Nhu cầu cấp và xử lý nước thải

Một phần của tài liệu Dự án đầu tư nhà máy thu gom, phân loại và xử lý chất thải công nghiệp và nguy hại công suất 30 tấnngày tại xã bàu cạn, huyện long thành, tỉnh đồng nai (Trang 81 - 125)

CHƯƠNG 6: THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG VÀ THIẾT BỊ

6.4. Nhu cầu cấp và xử lý nước thải

Tổng nhu cầu cấp nước và xử lý nước thải được thể hiện trong bảng cân bằng nước 6.10

Bảng 6.10: Cân bằng sử dụng nước của dự án

Stt Nhu cầu sử dụng nước Lưu lượng

(m3/ngày) Tính chất

1 Cấp nước sinh hoạt 8

2 Cấp nước sản xuất 57,9

Stt Nhu cầu sử dụng nước Lưu lượng

(m3/ngày) Tính chất 2.1 Bổ sung tuần hoàn nước giải nhiệt

khí thải lò đốt, trong đó:

+ Tỷ lệ bay hơi chiếm 12%

+ Tỷ lệ xả cặn xử lý chiếm 10%.

26,4 Nước xử lý khí được tuần hoàn sử dụng lại sau khi đã được lắng cặn tại bể chứa

2.2 Nước phục vụ đóng rắn bê tông hóa

chất thải 6,5 Liên tục

2.3 Nước phục vụ thu hồi dung môi

5 Liên tục

2.4 Nước phục vụ tái chế nhớt 7 Liên tục

2.5 Nước súc rửa thùng phuy (1 thùng tốn 15L để súc rửa:

15Lx200 thùng)

3 Liên tục

2.6 Nước vệ sinh xe vận chuyển ra vào

dự án, 9 Không liên tục

2.7 Nước vệ sinh nhà xưởng 6

3 Nước tưới cây, rửa đường 5 Không liên tục

Tổng cộng 70,9

Nguồn: Công ty TNHH Tân Thiên Nhiên, tháng 08/2010.

6.4. Nhu cầu nhân lực

Tổng số nhân sự dự kiến của nhà máy khoảng 80 người. Cơ cấu nhân sự của nhà máy được trình bày trong bảng 6.11.

Bảng 6.11. Cơ cấu nhân sự của nhà máy.

Stt Nhân viên Số lượng

01 Công nhân trực tiếp

- Công nhân kỹ thuật 10

- Công nhân giản đơn 49

02 Nhân viên gián tiếp

- Nhân viên văn phòng 5

- Kế toán 2

- Bảo vệ 5

- Tạp vụ, lái xe 7

03 Ban quản lý, điều hành

Stt Nhân viên Số lượng

- Giám đốc 1

- Phó giám đốc 1

Tổng cộng 80

CHƯƠNG 7: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ – HIỆU QUẢ KINH TẾ

7.1. TỔNG CHI PHÍ

Tổng chi phí thiết bị, dụng cụ văn phòng, .. ước tính bảng 7.1. sau:

Bảng 7.1: Dự kiến vốn đầu tư

Stt Danh mục thiết bị ĐVT Số lượng Thành tiền (triệu đồng)

01 Chi phí về đất m2 102.751 6.000

02 Xây dựng nhà xưởng m2 14.000 4.000

03 Hệ thống phân loại Hệ thống 1 500

04 Lò đốt 2 cấp Cái 3 12.000

05 Hệ thống chưng cất dung môi Hệ thống 1 500

06 Hệ thống tái sinh nhớt thải Hệ thống 1 500

07 Hệ thống XLNT Hệ thống 1 2.500

08 Máy móc phụ trợ 2 700

09 Xe vận tải Xe 20 2.000

10 Hệ thống điện nước Hệ thống 1 200

11 Hệ thống xử lý khí thải Hệ thống 1 800

12 Hệ thống đóng rắn Hệ thống 1 100

13 Bãi chôn lấp an toàn Hệ thống 1 10.000

Tổng cộng 39.800

7.2. DỰ KIẾN CHI PHÍ

7.2.1. Chi phí tiền lương cho CBCNV

Mức lương bình quân hàng thánh của CBCNV tính từ năm sản xuất ổn định trở đi được ước tính như sau:

Bảng 7.2: Mức lương bình quân tháng tính từ năm thứ (3-50)

Nhân viên Lương tháng

(1.000d)

Số lượng (người)

Thành tiền (1.000 d)

