CHƯƠNG 8: CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
8.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Đây là dự án xử lý chất thải nên có tác động tích cực đối với MT: giải quyết CTR công nghiệp nguy hại phát sinh trên địa bàn hai huyện, góp phần bảo vệ MT cho địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động dự án có thể phát sinh các vấn đề MT thứ cấp như trình bày dưới đây.
8.1.1. Trong giai đoạn xây dựng
(a). Tác động đến môi trường không khí
Giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng dự án bao gồm: Giải phóng, san lấp mặt bằng; xây dựng đường nội bộ, xây dựng nhà xưởng, sân bãi, các công trình công cộng, trồng cây xanh; hệ thống cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc; xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, lắp đặt các thiết bị công nghệ.
Các hoạt động chính và nguồn gây tác động môi trường không khí trong giai đoạn chuẩn bị, xây dựng được trình bày trong bảng 8.1.
Bảng 8.1. Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường không khí trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng.
Stt Các hoạt động Nguồn gây tác động
01 Giải phóng mặt bằng - Bụi phát sinh từ quá trình phát quang, chặt bỏ thảm thực vật tại khu đất dự án.
- Bụi, khí thải từ các phương tiện vận chuyển thực vật bị chặt bỏ.
02 San lấp mặt bằng - Bụi, khí thải từ các xe ủi san lấp mặt bằng.
- Bụi, khí thải từ các phương tiện vận chuyển đất cát san lấp.
03 Hoạt động tập kết, lưu trữ nhiên, nguyên, vật liệu.
- Bụi, khí thải của các phương tiện vận chuyển xăng dầu, vật liệu xây dựng, sơn, thiết bị, … - Bụi từ quá trình bốc xếp nguyên vật liệu.
- Hơi xăng dầu từ các thùng chứa xăng dầu, sơn.
04 Xây dựng cơ sở hạ tầng như đường nội bộ, hệ thống cấp thoát nước, cung cấp điện, thông tin liên lạc, ...
- Bụi, khí thải từ các máy móc phục vụ xây dựng: búa máy, cần cẩu;
- Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình thi công có gia nhiệt: cắt, hàn, đốt nóng chảy nhựa bitum.
05 Xây dựng nhà xưởng, sân bãi, văn phòng, công trình công cộng, ...
- Bụi trong quá trình đào đắp đất, xây dựng.
Stt Các hoạt động Nguồn gây tác động 06 Sinh hoạt của công nhân tại
công trường
- Mùi hôi từ chất thải sinh hoạt của khoảng 50 công nhân trên công trường.
Các tác nhân trên gây nhiều tác động, ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ công nhân. Trong đó, tác động do bụi, khí thải phương tiện giao thông vận chuyển và tiếng ồn là ba tác động chính trong quá trình thi công xây dựng.
Mức độ tác động của các chất gây ô nhiễm không khí được thể hiện qua bảng 8.2. dưới đây.
Bảng 8.2. Mức độ tác động của các chất gây ô nhiễm không khí Stt Chất gây ô nhiễm Tác động
01 Bụi - Kích thích hô hấp, xơ hoá phổi, ung thư phổi
- Gây tổn thương da, giác mạc mắt, bệnh ở đường tiêu hoá 02 Khí axít
(SOx, NOx)
- Gây ảnh hưởng hệ hô hấp, phân tán vào máu
- SO2 có thể nhiễm độc qua da, làm giảm dự trữ kiềm trong máu
- Tạo mưa axít ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thảm thực vật và cây trồng
- Tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá huỷ vật liệu bê tông và các công trình nhà cửa
- Ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái và tầng ôzon 03 Oxyt cacbon (CO) - Giảm khả năng vận chuyển ôxy của máu đến các tổ
chức, tế bào do CO kết hợp với hemoglobin và biến thành cacboxyhemoglobin
04 Khí cacbonic (CO2) - Gây rối loạn hô hấp phổi - Gây hiệu ứng nhà kính - Tác hại đến hệ sinh thái 05 Tổng hydrocarbons
(THC)
- Gây nhiễm độc cấp tính: suy nhược, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn giác quan có khi gây tử vong
06 Hơi xăng dầu Hơi xăng dầu có chứa các chất hydrocarbon nhẹ như mêtan, propan, butan, hyđro sunfua. Mức độ nhiễm độc hơi xăng dầu như sau:
- Nồng độ hơi xăng dầu từ 45% trở lên sẽ gây ngạt thở do thiếu ôxy. Khi thở hít hơi xăng dầu có thể gây ra các triệu chứng nhiễm độc như say, co giật, ngạt, viêm phổi, áp xe phổi.
