CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.2.1.!Xây dựng mô hình và đo lường các thang đo a.!Xây dựng mô hình nghiên cứu
Dựa vào kết quả phân tích ở chương 1, đề tài lựa chọn mô hình JDI đã điều chỉnh với 7 nhân tố bao gồm 5 nhân tố chính của mô hình và 3 nhân tố được thêm cho phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu cũng như tình hình thực tế ở Việt Nam . Ngoài ra, đề tài còn xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân đến sự hài lòng của nhân viên đối với công việc của mình. Mô hình nghiên cứu được đề xuất như hình 1.
Hình 1: Mô hình nghiên cứu b.!Xây dựng thang đo
Xây dựng thang đo cho nghiên cứu là một công việc cần thiết của mọi nghiên cứu, việc lựa chọn thang đo phù hợp sẽ giúp nhà nghiên cứu dễ dàng trong việc phân tích nghiên cứu và khám phá các vấn đề nghiên cứu. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng thang đo Likert 5 điểm. Về nguyên tắc thang đo càng chi tiết càng chính xác, tuy nhiên đối với thang Likert 5 điểm là mức phù hợp với nghiên cứu này, độ chính xác gần bằng so với thang Likert 7 điểm do đặc điểm phân biệt về ngữ nghĩa mức độ đồng ý trong tiếng Việt không có sự khác nhau lớn giữa thang 5 điểm và thang 7 điểm. Các biến phân loại được xây dựng bằng các thang đo định danh và thang đo thứ bậc.
2.2.2.!Nghiên cứu định tính a.! Phỏng vấn sâu
* Đối tượng phỏng vấn sâu
Trong nghiên cứu này, đối tượng phỏng vấn sâu là các nhân viên am hiểu và kinh nghiệm lâu năm.
*Nội dung phỏng vấn sâu
Nội dung phỏng vấn xoay quanh việc khám phá quan điểm của các nhân viên về sự hài lòng đối với công việc và các thành phần của nó.
* Kết quả phỏng vấn sâu
Sau khi phỏng vấn, thang đo sự hài lòng của nhân viên trong công việc được điều chỉnh như sau:
Bảng 1. Thang đo sự hài lòng của nhân viên đối với công việc trong mô hình nghiên cứu
Các nhân tố Mã
hóa Các thang đo
Tính chất công việc
CV1 Công việc phù hợp với trình độ chuyên môn, phù hợp với kỹ năng được đào tạo
CV2 Hiểu rõ về công việc
CV3 Cho phép sử dụng tốt các năng lực cá nhân CV4 Được kích thích để sáng tạo trong công việc CV5 Công việc có nhiều thử thách, thú vị
CV6 Khối lượng công việc hợp lý
Đào tạo và thăng tiến
DT1 Được đào tạo đầy đủ các kỹ năng chuyên môn DT2 Được tạo điều kiện học tập nâng cao chuyên môn DT3 Cơ hội thăng tiến cho người có năng lực
DT4 Cơ hội phát triển các nhân
DT5 Chính sách đào tạo và thăng tiến công bằng
Tiền lương và phúc lợi
TL1 Lương phù hợp với năng lực và đóng góp TL2 Chính sách lương thưởng rõ ràng, công bằng TL3 Yên tâm với mức lương hiện tại
TL4 Có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập
PL1 Thực hiện đầy đủ chế độ phúc lợi cho nhân viên PL2 Bộ phận công đoàn bảo vệ quyền lợi chính đáng của
nhân viên
PL3 Chính sách phúc lợi thể hiện sự quan tâm đối với nhân viên
Lãnh đạo
QH1 Cấp trên dễ gần trong giao tiếp QH2 Lãnh đạo quan tâm đến cấp dưới
QH3 Nhân viên nhận được sử hỗ trợ của lãnh đạo trong công việc
QH4 Lãnh đạo đối xử công bằng
QH5 Lãnh đạo có năng lực, tầm nhìn và khả năng điều hành tốt
Đồng nghiệp
DN1 Đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau DN2 Đồng nghiệp phối hợp tốt khi làm việc DN3 Đồng nghiệp rất thân thiện
DN4 Đồng nghiệp đáng tin cậy Điều kiện làm
việc
MT1 Thời gian làm việc phù hợp
MT2 Môi trường làm việc sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh MT3 Điều kiện làm việc an toàn
MT4 Môi trường đầy đủ tiện nghi hỗ trợ cho công việc
MT5 Áp lực công việc không quá cao
Đánh giá thành tích
DG1 Cơ quan đánh gía thành tích chính xác, hợp lý
DG2 Đánh giá thành tích giúp cơ quan có chính sách khen thưởng kịp thời
DG3 Đánh giá thành tích công bằng giữa các CB-CC DG4 Đánh giá thành tích là cơ chế kiểm soát nhân viên
trong việc thực hiện công việc Sự hài lòng
HL1 Anh (Chị) hài lòng với công việc hiện tại
HL2 Anh (Chị) sẽ tiếp tục gắn bó lâu dài với cơ quan HL3 Anh (Chị) tự hào khi được làm việc tại cơ quan
Đây sẽ là thang đo dùng để phác thảo Bản câu hỏi cho nghiên cứu chính thức b.! Thiết kế bản câu hỏi
Bản câu hỏi được thiết kế gồm hai phần chính.
-! Phần I: Đánh giá của nhân viên về sự hài lòng đối với các khía cạnh và mức độ hài lòng chung theo thang đo Likert 1 đến 5.
-! Phần II: Thông tin của nhân viên như: tuổi,giới tính, trình độ, thời gian công tác, bộ phận công tác, vị trí công tác.
c.! Phỏng vấn thử
Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn thử với 10 đối tượng - là một trong số các nhân viên của trường để đưa ra bản câu hỏi nghiên cứu chính thức. Đây là bản câu hỏi dùng cuối cùng dùng để khảo sát ý kiến của nhân viên trên thực tế.
2.2.3.!Nghiên cứu định lượng a.! Mẫu nghiên cứu
Đối tượng khảo sát là tất cả các CBCCVC hiện tại đang làm việc tại Sở Công Thương (trừ các cán bộ giữ vị trí trong ban lãnh đạo). Tổng thể nghiên cứu này có kích thước N = 250
b.! Tổ chức thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu được áp dụng là phát bản câu hỏi trực tiếp cho cho tất cả nhân viên hiện đang làm việc tại Sở vào thời điểm tiến hành khảo
sát.
c.! Chuẩn bị xử lý dữ liệu
*! Chuẩn bị dữ liệu
*! Mã hóa dữ liệu
*! Nhập dữ liệu
*! Làm sạch dữ liệu
2.2.4.!Các thủ tục phân tích dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu
-!Phân tích mô tả dữ liệu thống kê
-!Phân tích độ tin cậy bằng hệ số Cronbach Alpha
-!Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)
-!Xây dựng phương trình hồi quy và phân tích tương quan
-!Phân tích phương sai một yếu tố (Oneway-Anova)