A- Công nhân trực tiếp 59

1- Công nhân kỹ thuật 2.500 10 25.000

2- Công nhân giản đơn 2.000 49 98.000

B- Nhân viên gián tiếp 19

1- Nhân viên văn phòng 2.000 5 10.000

2- Kế toán 2.500 2 5.000

3- Bảo vệ 2.000 5 10.000

Formatted: Font: 13 pt

4- Tạp vụ, lái xe 2.000 7 14.000

* Ban quản lý, điều hành 02

1- Giám đốc 3.500 1 3.500

2- Phó giám đốc 3.200 1 3.200

Tổng cộng: 80 249.000

- Chi phí lương tháng bình quân là 249.000.000 đ;

- Chi bảo hiểm xã hội 5% là : 6.125.000 d ;

- Chi phí lương cho năm: 12tháng x 128.625.000 đ = 1.543.500.000 d 7.2.2. Chi phí điện, nước

- Ước tính điện năng tiêu thụ cho toàn bộ nhà máy là 50.000 KWh/năm, mỗi KWh giá 1.500đ. Tổng chi phí điện năng trong 1 năm là:

50.000 KWh/năm x 1.500đ/kw = 75.000.000đ/năm - Nước cho sinh hoạt trong 1 năm là 1.500m3, giá 4.000đ/m3.

1.500m3 x 4.000đ/m3 = 60.000.000 đ/năm.

- Nước cho sản xuất (vệ sinh nhà xưởng) là: 600m3/năm 600 m3/năm x 4.000 đ/m3 = 2.400.000 đ/năm - Nước cho tưới cây, rửa đường là: 1.800 m3/năm

1.800 m3/năm x 4.000 đ/m3 = 7.200.000 đ/năm

Tổng chi phí điện nước: 144.600.000 đ/năm

7.2.3. Chi phí nhiên liệu cho các loại xe cơ giới vận chuyển và thiết bị máy móc Ước tính chi phí nhiên liệu (xăng) cho tất cả các loại xe cơ giới và thiết bị máy móc tính từ năm thứ 3 trở đi như sau:

- Xăng: 12.000 lít/năm x 19.000đ/lít = 228.000.000 đ/năm Tổng cộng chi phí nhiên liệu: 228.000.000đ/năm.

7.2.4. Chi phí bảo trì máy móc, thiết bị

Chi phí này nhằm duy trì chất lượng phục vụ của hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng như đảm bảo máy móc, trang bị của dây chuyền xử lý được vận hành liên tục, đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Tỷ lệ duy tu bảo dưỡng bằng 0,1% giá trị xây dựng nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, và 0,2% giá trị trang thiết bị máy móc sản xuất.

Tổng chi phí: 15.450.600 đ/năm, trong đó:

- Bảo dưỡng thiết bị, máy móc: 1.393.000đ/năm - Bảo dưỡng công trình: 14.057.600đ /năm

7.2.5. Tổng vốn lưu động

Vốn lưu động tính từ năm sản xuất ổn định trở đi là 500 triệu đồng 7.2.6. Chi phí quản lý, vận hành máy

- Chi phí văn phòng phẩm, điện thoại: 20.000.000 đ/năm - Chi phí bao bì, nhãn mác: 40.000.000 đ/năm

Tổng cộng: 60.000.000 đ/năm

7.3. NGUỒN VỐN DỰ KIẾN CHO CÔNG TRÌNH

- Nguồn vốn đầu tư của dự án là vốn tự có và vốn vay ngân hàng:

- Tổng vốn đầu tư của dự án là: 39.800.000.000 đồng - Vốn chủ sở hữu: 12.000.000.000 đồng 7.4. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN

Ước tỉnh tổng vốn đầu tư cho dự án khoảng 39,8 tỷ đồng. Trong đó:

- Vốn chủ sở hữu : 25,13 tỷ đồng (chiếm 63,15%);

- Vốn vay ngân hàng : 14,67 tỷ đồng (chiếm 36,85%).

Chi tiết vốn đầu tư xây dựng các hạng mục công trình được trình bày trong bảng 7.3.

Bảng 7.3. Tổng vốn đầu tư của dự án.