- Khi hít thở dầu xăng ở nồng độ trên 40.000mg/m3 có
Stt Chất gây ô nhiễm Tác động
thể bị tai biến cấp tính với các triệu chứng như tức ngực, chóng mặt, rối loạn giác quan, tâm thần, nhức đầu, buồn nôn, nôn (say).
- Khi hít thở nồng độ trên 60.000mg/m3 sẽ xuất hiện các cơn co giật, rối loạn tim và hô hấp, thậm chí gây tử vong.
Ngoài ra, một số người nhạy cảm xăng dầu còn gây tác động trực tiếp lên da (ghẻ, ban đỏ, eczema, bệnh nốt dầu, ung thư da).
Nguồn: Trung tâm Tư vấn và Công nghệ Môi trường(CECT) tổng hợp, năm 2010.
(b). Tác động đến môi trường nước
Các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước trong giai đoạn xây dựng dự án là:
- Nước thải sinh hoạt của công nhân;
- Nước mưa chảy tràn qua toàn bộ khu đất dự án cuốn theo bụi, đất, cát, đá, nguyên nhiên vật liệu như xi măng, xăng dầu, sơn,… rơi vãi xuống làm ảnh hưởng chất lượng nước mặt khu vực, đồng thời gây ngập úng cục bộ khu vực thi công xây dựng.
Mức độ ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm môi trường nước được thể hiện trong bảng 8.3 dưới đây:
Bảng 8.3. Tác động của các tác nhân gây ô nhiễm đến môi trường
Stt Thông số Tác động
1 Nhiệt độ - Ảnh hưởng đến chất lượng nước, nồng độ ôxy hoà tan trong nước (DO)
- Ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học
- Ảnh hưởng tốc độ và dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước
2 Các chất hữu cơ - Giảm nồng độ ôxy hoà tan trong nước - Ảnh hưởng đến tài nguyên thủy sinh
3 Chất rắn lơ lửng - Ảnh hưởng đến chất lượng nước, tài nguyên sinh vật thủy sinh
4 Các chất dinh dưỡng (N,P)
- Gây hiện tượng phú dưỡng, ảnh hưởng tới chất lượng nước, sự sống thủy sinh.
5 Các vi khuẩn gây bệnh
- Nước có lẫn vi khuẩn gây bệnh là nguyên nhân của các dịch bệnh thương hàn, phó thương hàn, lỵ, tả.
- Coliform là nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột - E.coli (Escherichia Coli) là vi khuẩn thuộc nhóm Coliform, có nhiều trong phân người.
6 Thức ăn thừa - Tăng nồng độ chất ô nhiễm có trong nước, do quá trình phân huỷ hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ có trong thức ăn, làm giảm DO, tăng chỉ tiêu BOD5, COD, chất dinh dưỡng trong nguồn nước.
Nguồn: Chi nhánh khu vực phía Nam – Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường (SB-CECT) tổng hợp, tháng 06/2010.
(c). Tác động đến môi trường đất
Hoạt động xây dựng nhà máy xử lý CTNH sẽ gây một số tác động đến môi trường đất như sau:
- Phá bỏ thảm thực vật hoang dại (cây bụi, cỏ lác, ...) tại khu vực dự án do các hoạt động phát quang, đào, đắp, san lấp mặt bằng;
- Hoạt động san lấp mặt bằng chuẩn bị thi công gây nên xáo trộn làm tăng nguy cơ xói mòn, bạc màu cho khu đất;
- Hoạt động của máy móc thiết bị thi công xây dựng; việc tập kết, lưu trữ nhiên, nguyên vật liệu; hoạt động vận hành thử các hạng mục thiết bị và sinh hoạt của công nhân tại công trường sẽ làm phát sinh các chất thải gây ô nhiễm môi trường đất như:
nước thải, chất thải rắn, nguyên nhiên vật liệu, dầu mỡ rơi vãi, rò rỉ, ...;
- Việc xảy ra sự cố cháy nổ nhiên liệu trên khu vực dự án có thể lan truyền ảnh hưởng ô nhiễm môi trường đất nghiêm trọng đến các khu vực lân cận của dự án.
