HẬU QUẢ CỦA SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu môi trường và phát triển kinh tế (Trang 32 - 35)

Suy thoái môi trường gây hậu quả rất nghiêm trọng không chỉ trên một quốc gia mà nó là vấn đề đáng lo ngại trên toàn thế giới. Hiện nay các nước phát triển đang trong tình trạng ô nhiễm nặng nề. Tác hại của suy thoái môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, năng suất sản xuất và ảnh hủng đến hệ sinh thái. Mà thủ phạm chính gây suy thoái môi trường là con người. Đặc biệt, sự phát triển làm môi trường ngày càng bị suy thoái, các công ty, xí nghiệp là đối tượng thường gây ra vấn đề này.

Khan hiếm nguồn nước và ô nhiễm nguồn nước:

• Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Trên một số nước người dân không đủ nước sạch để dùng hằng ngày. Con người sẽ mắc một số các bệnh khác nhau liên quan đến nước, thương hàn, viêm gan, viêm dạ dày ruột tiêu chảy, viêm não, giun đũa, nhiễm giardia và amoebiasis là những người quan trọng. Vấn đề hô hấp, phát ban da là một số trong những vấn đề khác về sức khỏe do ô nhiễm nước.

• Ảnh hưởng đến năng suất sản xuất: Thiếu nước trong sản xuất làm năng suất cây trồng giảm, thu nhập của người dân giảm xuống có thể dẫn đến nghèo đói.

• Sản lượng lúa giảm, chất lượng kém: Hàng trăm ha lúa bị thối rễ, không thu hoạch được.

• Hoa màu chất lượng năng suất kém: làm thất thoát mùa màn, năng suất thấp và công việc của người dân cũng bấp bênh.

• Thiếu nước sạch: Nhiều xào ruộng của cánh đồng Cây Gõ không thể canh tác được vì thiếu nước sạch. Khu vực cuối sông do bị ô nhiễm nên không thể sử dụng cho tiêu dùng và tưới tiêu. Nhu cầu nước cho sinh hoạt bị khó khăn do nước bị nhiễm mặn.

Thực tiễn cho thấy vụ công ty Vedan gây ô nhiễm trên sông Thị Vải cũng là một ví dụ điển hình

Giảm lượng thủy hải sản: Kết quả mô phỏng của viện MT-TN xác định khu vực ô nhiễm khiến hoạt động nuôi trồng, dánh bắt thủy hải sản bị ảnh hưởng nặng có diện tích gần 2000ha thuộc địa bàn Phước An, Long Thọ( huyện Nhơn Trạch), Long Phước, Phước Thái( Long Thành) của tỉnh Đông Nai cùng các xã Mỹ Xuân, Phước Hòa và thi trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Vùng ô nhiễm gây ảnh hưởng nhẹ đến nuôi trồng có diện tích gần 700ha thuộc Phước An,Vĩnh Thanh( huyện Nhơn Trạch- Đồng Nai), Phước Hòa( huyện Tân Thanh-Bà Rịa Vũng Tàu) và xã Thạch An huyện Cần Giờ, TP.HCM. Trong đó, theo ông Nguyễn Văn Phụng- chủ tịch hội Nông dân TP.HCM.

Qua kiểm định đã xác định được 839 hộ với 2.123ha diện tích nuôi trồng thủy hải sản ở xã Thạch An, huyện Cần Giờ bị ảnh hưởng. Tổng thiệt hại ước tính 107 tỉ đồng. Gia đình

ông Nguyễn Văn Thình có 5000 m2 nuôi tôm đều bị mất trắng hoặc bị đỏ thân, đốm trắng trong thời gian Thị Vải hứng chịu chất thải.

Ô nhiễm không khí:

• Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Hiện nay, tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng tăng. Bụi khắp mọi nơi đặc biệt trên các tuyến đường. Người dân khi ra đường phải bịt kín, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, có thể dẫn đến một số bệnh về phổi. Vấn đề sức khỏe do ô nhiễm không khí chủ yếu là liên quan đến đường hô hấp. Viêm phế quản và hen suyễn là một số trong những vấn đề lớn, và nhìn chung làm giảm chức năng phổi cũng là kết quả của ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí làm giảm mức năng lượng và chịu trách nhiệm cho chóng mặt, đau đầu, các vấn đề tim mạch, rối loạn neurobehavioral và thậm chí chết sớm trong trường hợp nặng. Tầng ozone bảo vệ tất cả các sinh vật sống trên trái đất khỏi tia cực tím. Phát thải khí nhà kính là nguyên nhân của mỏng tầng ozone. Do đó, ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến cuộc sống trên trái đất trong nhiều cách khác nhau.

• Ảnh hưởng đến năng suất sản xuất: Làm quá trình hô háp của cây trồng và vật nuôi.

Suy thoái đất:

• Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Nó ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ của ô nhiễm chì. Thủy ngân có trách nhiệm làm hư hại thận. Chức năng của gan bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cyclodiene, một loại thuốc trừ sâu. Thuốc trừ sâu được biết là thâm nhập vào chuỗi thực phẩm và cản trở sức khỏe của tất cả các yếu tố sống của chuỗi thức ăn đi vào.

• Ảnh hưởng đến năng suất sản xuất: Đất ô nhiễm làm cây trồng thiếu chất dinh dưỡng và các chất ding dưỡng trong đất để cây trồng hấp thụ sẽ bị biến đổiảnh hưởng đến năng suất.

