PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu Đồ án môn học Quản Trị Marketing Phân tích việc thực hiện chiến lược sản phẩm ở công ty PepsiCo (Trang 35 - 45)

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

2.2 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Ngay khi Việt Nam mở của thị trường, Pepsi đã ký hợp đồng “ xâm lược”. Lập tức, với thế lực hùng hậu của mình Pepsi đã thống lĩnh thị trường Việt từ Nam ra Bắc.

Với giá quá rẻ, cộng thêm sự uy tín, chất lượng hàng đầu thế giới của mình, Pepsi đã đè bẹp các đối thủ Việt Nam trong thời gian không quá một tháng. Hãng nước ngọt Tribeco cũng đành ngậm ngùi chấm dứt thời hoàng kinh ngắn ngủi để chuyển sang sản xuất sữa đậu nành.

Sau đó, Pepsi thiết lập hệ thống phân phối trên toàn cõi Việt Nam. Ngoài các đại lý và tổng đại lý, Pepsi còn tiếp cận hầu hết các quán cà phê , nơi quảng bá và tiêu thụ một lượng rất lớn nước ngọt của Pepsi. Du khách tới Việt Nam qua của ngõ Tân Sơn Nhất, chỉ cần ra khỏi phi trường đã thấy ngay một tấm pa-nô cực lớn quảng cáo cho hãng Pepsi.

Và sau đó đối thủ truyền kiếp của Pepsi : Coca-Cola xuất hiện.

Khi Pepsi hợp tác với Suntory, Coca-cola cũng thông báo bỏ thêm 300 triệu USD vào Việt Nam, 2 hãng đồ uống này cũng đang tranh giành từng điểm bán hàng.

Pepsi mở rộng liên minh, Coca-cola đầu tư thêm tiền vào Việt Nam trong giai đoạn 2013-2015, nâng tổng số vốn đầu tư cam kết lên 500 triệu USD, đề đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà máy tại Việt Nam, phát triển thương hiệu và thị trường, cũng như phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ đại lý bán lẻ.

Với sự đầu tư mới của Coca-Cola, thị trường lại thêm một lần nữa thấy sự so kè giữa hai nhà sản xuất đồ uống có gas lớn nhất thế giới Coke-Pep. Bởi vì trước đó, Pepsi cũng vừa công bố hình thành liên minh chiến lược với Suntory tại Việt Nam, thông qua thỏa thuận, Suntory sẽ nắm giữ 51% cổ phần của Pepsi tại Việt Nam và Pepsi giữ % còn lại.

Hai đại kình địch trong làng đồ uống giải khát không bao giờ bỏ qua bất cứ cơ hội nào để thu lợi cho bản thân cũng như dìm hàng đối thủ và điều đó đoi khi mang lại tiếng cười sảng khoái. Dưới đây là một số hình ảnh thú vị về cuộc chiến này .

“Coca-Cola hương vị Pepsi” một quảng cáo thâm thúy của Pepsi

Có vẻ như lâu lắm rồi chưa có ai tìm đến Coca-Cola cả

Cuộc chiến không cân sức và Coca-Cola đã trở thành “nạn nhân” của dân giang hồ Pepsi

Bên trên là một số hình ảnh cho thấy Pepsi đã tung ra các chiêu trò quảng cáo để đánh bại Coca-Cola đối thủ truyền kiếp của mình .

2.2.2 Phân tích ma trận SWOT của công ty

Điểm mạnh

S1: Sức mạnh thương hiệu.

S2: Nguồn lực tài chính lớn

S3: Đội ngũ tổ chức, quản lý là người Việt

Điểm yếu

W1: Chi phí dành cho quảng cáo rất lớn.

W2: Kẻ thù chính yếu là rất mạnh.

W3: Thị phần của Pepsi trên thị trường

Nam nên am hiểu con người, văn hóa Việt.

S4: Trình độ công nghệ cao

S5: Nguồn nguyên liệu được đảm bảo.