Nhìn chung, mức độ tác động ảnh hưởng của quá trình thi công xây dựng dự án đến môi trường đất chủ yếu là ở khả năng làm xói mòn và rửa trôi.
(d). Tác động đến tài nguyên sinh học
Do dự án được xây dựng trong Khu công nghiệp, độ đa dạng sinh học xung quanh khu vực dự án thấp nên khi xây dựng những tác động đến tài nguyên sinh học là rất ít. Có thể liệt kê một số tác động đến hệ sinh thái xung quanh như sau:
- Hệ sinh thái trên cạn
- Bụi sinh ra bám lên lá cây, làm giảm khả năng quang hợp của cây.
- Tiếng ồn làm xáo động môi trường sống của các sinh vật xung quanh.
- Hệ sinh thái dưới nước
Một số tác động đến hệ sinh thái dưới nước như sau:
- Bụi, đất đá rơi trong quá trình thi công làm tăng độ đục hoặc làm giảm diện tích mặt nước gây ảnh hưởng đến sinh vật thuỷ sinh;
- Nước thải sinh hoạt làm tăng hàm lượng các chất ô nhiễm (BOD, COD, SS và các chất hữu cơ dễ phân hủy) trong nước mặt lưu vực xung quanh gây suy thoái môi trường nước và ảnh hưởng đến các loài thủy sinh;
- Chất thải rắn gồm vật liệu xây dựng, gỗ, các kim loại, bao bì đổ xuống sông, kênh rạch sẽ xảy ra quá trình phân hủy sinh học, hoá học; làm tắc nghẽn dòng chảy gây ảnh hưởng đến đời sống hệ thủy sinh khu vực, mất mỹ quan của khu vực;
- Do khối lượng đất cát có thể được nước mưa cuốn trôi xuống dòng suối làm tăng độ đục và khiến ánh sáng mặt trời không xuyên xuống tới được các tầng nước bên dưới làm cho sự quang hợp của nhiều loài thực vật thủy sinh bị hạn chế. Ngoài ra đất cát rơi vãi còn làm tăng khả năng bồi lắng sông, suối ảnh hưởng tới môi trường sinh sống, môi trường sinh sản của một số loài;
- Dầu mỡ rò rỉ từ phương tiện vận chuyển có thể gây độc cho các thực vật thủy sinh, ảnh hưởng tới các phiêu sinh vật cũng như trứng các loài tôm cá,... ;
Nhìn chung quy mô tác động do quá trình trên không lớn do hệ sinh thái tại khu đất dự án nghèo nàn, số lượng động thực vật tương đối ít, không có loài có giá trị cao hay cần được bảo vệ.
(f). Tác động đến kinh tế - xã hội (1). Tác động tích cực
Giai đoạn xây dựng dự án có một số tác động tích cực cụ thể đến kinh tế - xã hội địa phương như sau:
- Huy động một lượng lao động nhàn rỗi ở địa phương;
- Góp phần giải quyết lao động và tăng thu nhập tạm thời cho người lao động;
- Kích thích phát triển một số loại hình dịch vụ ăn uống, sinh hoạt, giải trí khác nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân tại khu vực dự án.
(2). Tác động tiêu cực
- Sự hình thành và phát triển dự án sẽ làm xáo trộn phần nào đời sống văn hóa tinh thần của người dân trong khu vực;
- Việc tập trung một lực lượng công nhân xây dựng (khoảng 50 công nhân xây dựng mỗi ngày) trong thời gian thi công kéo dài (khoảng 6 tháng) có thể gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự xã hội tại khu vực như phát sinh các dịch vụ không lành mạnh, các khó khăn trong công tác quản lý nhân khẩu, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường.