Stt Danh mục thiết bị ĐVT Số lượng Thành tiền (triệu đồng)

01 Chi phí về đất m2 102.751 6.000

02 Xây dựng nhà xưởng m2 14.000 4.000

03 Hệ thống phân loại Hệ thống 1 500

04 Lò đốt 2 cấp Cái 3 12.000

05 Hệ thống chưng cất dung môi Hệ thống 1 500

06 Hệ thống tái sinh nhớt thải Hệ thống 1 500

07 Hệ thống XLNT Hệ thống 1 2.500

08 Máy móc phụ trợ 2 700

09 Xe vận tải Xe 20 2.000

10 Hệ thống điện nước Hệ thống 1 200

11 Hệ thống xử lý khí thải Hệ thống 1 800

12 Hệ thống đóng rắn Hệ thống 1 100

13 Bãi chôn lấp an toàn Hệ thống 1 10.000

Tổng cộng 39.800

CHƯƠNG 8: CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

8.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Đây là dự án xử lý chất thải nên có tác động tích cực đối với MT: giải quyết CTR công nghiệp nguy hại phát sinh trên địa bàn hai huyện, góp phần bảo vệ MT cho địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động dự án có thể phát sinh các vấn đề MT thứ cấp như trình bày dưới đây.

8.1.1. Trong giai đoạn xây dựng

(a). Tác động đến môi trường không khí

Giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng dự án bao gồm: Giải phóng, san lấp mặt bằng; xây dựng đường nội bộ, xây dựng nhà xưởng, sân bãi, các công trình công cộng, trồng cây xanh; hệ thống cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc; xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, lắp đặt các thiết bị công nghệ.

Các hoạt động chính và nguồn gây tác động môi trường không khí trong giai đoạn chuẩn bị, xây dựng được trình bày trong bảng 8.1.

Bảng 8.1. Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường không khí trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng.

Stt Các hoạt động Nguồn gây tác động

01 Giải phóng mặt bằng - Bụi phát sinh từ quá trình phát quang, chặt bỏ thảm thực vật tại khu đất dự án.

- Bụi, khí thải từ các phương tiện vận chuyển thực vật bị chặt bỏ.

02 San lấp mặt bằng - Bụi, khí thải từ các xe ủi san lấp mặt bằng.

- Bụi, khí thải từ các phương tiện vận chuyển đất cát san lấp.

03 Hoạt động tập kết, lưu trữ nhiên, nguyên, vật liệu.

- Bụi, khí thải của các phương tiện vận chuyển xăng dầu, vật liệu xây dựng, sơn, thiết bị, … - Bụi từ quá trình bốc xếp nguyên vật liệu.

- Hơi xăng dầu từ các thùng chứa xăng dầu, sơn.

04 Xây dựng cơ sở hạ tầng như đường nội bộ, hệ thống cấp thoát nước, cung cấp điện, thông tin liên lạc, ...

- Bụi, khí thải từ các máy móc phục vụ xây dựng: búa máy, cần cẩu;

- Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình thi công có gia nhiệt: cắt, hàn, đốt nóng chảy nhựa bitum.

05 Xây dựng nhà xưởng, sân bãi, văn phòng, công trình công cộng, ...

- Bụi trong quá trình đào đắp đất, xây dựng.

Stt Các hoạt động Nguồn gây tác động 06 Sinh hoạt của công nhân tại

công trường

- Mùi hôi từ chất thải sinh hoạt của khoảng 50 công nhân trên công trường.

Các tác nhân trên gây nhiều tác động, ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ công nhân. Trong đó, tác động do bụi, khí thải phương tiện giao thông vận chuyển và tiếng ồn là ba tác động chính trong quá trình thi công xây dựng.

Mức độ tác động của các chất gây ô nhiễm không khí được thể hiện qua bảng 8.2. dưới đây.

Bảng 8.2. Mức độ tác động của các chất gây ô nhiễm không khí Stt Chất gây ô nhiễm Tác động

01 Bụi - Kích thích hô hấp, xơ hoá phổi, ung thư phổi

- Gây tổn thương da, giác mạc mắt, bệnh ở đường tiêu hoá 02 Khí axít

(SOx, NOx)

- Gây ảnh hưởng hệ hô hấp, phân tán vào máu

- SO2 có thể nhiễm độc qua da, làm giảm dự trữ kiềm trong máu

- Tạo mưa axít ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thảm thực vật và cây trồng

- Tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá huỷ vật liệu bê tông và các công trình nhà cửa

- Ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái và tầng ôzon 03 Oxyt cacbon (CO) - Giảm khả năng vận chuyển ôxy của máu đến các tổ

chức, tế bào do CO kết hợp với hemoglobin và biến thành cacboxyhemoglobin

04 Khí cacbonic (CO2) - Gây rối loạn hô hấp phổi - Gây hiệu ứng nhà kính - Tác hại đến hệ sinh thái 05 Tổng hydrocarbons

(THC)

- Gây nhiễm độc cấp tính: suy nhược, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn giác quan có khi gây tử vong

06 Hơi xăng dầu Hơi xăng dầu có chứa các chất hydrocarbon nhẹ như mêtan, propan, butan, hyđro sunfua. Mức độ nhiễm độc hơi xăng dầu như sau:

- Nồng độ hơi xăng dầu từ 45% trở lên sẽ gây ngạt thở do thiếu ôxy. Khi thở hít hơi xăng dầu có thể gây ra các triệu chứng nhiễm độc như say, co giật, ngạt, viêm phổi, áp xe phổi.