S6: Các nhãn hàng lớn mạnh.

S7: Khả năng đột phá và tạo ra những sản phẩm khác biệt.

S8: Hệ thống bán hàng và phân phối vững mạnh.

khá đơn điệu, hầu hết là người trẻ và hiện có một số ít không thích hương vị của Pepsi.

W4: Việc thiết kế gói sản phẩm của Pepsi vẫn còn kém hấp dẫn.

Cơ hội

O1: Việt Nam gia nhập WTO

O2: Thị hiếu và xu hướng tiêu dùng ngày càng lớn

O3: Quy mô và cơ cấu dân số trẻ

O4: Đã phục hồi nền kinh tế sau suy thoái nhờ vào sự kích thích kinh tế của chính phủ O5: Thị trường rộng lớn xét cả về hiện tại và thị trường tiềm năng trong tương lai O6: Khí hậu Việt Nam rất phù hợp cho việc phát triển các loại sản phẩm nước giải khát O7: Công nghệ phát triển nhanh và dễ dàng tiếp cận hơi các đối thủ khác

O8: Có những nhà cung ứng lớn, có uy tín O9: Nguyên vật liệu đảm bảo

Thách thức

T1: Sự gia tăng về lạm phát T2: Sản phẩm thay thế đa dạng

T3: Khách hàng ngày càng đòi hỏi cao về mẫu mã và chất lượng sản phẩm

T4: Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh lớn T5: Sự nhạy cảm về giá

T6: Cạnh tranh không lành mạnh.

Phân tích mô hình SWOT :

S – O : Nền kinh tế phục hồi sau suy thoái khiến nhu cầu tiêu dùng tăng cao sẽ là động lực lớn cho Pepsi phát triển bởi vì Pepsi đã có thị phần lớn và chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Việc gia nhập WTO sẽ là lợi thế cho việc pepsi tiếp cận dễ dàng với công nghệ chế biến, nguyên vật liệu và các nhà cung ứng của mình.

Thị tường mở rộng, thị hiếu tiêu dùng hiện đại tất cả sẽ là cơ hội khai thác triệt để các lợi thế về uy tín và khả năng phù hợp với người tiêu dùng Việt của Pepsi.

Việc nắm bắt nhanh các biến đổi về công nghệ luôn là hướng đi tốt nhất để thành công.

Dân số Việt Nam ngày càng trẻ hóa là tất cả những gì mà Pepsi mong đợi bởi pepsi là sản phẩm luôn dành cho giới trẻ.

S – T : Giá cả tăng nhưng với sự uy tín và lượng khách hàng lớn sẽ không tác động lớn tới nhu cầu về sản phẩm.

Giá cả một số nguyên vật liệu có thể gia tăng nhưng với những nhà cung cấp uy tín lâu đời thì việc chèn ép giá sẽ khó xảy ra và sẽ tác động không đáng kể đến giá thành sản phẩm.

Sự gia tăng nhu cầu của khách hàng sẽ luôn được nắm bắt kịp thời.

Đối thủ cạnh tranh khó có thể chèn ép Pepsi đến đường cùng bởi những thành công và tầm ảnh hưởng của Pepsi đến người tiêu dùng không dễ bị lật đổ và thay thế.

W – O : Những điểm yếu này khó có thể hạn chế được trên thị trường hiện tại.

Công nghệ phát triển, có thể cải thiện được việc thiết kế nhiều gói sản phẩm khác nhau.

Thị hiếu và xu hướng tiêu dùng hiện đại ngày nay càng lớn là cơ hội để Pepsi mở rộng thị phần.

Việt Nam gia nhập WTO là cơ hội để Pepsi quảng bá nhãn hiệu của mình trên nhiều thị trường khác nhau.

W – T : Cần phải gia tăng sức mạnh từ nhãn hiệu để đề phòng sự tấn công của các đối thủ cạnh tranh

Cố gắng cải thiện chi phí quảng cáo

Khách hàng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng và mẫu mã sản phẩm nên việc thiết kế sản phẩm và gia tăng chất lượng sản phẩm cần phải được cải thiện và nâng cao.