Chủ đầu tư sẽ kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong công tác quản lý công nhân nhằm tránh phát sinh các tác động tiêu cực tới an ninh trật tự xã hội của địa phương.
8.1.2. Trong giai đoạn vận hành (a). Tác động đến môi trường không khí
Các nguồn gây ô nhiễm không khí trong giai đoạn vận hành được trình bày trong bảng 8.4.
Bảng 8.4. Các nguồn ô nhiễm không khí tại khu vực Dự án.
Stt Nguồn ô nhiễm Các chỉ thị ô nhiễm 01 Hoạt động vận chuyển
chất thải
- Mùi hôi từ các chất thải;
- Khí thải từ các phương tiện vận chuyển.
02 Khu tiếp nhận, phân loại - Mùi hôi từ các chất thải;
- Bụi từ quá trình phân loại 03 Khu đốt chất thải nguy
hại
- Mùi hôi từ các chất thải;
- Khí thải từ quá trình đốt chất thải.
04 Khu tái chế - Mùi hôi từ các chất thải;
- Khí thải từ quá trình tái thu hồi hơi dung môi;
- Khí thải từ quá trình tái sinh dầu nhớt.
05 Hoạt động đóng rắn - Mùi từ các chất thải;
- Bụi từ quá trình trộn bê tông 06 Hệ thống súc rửa thùng
phuy
- Bụi từ quá trình tập kết chất thải;
- Mùi hôi từ các chất thải chưa súc rửa.
- Hơi hóa chất
07 Nhà kho chứa tạm - Mùi hôi từ các chất thải
08 Nhà bảo vệ - Mùi hôi từ các công trình vệ sinh, các thùng chứa CTR sinh hoạt
09 Nhà xe - Bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông;
- Hơi xăng dầu từ các phương tiện.
10 Nhà ăn - Mùi, khí thải từ hoạt động đun nấu thức ăn
- Mùi hôi từ các công trình vệ sinh, các thùng chứa CTR sinh hoạt.
11 Văn phòng - Mùi hôi từ các công trình vệ sinh, các thùng chứa CTR sinh hoạt
12 Phòng thí nghiệm - Mùi hôi từ các hóa chất
- Mùi hôi từ các công trình vệ sinh, các thùng chứa CTR sinh hoạt.
13 Đường nội bộ + Hệ thống thoát nước mưa
- Mùi từ hệ thống cống rãnh thoát nước 14 Khu vực xử lý môi
trường và chất thải - Các khí ô nhiễm như: NH3, H2S, CH4, mercaptan và các chất gây mùi khác từ quá trình phân huỷ yếm khí 15 Khu vực bãi chôn lấp an
toàn
- Các khí ô nhiễm như: NH3, H2S, CH4, mercaptan - Mùi hôi từ bãi chôn lấp an toàn
16 Khu phát điện dự phòng - Các khí ô nhiễm như: Bụi, SOx, NOx, CO và THC 17 Cây xanh, thảm cỏ - Mùi từ thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu
Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí trong giai đoạn vận hành được trình bày trong bảng 8.5. dưới đây:
Bảng 8.5. Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí
Stt Thông số Tác động
1 Bụi - Kích thích hô hấp, xơ hoá phổi, ung thư phổi
- Gây tổn thương da, giác mạc mắt, bệnh ở đường tiêu hoá
2 Khí axít (SOx, NOx) - Gây ảnh hưởng hệ hô hấp, phân tán vào máu.
- SO2 có thể nhiễm độc qua da, làm giảm dự trữ kiềm trong máu.
- Tạo mưa axít ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thảm thực vật và cây trồng.
- Tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá hủy vật liệu bê tông và các công trình nhà cửa.
- Ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái và tầng ôzôn.
3 Khí Hydro sunfua (H2S)
- H2S là khí có màu lục, dễ lan truyền trong không khí và có mùi trứng thối đặc trưng. H2S được oxy hóa nhanh chóng để tạo thành các sulfat, các hợp chất có độc tính thấp hơn. H2S ức chế men Cytochromoxydaza (men hô hấp WARBURG) cho nên có tác động mạnh tới hệ hô hấp. Ngay ở nồng độ thấp, H2S có tác dụng kích thích lên mắt và đường hô hấp. Khi tiếp xúc kéo dài sẽ làm giảm khứu giác, nhất là tiếp xúc ở nồng độ cao sẽ làm tê liệt khứu giác.