- Khi hít thở dầu xăng ở nồng độ trên 40.000mg/m3 có

Stt Chất gây ô nhiễm Tác động

thể bị tai biến cấp tính với các triệu chứng như tức ngực, chóng mặt, rối loạn giác quan, tâm thần, nhức đầu, buồn nôn, nôn (say).

- Khi hít thở nồng độ trên 60.000mg/m3 sẽ xuất hiện các cơn co giật, rối loạn tim và hô hấp, thậm chí gây tử vong.

Ngoài ra, một số người nhạy cảm xăng dầu còn gây tác động trực tiếp lên da (ghẻ, ban đỏ, eczema, bệnh nốt dầu, ung thư da).

Nguồn: Trung tâm Tư vấn và Công nghệ Môi trường(CECT) tổng hợp, năm 2010.

(b). Tác động đến môi trường nước

Các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước trong giai đoạn xây dựng dự án là:

- Nước thải sinh hoạt của công nhân;

- Nước mưa chảy tràn qua toàn bộ khu đất dự án cuốn theo bụi, đất, cát, đá, nguyên nhiên vật liệu như xi măng, xăng dầu, sơn,… rơi vãi xuống làm ảnh hưởng chất lượng nước mặt khu vực, đồng thời gây ngập úng cục bộ khu vực thi công xây dựng.

Mức độ ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm môi trường nước được thể hiện trong bảng 8.3 dưới đây:

Bảng 8.3. Tác động của các tác nhân gây ô nhiễm đến môi trường

Stt Thông số Tác động

1 Nhiệt độ - Ảnh hưởng đến chất lượng nước, nồng độ ôxy hoà tan trong nước (DO)

- Ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học

- Ảnh hưởng tốc độ và dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước

2 Các chất hữu cơ - Giảm nồng độ ôxy hoà tan trong nước - Ảnh hưởng đến tài nguyên thủy sinh

3 Chất rắn lơ lửng - Ảnh hưởng đến chất lượng nước, tài nguyên sinh vật thủy sinh

4 Các chất dinh dưỡng (N,P)

- Gây hiện tượng phú dưỡng, ảnh hưởng tới chất lượng nước, sự sống thủy sinh.

5 Các vi khuẩn gây bệnh

- Nước có lẫn vi khuẩn gây bệnh là nguyên nhân của các dịch bệnh thương hàn, phó thương hàn, lỵ, tả.

- Coliform là nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột - E.coli (Escherichia Coli) là vi khuẩn thuộc nhóm Coliform, có nhiều trong phân người.

6 Thức ăn thừa - Tăng nồng độ chất ô nhiễm có trong nước, do quá trình phân huỷ hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ có trong thức ăn, làm giảm DO, tăng chỉ tiêu BOD5, COD, chất dinh dưỡng trong nguồn nước.

Nguồn: Chi nhánh khu vực phía Nam – Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường (SB-CECT) tổng hợp, tháng 06/2010.

(c). Tác động đến môi trường đất

Hoạt động xây dựng nhà máy xử lý CTNH sẽ gây một số tác động đến môi trường đất như sau:

- Phá bỏ thảm thực vật hoang dại (cây bụi, cỏ lác, ...) tại khu vực dự án do các hoạt động phát quang, đào, đắp, san lấp mặt bằng;

- Hoạt động san lấp mặt bằng chuẩn bị thi công gây nên xáo trộn làm tăng nguy cơ xói mòn, bạc màu cho khu đất;

- Hoạt động của máy móc thiết bị thi công xây dựng; việc tập kết, lưu trữ nhiên, nguyên vật liệu; hoạt động vận hành thử các hạng mục thiết bị và sinh hoạt của công nhân tại công trường sẽ làm phát sinh các chất thải gây ô nhiễm môi trường đất như:

nước thải, chất thải rắn, nguyên nhiên vật liệu, dầu mỡ rơi vãi, rò rỉ, ...;

- Việc xảy ra sự cố cháy nổ nhiên liệu trên khu vực dự án có thể lan truyền ảnh hưởng ô nhiễm môi trường đất nghiêm trọng đến các khu vực lân cận của dự án.