2.2.3 Phân tích môi trường vĩ mô của công ty 2.2.3.1 Phân tích môi trường kinh tế

Hình 2.3 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Qua hình 2.3 ta thấy nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi dần và tăng trưởng sẽ khiến chỉ tiêu của khách hàng cho nhu cầu thiết yếu hơn, Pepsi có thể triển khai hoạt động kinh doanh của mình để tăng lợi nhuận

2.2.3.2 Mức lãi suất

Theo quyết định số 1196/QĐ-NHNN, các mức lãi suất cơ bản đều đồng loạt hạ 1% so với quy định trước đây, cụ thể:

Lãi suất tái cấp vốn giảm từ 12% xuống 11% trên 1 năm.

Lãi suất chiết khấu giảm còn 9% một năm.

Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng giảm xuống mức 12% một năm.

Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc vay vốn đầu tư và mở rộng sản xuất.

2.2.3.3 Lạm phát

Hình 2.4 Lạm phát qua các năm

Lạm phát giảm, giá cả các mặt hàng giảm, kích thích nhu cầu người tiêu dùng mua sản phẩm. Nền kinh tế ổn định hơn tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các công ty nhưng do ảnh hưởng lạm phát cao trước đó sự cải thiện có thẻ không lớn, doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

2.2.3.4 Môi trường chính trị và pháp luật

Tích lũy và bổ sung thêm các luật quốc tế: Luật chống độc quyền, quyền sở hữu trí tuệ, bằng phát minh sáng chế… pháp luật Việt Nam dần hoàn thiện tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty trong và ngoài nước.

Sự phát triển mạnh mẽ của các nhóm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, buộc công ty phải có trách nhiệm hơn về an toàn sản phẩm, quảng cáo trung thực và có văn hóa…

2.2.3.5 Môi trường văn hóa xã hội

Một số điểm đặc trưng của người tiêu dùng Việt Nam:

 Quan tâm hơn đến vấn đề sức khỏe

 Khẩu vị của người Việt Nam thích nước ngọt có ga mang vị ngọt đậm đà, nồng độ gas mạnh tạo cảm giác sảng khoái

 Giới trẻ Việt Nam sáng tạo, thích khám phá những điều mới mẻ, thích trải nghiệm bản thân.

2.2.3.6 Môi trường dân số

Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” thời kỳ mà nhóm dân số trong đó độ tuổi lao động cao gấp 2 lần nhóm dân số trong độ tuổi phụ thuộc.

 Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, khả năng tiếp thu KH-KT tốt, năng động, thích ứng với nền kinh tế thị trường, có lao động dự trữ, đảm bảo lao động cho an ninh quốc phòng…

 Khó khăn: Gây sức ép lên vấn đề việc làm, tỉ lệ thất nghiệp cao.

Nảy sinh tình trạng xuất khẩu lao động và chảy máu chất xám.

2.2.3.7 Môi trường tự nhiên

Việt Nam là một nước nhiệt đới, vào những ngày trời oi bức, nhu cầu về nước giải khát sẽ tăng.

Nguyên liệu sản xuất ngày càng khan hiếm do hoạt động khai thác của con người.

Ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước ngày một nặng nề, do lượng khí thải và chất thải hàng ngày của công ty.

2.2.3.8 Môi trường công nghệ

Chú trọng vào quy trình sản xuất và cải tiến bao bì, đồng thời nỗ lực giảm lượng nước và năng lượng sử dụng trong sản xuất cũng như tái chế chai, lọ.. Đây là mảng thiết yếu để tối đa hóa doanh thu.

Một trong những công nghệ đang được ngành giải khát chạy theo là ý tưởng vỏ chai thân thiện với môi trường.