- Khi ở nồng độ 5 ppm gây nhức đầu khó chịu, ở nồng độ 500 ppm có thể gây tử vong.
- Tiếp xúc thường xuyên với H2S ở nồng độ dưới mức nồng độ gây nhiễm độc cấp tính, có thể phát sinh nhiễm độc mạn tính. Các triệu chứng nhiễm độc H2S mãn tính như suy nhược, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, chóng mặt, khó tập trung, tính khí thất thường, tăng tiết mồ hôi, rối loạn hệ thần kinh tự động, viêm phế quản mãn tính và rối loạn tiêu hóa. Có thể có bệnh ở mắt và đường viền xanh xám ở răng. Các rối loạn thần kinh có thể gặp là liệt, viêm màng não, viêm nhiều dây thần kinh và còn có thể rối loạn tâm thần. Tiêu chuẩn Việt Nam cho phép H2S trong không khí xung quanh là 0,008 mg/m3.
4 Khí (CH3)SH - Là chất khí không màu, mùi khó chịu giống mùi tỏi hoặc bắp cải thối. Khí (CH3)SH ở nồng độ 150 ppm sẽ
Stt Thông số Tác động
gây nguy hại ngay lập tức cho sức khoẻ con người như gây sưng mắt, làm rát da.
5 Khí Mê tan (CH4) - Khí CH4 là sản phẩm cuối cùng của quá trình lên men kỵ khí. Nó ít gây độc hại nếu chỉ tồn tại ở một nồng độ thấp hơn khả năng có thể phát cháy. Mối đe dọa chủ yếu nhất liên quan đến khí sinh ra là vấn đề cháy nổ khi CH4 tồn tại ở nồng độ 5 - 15%.
- Sự cố cháy và nổ ở các bãi chôn rác có thể xảy ra do một loạt các nguyên nhân như : tro nóng của các xe chở rác tới, một mẩu thuốc lá chưa dụi tắt của công nhân, các tia nắng mặt trời được hội tụ qua các mảnh thủy tinh vụn.
- Việc cháy ở các bãi chôn lấp và hầm ủ rất nguy hiểm vì nó sẽ làm gia tăng mạnh mẽ sự bốc hơi và khuếch tán các chất hữu cơ vào môi trường.
6 Oxyt cacbon(CO) - Giảm khả năng vận chuyển ôxy của máu đến các tổ chức, tế bào do CO kết hợp với Hemoglobin thành cacboxyhemoglobin.
7 Khí cacbonic(CO2) - Gây rối loạn hô hấp phổi.
- Gây hiệu ứng nhà kính.
- Tác hại đến hệ sinh thái.
8 Hydrocarbons - Gây nhiễm độc cấp tính: suy nhược, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn giác quan có khi gây tử vong.
9 Khí NH3 - NH3 là một chất khí gây kích thích đường hô hấp, có mùi khai đặc trưng, có khả năng gây ngạt. Khi NH3 có nồng độ cao trong khí quyển có thể gây tồn thương vùng mắt, khó thở ... ở nồng độ quá cao có thể gây chết người.
10 Mùi hôi - Gây cảm giác cho con người khó chịu.
11 Khí Clo (Cl2) - Clo gây tác dụng kích thích đối với cơ thể. Giới hạn phát hiện Clo khoảng 0,05-0,1 ppm. Triệu chứng kích thích xuất hiện khi nồng độ Clo nhỏ hơn 1 ppm, khi nồng độ Clo cao hơn 3 ppm có thể gây nguy hiểm đối với cơ thể.
- Ngưỡng gây nguy hiểm đối với cây trồng là 0,1-1,0 ppm.
12 Bụi kim loại và oxit kim loại
- Bụi ôxít kim loại chủ yếu là oxít sắt khi thở hít vào lâu ngày có thể phát sinh bệnh bụi phổi-sắt. Đây là loại bụi phổi lành tính thường gặp phải ở công nhân làm việc tại những nơi môi trường lao động có hàm