầu gội đầu clear-men.

2.2.4. Môi trường kinh tế

Cũng như hầu hết các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ khác, sự phát triển của ngành công nghiệp dược phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển chung của cả nền kinh tế. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam ghi nhận sự phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình ở mức 7%-8%/

năm.Cùng với sự mở rộng và phát triển đa dạng các ngành nghề, chất lượng cuộc sống của người dân cũng đang được cải thiện và nâng cao đãng kể.Sự gia tăng trong nhu cầu chăm sóc sức khỏe tạo ra nhiều cơ hội phát triển các sản phẩm chăm sóc bản thân.

2.2.5. Môi trường tự nhiên

Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gây bất lợi rất lớn trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân.Đồng thời có nhiều loại cây tự nhiên tác dụng rất tốt mà người dân ưa chuộng như bồ kết,hà thủ ô,bạc hà…các loại tinh chất từ các loại cây này có thể kết hợp với sản phẩm tạo sức hút với người tiêu dung.

2.2.6. Môi trường công nghệ

Hệ thống nghiên cứu khoa học kĩ thuật được quan tâm chú trọng phát triển.Đặc biệt là sự phát triển công nghệ thông tin và mạng lưới internet đang ngày càng nâng cao và phổ biến.Đây là vừa là thuận lợi cho doanh nghiệp dễ dàng quảng bá sản phẩm dễ dàng tới người tiêu dùng nhưng cũng là thách thức bởi sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác.

2.2.8. Môi trường luật pháp

Việt Nam có môi trường chính trị ổn định, chỉ có 1 Đảng duy nhất cầm quyền nên doanh nghiệp không phải thay đổi chiến lược nhiều.Hệ thống luật pháp Việt Nam chuyển biến phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế thế giới.Hàng rào phi thuế quan: thành phần hóa học nước xả vải được phép sử dụng, các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài hết sức thuận lợi cho việc đầu tư.

Một phần của tài liệu đồ án quản trị marketing : Phân tích việc thực hiện chiến lược sản phẩm ở công ty Unilever (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w