• Hiện tượng thường thấy dễ gây suy thoái đất là tình trạng sử dụng chất hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ của người dân rồi vứt vỏ chai, lọ không đúng nơi quy định mà thường vứt xuống chỗ bờ ruộng, bờ mương. Sau một thời gian chất hóa học ngấm vào đất làm đất bị ô nhiễm . Nhưng hậu quả không ai khác mà họ là người phải gánh chịu. Các bếnh về da, nghiêm trọng hơn là khi các chất đó ngấm vào trong cơ thể thì có thể gây một số bệnh nặng có thể gây tử vong. Không chỉ con người là người gánh chịu mà ngay cả các sinh vật khác cũng bị ảnh hưởng. Đặc biệt, các cây trồng cũng bị ảnh hưởng, làm năng chết cây, giảm năng suất.

Sự tàn phá rừng:

• Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Nguy cơ sạc lỡ đất , cây trồng bị tàn phá gây xói mòn đất, không khí bị ô nhiễm, chất lượng cuộc sống của con người bị giảm sút.

• Ảnh hưởng đến năng suất sản xuất: sạc lỡ đất và làm đất khô cằn ảnh hưởng đến việc trồng trọt.

• Như chúng ta đã biết, rừng có vai trò quan trọng. Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với

môi trường. Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người.

Nếu rừng bị phá hủy, đất bị xói, quá trình đất mất mùn và thoái hóa dễ xảy ra rất nhanh chóng và mãnh liệt. Ước tính ở nơi rừng bị phá hoang trơ đất trống mỗi năm bị rửa trôi mất khoảng 10 tấn mùn/ ha. Đồng thời các quá trình feralitic, tích tụ sắt, nhôm, hình thành kết von, hóa đá ong, lại tăng cường lên, làm cho đất mất tính chất hóa lý, mất vi sinh vật, không giữ được nước, dễ bị khô hạn, thiếu chất dinh dưỡng, trở nên rất chua, kết cứng lại, đi đến cằn cỗi,trơ sỏi đá. Thể hiện một qui luật cũng khá phổ biến, đối lập hẳn hoi với qui luật trên, tức là rừng mất thì đất kiệt, và đất kiệt thì rừng cũng bị suy vong.Vì thế, không nên vì cái lợi trước mắt mà hủy hoại cuộc sông của chung ta trong tương lai.

Sự mất mát đa dạng sinh học: Đa dạng sinh học không những cung cấp trực tiếp những phúc lợi cho xã hội như: lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, vật liệu xây dựng, năng lượng, mà còn có giá trị đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ sinh học, trong ứng dụng thực tiễn sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, y tế, du lịch…nó còn là một cấu thành quan trọng trong chiến lược bảo đảm an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo Nhưng hiện nay tình trạng suy thoái môi trường ngày càng cao. Suy thoái đa dạng sinh học dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bền vững của trái đất. Mặt khác sinh vật và hệ sinh thái là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, công cụ, nhiên liệu… Do vậy khi hệ sinh thái bị suy thoái sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực làm cho con người phải đối mặt với nguy cơ đói nghèo, suy giảm nguồn gen và đặc biệt là biến đổi khí hậu dẫn đến hàng loạt các thảm họa thiên nhiên đe dọa cuộc sống của con người. Đây là một hậu quả vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, sinh vật.

Thay đổi khí quyển:

• Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người: Bầu không khí trên thực tế bị ô nhiễm ảnh hưởng mạnh đến cuộc sống của con người, có thể làm con người mắc bệnh.

• Ảnh hưởng đến năng suất của sản xuất: Cac loài sinh vật cũng như con người không thể sống nếu thiếu không khí .

• Có thể thấy tác hại theo hướng nóng lên toàn cầu thể hiện ở 10 điều tồi tệ sau đây:

gia tăng mực nước biển, băng hà lùi về hai cực, những đợt nóng, bão tố và lũ lụt, khô hạn, tai biến, suy thoái kinh tế, xung đột và chiến tranh, mất đi sự đa dạng sinh học và phá huỷ hệ sinh thái. Những minh chứng cho các vấn đề này được biểu hiện qua hàng loạt tác động cực đoan của khí hậu trong thời gian gần đây như đã có khoảng 250 triệu người bị ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á, châu Phi và Mexico. Các nước Nam Âu đang đối mặt nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng dễ dẫn tới những trận cháy rừng, sa mạc hóa, còn các nước Tây Âu thì đang bị đe dọa xảy ra những trận lũ lụt lớn, do mực nước biển dâng cao cũng như những đợt băng giá mùa đông khốc liệt. Những trận bão lớn vừa xẩy ra tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ...có nguyên nhân từ hiện tượng trái đất ấm lên trong nhiều thập

kỷ qua. Những dữ liệu thu được qua vệ tinh từng năm cho thấy số lượng các trận bão không thay đổi, nhưng số trận bão, lốc cường độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên, đặc biệt ở Bắc Mỹ, tây nam Thái Bình Dương, Ân Độ Dương, bắc Đại Tây Dương. Một nghiên cứu với xác suất lên tới 90%.cho thấy sẽ có ít nhất 3 tỷ người rơi vào cảnh thiếu lương thực vào năm 2100, do tình trạng ấm lên của Trái đất.

Một phần của tài liệu môi trường và phát triển kinh tế (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w