GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH GIẢM VIỆC SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu môi trường và phát triển kinh tế (Trang 35 - 38)

2.5.1 SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG:

Khái niệm: Suy thoái môi trường là sự suy giảm về số lượng và chất lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu tới con người và sinh vật.Biểu hiện:

- -Mất an toàn nơi cư trú (do sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường và mất ổn định xã hội

- Cạn kiệt tài nguyên (do khai thác quá mức, sử dụng không hợp lý và do biến động điều kiện tự nhiên)

- Xả thải quá mức, ô nhiễm.

2.5.2 GIẢI PHÁP GIẢM HẬU QUẢ CỦA VIỆC SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG:

2.5.2.1 Giải pháp chung Đối với môi trường:

Môi trường đất:

• Kiến thiết đồng ruộng: Canh tác đất dốc thì nên làm ruộng bậc thang, trồng cây theo đường đồng mức để hạn chế xói mòn rửa trôi đất…

• Biện pháp tưới tiêu: Xây dựng hệ thống tưới tiêu hợp lí và chú trọng kỹ thuật tưới tiêu để tăng độ phì nhiêu cho đất….

• Biện pháp sinh học và hữu cơ: Tàn tích hữu cơ ( để lại rễ cây, thân lá rụng rơi vào đất sau khi thu hoạch); các hệ thống trồng trọt luân canh, xen canh, trồng theo băng giữa cây trồng chính và cây cải tạo đất là cây phân xanh, cây họ đậu; kết hợp trồng cây ngắn hạn với cây dài hạn bổ sung chất hữu cơ cho nhau và cho đất; sử dụng các chế phẩm sinh học, VSV trong sản xuất nông nghiệp….

• Biện pháp truyền thống bản địa: Xây bờ đá trên đất dốc, làm đất tối thiểu, làm ruộng bậc thang…

• Biện pháp thâm canh: Làm đất thích hợp với từng loại cây trồng; tưới nước theo nhu cầu sử dụng của loại cây trồng hoặc tưới tiêu nước để cải tạo đất bị thoái hóa;

chọn giống cây trồng phù hợp với loại đất; chăm sóc và bảo vệ cây trồng…

Môi trường nước:

• Hạn chế và giảm thiểu tài nguyên nước do biển đổi khí hậu toàn cầu: Giảm nhẹ khí nhà kính theo kế hoạch hoạch định của Quốc gia; cải thiện, nâng cấp và mở rộng các hệ thống thoát lũ, tiêu úng; thực hiện cơ chế sản xuất sạch…

• Hạn chế và giảm thiểu tài nguyên nước do phát triển, sử dụng không hợp lí:

Môi trường không khí:

• Giảm ô nhiễm từ hoạt động giao thông: thắt chặt mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe nhập đã qua sử dụng và xe đang lưu hành; tăng cường kiểm soát khí thải lưu động trên đường; bố trí các trạm đăng kiểm xe ô tô trên cả nước; xây dựng Trung tâm Thử nghiệm khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; mở rộng cơ sở thực hiện kiểm định đạt tiêu chuẩn khí thải; chú trọng việc quy hoạch đô thị tổng thể phải kết hợp với giao thông, các khu dân cư, công viên cây xanh; tăng cường phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, xe điện trên không, xe điện ngầm;

chú trọng đầu tư công nghệ xử lý khí thải công nghiệp nhằm giảm thiểu ô nhiễm từ hoạt động sản xuất. Ngoài ra, nhiều địa phương đã chủ động đưa ra các giải pháp nhằm kiểm soát, giảm thiểu nguồn gây ô nhiễm như: dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ đã chuyển đổi hiệu quả công nghệ của 500 DN trên toàn quốc.

Mục đích tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải khoảng 962.000 tấn CO2. Trong đó, trên 40 tỉnh, thành trên cả nước đã chuyển đổi thành công hàng ngàn lò gạch thủ công sang lò gạch liên tục kiểu đứng, chuyển đổi lò nung gốm đốt than sang lò nung gas.

• Sử dụng nhiên liệu xanh Đối với dân số :

Kiềm chế sự gia tăng dân số. Dân số và môi trường là nền tảng cho sự phát triển bền vững. Không thể có phát triển bền vững nếu môi trường bị hủy hoại, suy thoái chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người dân. Vì vậy sự phát triển bền vững của một quốc gia tùy thuộc rất lớn đến công tác dân số và bảo vệ môi trường.

Đối với nghèo đói :

• Đẩy mạnh công cuộc xóa đói giảm nghèo nhưng không làm suy thoái môi trường

• Xóa đói giảm nghèo: Đẩy mạnh việc tuyên truyền, hướng dẫn vận động, nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kiến thức cho người nghèo, cho các cộng đồng nghèo và lực lượng cán bộ các cấp có liên quan đến điều hành công tác xóa đói giảm

nghèo.Mục tiêu xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn với mức sống, điều kiện học hành, chăm sóc sức khỏe và cơ hội kinh tế tốt hơn phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường.

• Khuyến khích phát triển kinh tế,tạo cơ hội cho người dân: giải quyết được một nguồn lớn lao động và mang lại thu nhập.

Đối với tăng trưởng và phát triển:

• Giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác qua công nghệ tiết kiệm và thay đổi lối sống

• Thay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến đa dạng sinh học và môi trường

• Bình đẳng trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, mức sống, dịch vụ y tế và giáo dục

• Sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo ;

• Phát triển không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái ;

• Bảo vệ đa dạng sinh học ;

• Bảo vệ tầng ôzôn ;

• Kiểm soát và giảm thiểu phát xả khí nhà kính

• Bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm

• Giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm (nước, không khí, đất, lương thực thực phẩm), cải thiện và khôi phục môi trường

• Phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị

• Giảm thiểu tác động xấu đến môi trường do đô thị hoá 2.5.2.2 Giải pháp cụ thể với từng nhóm nước:

*LDCs làm gì trong hoạch định chính sách:

- Định giá tài nguyên hợp lý

- Nâng cao sự tham gia của cộng đồng trong các chương trình BVMT - Định rõ quyền sỡ hữu/ sử dụng tài nguyên rõ ràng

- Đẩy mạnh các chương trình tạo sinh kế bền vững cho người nghèo - Nâng cao vai trò và năng lực của nữ giới:

2011-2015: Chương trình quốc gia về bình đẳng giới, trong đó có dự án về “Nâng cao năng lực cho đội ngũ nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nữ cán bộ quản lý, nữ lãnh đạo các cấp; nữ ứng cử đại biểu Quốc hội, nữ ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2020, nữ cán bộ thuộc diện quy hoạch”.

2011-2020: Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới “Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị”

Việt Nam là quốc gia có số lượng nữ đại biểu Quốc hội chiếm tỷ lệ cao trong khu vực (nhiệm kỳ XIII đạt 24,4%) và đứng thứ 43/143 quốc gia trên thế giới. Kết quả tỷ lệ nữ tham gia đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhiệm kỳ 2011-2016 là 25,17%; tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp quận, huyện, thị xã là 24,62%; tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn là 21,71%.

-Có chính sách nhằm giảm thải công nghiệp

*MDCs giúp LDCs:

- Chính sách thương mại

-Giảm nợ, chuyển nợ thành các hỗ trợ cho các chương trình bảo tồn tài nguyên.

-Hỗ trợ phát triển

* MDCs đã cải thiện môi trường toàn cầu bằng cách:

-Kiểm soát lượng chất thải -Nghiên cứu và phát triển

-Hạn chế nhập khẩu các sản phẩm không “thân thiện môi trường”

Một phần của tài liệu môi trường và phát triển kinh tế (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w