2.2.3.9 Môi trường toàn cầu

 Môi trường ô nhiễm

 Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu

 Ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ 2.2.4 Phân tích môi trường vi mô của công ty

Các đối thủ tiềm Nguy cơ đe dọa từ các sản năng

phẩm và dịch vụ thay thế

Quyền lực thương lược

Của nhà người mua Quyền lực

thương lược Của nhà cung

ứng

Nguy cơ đe dọa từ những người mới vào cuộc Sản phẩm thay

thế Nhà cung

ứng

Khách hàng Các đối thủ cạnh tranh trong

ngành

Cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại

2.2.4.1 Sự cạnh tranh trong ngành

Một số nhãn hiệu đình đám kệ đến gồm Coca-Cola, Pepsi, Tribeco, Tân Hiệp Phát, URC, Wonderfarm… nên khách hàng có nhiều lựa chọn hơn.

Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, Pepsi và Coca-Cola đang gần như thống lĩnh thị trường đồ uống nội địa do thương hiệu sẵn có tiếng cùng truyền thống lâu đời.

Tóm lại, sự cạnh tranh trong ngành là cao đòi hỏi các công ty phải nỗ lực hơn nữa nhằm đảm bảo thị phần cũng như mở rộng thị trường tại Việt Nam.

2.2.4.2 Khách hàng ( người mua )

Ngành thức uống giải khát là ngành có nhiều khách hàng và các nhà cung cấp nước giải khát hiện nay trên thị trường rất nhiều, hình thức giải khát cũng rất đa dạng.

Người mua ngày càng có nhiều sự lựa chọn và sự ra đời của các tổ chức, hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng thì khả năng thương lượng của người mua ngày càng nâng cao.

Khách hàng sẽ yêu cầu được cung cấp sản phẩm với chất lượng tốt hơn, đảm bảo sức khỏe hơn , giá cả phù hợp…

2.2.4.3 Nhà cung cấp

Một số nguyên liệu chế biến nước giải khát không phải là có sãn, phải nhập khẩu từ nước ngoài khiến nhà cung cấp nguyên liệu nước ngoài có thể gây khó dễ các công ty trong ngành.

Đối với ngành công nghiệp giải khát lâu đời, đặc biệt là các thương hiệu nổi tiếng thì mối quan hệ hợp tác giữa nhà cung cấp đã được thiết lập từ lâu, bền chặt.

Các công ty trong ngành mua nguyên liệu từ nhiều nguồn khác nhau nhằm tránh rủi ro… Vì vậy khả năng thương lượng của nhà cung cấp không cao.

2.2.4.4 Đối thủ tiềm ẩn

Hiện nay tại Việt Nam, Pepsi và Coca-Cola đang gần như thống lĩnh thị trường nước giải khát nội địa, ngoài ra còn có một số hãng khác như Tribeco, Tân Hiệp Phát, URC…

Sự cạnh tranh cũng rất khốc liệt, đặc biệt là giữa hai “đại gia” Coca-Cola và Pepsi.

Sự cạnh tranh gay gắt giữa hai nhà sản xuất lớn và của các hãng trong ngành đã tạo lên rào cản xâm nhập ngành với những đối thủ tiềm ẩn là rất cao. Tuy nhiên, đây cũng là một ngành hấp dẫn, nhu cầu đa dạng nên khả năng tham gia của đối thủ tiềm ẩn cao.

2.2.4.5 Sản phẩm thay thế

Áp lực chủ yếu từ khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm trong ngành, cạnh tranh về giá, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, các yếu tố về văn hóa, xã hội , công nghệ..

Hiện nay, các sản phẩm thay thế được các sản phẩm trong ngành như trà xanh, nước trái cây, sữa đậu nành, cà phê… Điều này sẽ gây bất lợi đối với ngành và ảnh hưởng đến thị trường nước giải khát đóng chai.

Một phần của tài liệu Đồ án môn học Quản Trị Marketing Phân tích việc thực hiện chiến lược sản phẩm ở công ty PepsiCo (Trang 35 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w