Bồi dưỡng về soạn bài, giảng bài

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm một số giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường tiểu học nhơn hò (Trang 23 - 26)

5. Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ

5.2. Bồi dưỡng về soạn bài, giảng bài

* Soạn bài:

Đây là việc chuẩn bị quan trọng nhất của giáo viên cho giờ lên lớp.

Muốn có giờ dạy tốt thì kế hoạch bài dạy (giáo án) đóng vai trò quyết định. Để có một giáo án chất lượng thì người soạn phải xác định được đặc trưng, mục tiêu, yêu cầu của tiết học, bài học và lựa chọn phương pháp phù hợp.

Song song với việc soạn bài là sự chuẩn bị đồ dùng dạy học, đó là hai công việc chủ yếu và trọng tâm trước giờ lên lớp của giáo viên.

Để chất lượng bài soạn đạt hiệu quả, tôi thường xuyên hướng dẫn cho giáo viên cách soạn bài của từng môn học, từng loại tiết, giúp đỡ giáo viên biết nghiên cứu bài chính xác, xác định mục đích yêu cầu và phương pháp, bài soạn phải đảm bảo ngắn gọn nhưng đủ nội dung, đủ thông tin, hình thức tiến hành của từng bài sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của lớp, của từng đối tượng học sinh và của trường mà vẫn đảm bảo yêu cầu giáo dục. Bên cạnh việc hướng dẫn của tôi, tôi cũng cho giáo viên thảo luận với nhau về cách soạn của từng bài để bổ sung kinh nghiệm soạn bài cho nhau.

Ban giám hiệu và các tổ trưởng tổ chuyên môn kiểm tra, theo dõi, nắm tình hình bài soạn của giáo viên như:

+ Ban giám hiệu trực tiếp dự các buổi sinh hoạt chuyên môn về trao đổi cách soạn bài của giáo viên, kết hợp kiểm tra giáo án của các giáo viên hàng tháng.

+ Sau mỗi lần kiểm tra có nhận xét, đánh giá những ưu điểm, hạn chế, có xếp loại cụ thể, chính xác và công bằng để biểu dương hoặc phê bình mang tính xây dựng.

Qua việc làm trên tôi nhận thấy giáo viên đã thực hiện rất nghiêm túc việc soạn bài và chuẩn bị bài, chất lượng bài soạn được nâng lên và có ảnh hưởng tốt đến hiệu quả tiết dạy.

* Giảng bài:

Hoạt động dạy và học ở trường tiểu học được thực hiện chủ yếu bằng hình thức dạy và học trên lớp. Giờ lên lớp giữ vai trò quyết định chất lượng dạy và học; quyết định kết quả giờ lao động là ở người giáo viên. Vậy làm thế nào để các giờ lên lớp của giáo viên có kết quả tốt là việc mà tôi luôn trăn trở để tìm ra giải pháp. Tôi đã chỉ đạo thực hiện một số việc sau:

+ Yêu cầu của một giờ lên lớp:

- Giáo viên phải đảm bảo về yêu cầu kiến thức cơ bản, chính xác.

- Phương pháp phù hợp với bài dạy.

- Sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào để có hiệu quả cao nhất.

- Phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, hứng thú học tập của học sinh ở cả 4 đối tượng: giỏi, khá, trung bình, yếu.

Riêng từ giữa học kì 1 năm học 2014-2015, theo chỉ đạo của ngành người giáo viên không lấy học sinh làm trung tâm mà phải lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm, phải tổ chức cho tất cả học sinh đều được hoạt động trong tiết học.

- Tùy theo bài học mà học sinh được: tự rút ra bài học, được hướng dẫn kỹ năng, thực hành, được liên hệ thực tế cuộc sống để có các kỹ năng sống...

Ví dụ: Môn Khoa học cần chú trọng cho học sinh được thực hành bằng thí nghiệm, được quan sát vật chất để từ đó tự rút ra kết luận về các hiện tượng của tự nhiên. Môn Địa lý thì phải giúp học sinh có kỹ năng về sử dụng bản đồ, lược đồ. Môn Tiếng Việt thì phải cho học sinh về kỹ năng luyện nói, luyện viết…

- Lời đánh giá nhận xét học sinh phải thể hiện sự tôn trọng nhân cách, chính xác, khuyến khích tư duy.

+ Dự giờ thăm lớp:

Thực tế cho thấy do trình độ của giáo viên không đồng đều nên việc giảng dạy không đều tay, chất lượng học tập của học sinh bị hạn chế. Hoạt động giảng dạy là hoạt động mang tính chất thường xuyên của tất cả giáo viên. Vì vậy để nâng cao chất lượng giảng dạy, tôi đã lên kế hoạch để Ban giám hiệu cùng các tổ trưởng chuyên môn dự giờ thường xuyên tất cả các giáo viên (báo trước và đột xuất).

Việc dự giờ để rút kinh nghiệm không thể tùy tiện, do đó truớc khi dự giờ, chúng tôi xem trước nội dung bài học của học sinh để khi dự nhanh chóng phân tích cái hay, cái chưa hay còn hạn chế trong bài giảng của giáo viên.

Tôi dự giờ với tính chất để góp ý, bổ sung, sửa sai và tạo điều kiện cho giáo viên có ý thức rèn luyện tay nghề. Tôi chủ yếu động viên, khuyến khích, khen ngợi sự tiến bộ trong việc xác định mục tiêu, chuẩn kiến thức, nội dung, kỹ năng và phương pháp tổ chức dạy học của giáo viên. Đồng thời có đánh giá, nhận xét chân tình và có tính xây dựng, khuyến khích giáo viên tiếp tục phát huy những ưu điểm, mặt mạnh và điều chỉnh những mặt còn hạn chế. Tôi quan niệm

không phải dự giờ để đủ số tiết dự theo quy định mà nghĩ rằng dự giờ để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên. Giáo viên có năng lực sư phạm tốt thì mới dạy tốt, dạy tốt thì chất lượng dạy và học mới nâng lên, từ đó nâng cao chất lượng đội ngũ và chất lượng giáo dục của nhà trường.

Qua việc dự giờ, thăm lớp thường xuyên tôi phát hiện ra những giáo viên có tay nghề giỏi, khá, những giáo viên còn hạn chế để có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên phù hợp và kịp thời.

5.3. Bồi dưỡng qua tổ chức “Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường”

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm một số giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường tiểu học nhơn hò (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w