Nhìn chung, mức độ tác động ảnh hưởng của quá trình thi công xây dựng dự án đến môi trường đất chủ yếu là ở khả năng làm xói mòn và rửa trôi.

(d). Tác động đến tài nguyên sinh học

Do dự án được xây dựng trong Khu công nghiệp, độ đa dạng sinh học xung quanh khu vực dự án thấp nên khi xây dựng những tác động đến tài nguyên sinh học là rất ít. Có thể liệt kê một số tác động đến hệ sinh thái xung quanh như sau:

- Hệ sinh thái trên cạn

- Bụi sinh ra bám lên lá cây, làm giảm khả năng quang hợp của cây.

- Tiếng ồn làm xáo động môi trường sống của các sinh vật xung quanh.

- Hệ sinh thái dưới nước

Một số tác động đến hệ sinh thái dưới nước như sau:

- Bụi, đất đá rơi trong quá trình thi công làm tăng độ đục hoặc làm giảm diện tích mặt nước gây ảnh hưởng đến sinh vật thuỷ sinh;

- Nước thải sinh hoạt làm tăng hàm lượng các chất ô nhiễm (BOD, COD, SS và các chất hữu cơ dễ phân hủy) trong nước mặt lưu vực xung quanh gây suy thoái môi trường nước và ảnh hưởng đến các loài thủy sinh;

- Chất thải rắn gồm vật liệu xây dựng, gỗ, các kim loại, bao bì đổ xuống sông, kênh rạch sẽ xảy ra quá trình phân hủy sinh học, hoá học; làm tắc nghẽn dòng chảy gây ảnh hưởng đến đời sống hệ thủy sinh khu vực, mất mỹ quan của khu vực;

- Do khối lượng đất cát có thể được nước mưa cuốn trôi xuống dòng suối làm tăng độ đục và khiến ánh sáng mặt trời không xuyên xuống tới được các tầng nước bên dưới làm cho sự quang hợp của nhiều loài thực vật thủy sinh bị hạn chế. Ngoài ra đất cát rơi vãi còn làm tăng khả năng bồi lắng sông, suối ảnh hưởng tới môi trường sinh sống, môi trường sinh sản của một số loài;

- Dầu mỡ rò rỉ từ phương tiện vận chuyển có thể gây độc cho các thực vật thủy sinh, ảnh hưởng tới các phiêu sinh vật cũng như trứng các loài tôm cá,... ;

Nhìn chung quy mô tác động do quá trình trên không lớn do hệ sinh thái tại khu đất dự án nghèo nàn, số lượng động thực vật tương đối ít, không có loài có giá trị cao hay cần được bảo vệ.

(f). Tác động đến kinh tế - xã hội (1). Tác động tích cực

Giai đoạn xây dựng dự án có một số tác động tích cực cụ thể đến kinh tế - xã hội địa phương như sau:

- Huy động một lượng lao động nhàn rỗi ở địa phương;

- Góp phần giải quyết lao động và tăng thu nhập tạm thời cho người lao động;

- Kích thích phát triển một số loại hình dịch vụ ăn uống, sinh hoạt, giải trí khác nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân tại khu vực dự án.

(2). Tác động tiêu cực

- Sự hình thành và phát triển dự án sẽ làm xáo trộn phần nào đời sống văn hóa tinh thần của người dân trong khu vực;

- Việc tập trung một lực lượng công nhân xây dựng (khoảng 50 công nhân xây dựng mỗi ngày) trong thời gian thi công kéo dài (khoảng 6 tháng) có thể gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự xã hội tại khu vực như phát sinh các dịch vụ không lành mạnh, các khó khăn trong công tác quản lý nhân khẩu, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường.

Chủ đầu tư sẽ kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong công tác quản lý công nhân nhằm tránh phát sinh các tác động tiêu cực tới an ninh trật tự xã hội của địa phương.

8.1.2. Trong giai đoạn vận hành (a). Tác động đến môi trường không khí

Các nguồn gây ô nhiễm không khí trong giai đoạn vận hành được trình bày trong bảng 8.4.

Bảng 8.4. Các nguồn ô nhiễm không khí tại khu vực Dự án.

Stt Nguồn ô nhiễm Các chỉ thị ô nhiễm 01 Hoạt động vận chuyển

chất thải

- Mùi hôi từ các chất thải;

- Khí thải từ các phương tiện vận chuyển.

Một phần của tài liệu Dự án đầu tư nhà máy thu gom, phân loại và xử lý chất thải công nghiệp và nguy hại công suất 30 tấnngày tại xã bàu cạn, huyện long thành, tỉnh đồng nai (Trang 81 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)