Tổ chức lãnh thổ kinh tế Bắc Giang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổ chức lănh thổ tỉnh Bắc Giang (Trang 27 - 45)

Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ BẮC GIANG

2.2. Hiện trạng tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Giang

2.2.2. Tổ chức lãnh thổ kinh tế Bắc Giang

a. Khái quát về ngành nông - lâm - nghiệp

* Quy mô và tốc độ tăng trưởng: Nông - lâm - ngư nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, tạo công ăn việc làm cho 72,7% dân số và đóng góp 32,5% trong cơ cấu GDP toàn tỉnh năm 2010, là ngành có số lao động lớn nhất và đóng góp cao nhất trong nền kinh tế.

2.231

3.292 3.382

4.897 4.998 5.182 5.346 7,8

4,6

1,5 3,2 2,6 2,4 2,1

0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000

2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Qui mô (tỉ đồng) Tốc độ (%)

Hình 2.5. Quy mô và tốc độ tăng trưởng ngành nông-lâm-ngư nghiệp của Bắc Giang (theo giá cố định 1994) 2000 - 2010

Nguồn: Biên vẽ từ niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang 2010

Về giá trị sản xuất của ngành có sự tăng lên liên tục. Trong đó ngành mỗi ngành KT lại có sự tăng giảm và có sự thay đổi tỷ trọng trong cơ cấu GDP là khác nhau:

Trong ngành nông nghiệp: Ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng cao nhất mặc dù đang có xu hướng giảm dần từ 65,2% năm 2000 xuống còn 48%

năm 2010; ngành chăn nuôi đứng ở vị trí thứ hai và đang có xu hướng tăng dần lên từ 31,0% năm 2000 lên 48,8% năm 2010; chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là ngành dịch vụ chỉ có 3,8% năm 2000 đến năm 2010 là 3,2%.

Ngành trồng trọt: Điều kiện tự nhiên của tỉnh cho phép trồng được nhiều loại cây gồm cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm, cây ăn quả và đem lại hiệu quả KT khá cao. Tổng diện tích các loại cây trồng vẫn đang có xu hướng tăng lên từ 213.358 ha năm 2000 lên tới 228.047

ha năm 2010, tăng thêm 14.689 ha và giá trị sản xuất cũng tăng từ 1.585.319 triệu đồng lên tới 5.531.000 triệu đồng, tăng thêm được 3.945.681 triệu đồng.

Bảng 2.4. Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt theo giá thực tế phân theo nhóm cây trồng giai đoạn 2000 - 2010

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Tổng số

Trong đó Lương

thực Rau đậu Cây CN hàng năm

Cây CN lâu năm

Cây ăn quả

2000 1.585.319 989.656 173.709 86.199 2.000 236.326 2005 3.410.985 1.472.289 353.018 172.546 3.301 477.515 2007 3.662.329 1.838.032 457.536 163.610 4.105 1.042.241 2008 4.777.644 1.838.076 915.305 359.704 6.330 1.19.982 2009 4.897.604 2.200.145 1.014.446 415.572 7.286 911.282 2010 5.618.329 2.548.540 1.159.118 456.146 13.956 1.031.344

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang 2010

Ngành chăn nuôi: Có những bước phát triển vượt bậc và đang chiếm một vai trò quan trọng trong ngành NN cũng như trong nền KT của tỉnh. Năm 2000 ngành có giá trị sản xuất là 752.862 triệu đồng đóng góp 32,4% trong cơ cấu ngành NN, từ đó giá trị sản xuất cũng liên tục được tăng lên và đến năm 2010 làm ra 5.621 tỷ đồng đóng góp 48,8% trong cơ cấu NN. Vật nuôi được tỉnh tập trung vào là trâu, bò, lợn và các loại gia cầm (ngoài ra tỉnh cũng nuôi dê, ngựa); nhìn chung số lượng các loại vật nuôi đều tăng qua các năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.5. Đàn gia súc, gia cầm phân theo thành phố và các huyện năm 2010 (Đơn vị: con) Vật nuôi

Đơn vị hành chính

Trâu Lợn Gia cầm

Tổng số 83.660 150.985 1.162.349 15.424.000

Thành phố Bắc Giang 108 2.229 26.891 123.000

Huyện Lục Ngạn 21.670 6.949 136.630 1.507.000

Huyện Lục Nam 15.388 11.206 123.848 1.621.000

Huyện Sơn Động 14.011 2.238 54.271 445.000

Huyện Yên Thế 8.960 4.902 80.128 4.569.000

Huyện Hiệp Hoà 4.275 34.940 137.753 1.753.000

Huyện Lạng Giang 9.101 23.922 181.561 1.494.000

Huyện Tân Yên 5.876 27.543 195.718 2.153.000

Huyện Việt Yên 2.091 21.961 146.949 978.000

Huyện Yên Dũng 2.180 15.550 78.600 781.000

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang 2010

Ngành lâm nghiệp: Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, diện tích đất có rừng có thể đạt tới 149,5 nghìn ha, trong đó rừng phòng hộ 45,1 nghìn ha, rừng đặc dụng ổn định 15,4 nghìn ha, và rừng sản xuất khoảng 89 nghìn ha.

Rừng sản xuất có thể tăng thêm nếu như đầu ra của rừng thuận lợi, điều kiện để tăng thêm diện tích rừng sản xuất là chuyển một số diện tích rừng đặc dụng và phòng hộ, vườn tạp, vườn cây ăn quả trên đất lâm nghiệp hiệu quả thấp sang trồng rừng sản xuất.

Hiện nay, tổng diện tích đất lâm nghiệp đã giao quyền sử dụng là 146.741 ha, chiếm 89% diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh. Trong đó các lâm trường, Ban quản lý dự án phòng hộ hồ Cấm Sơn, Ban quản lý dự án bảo tồn

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thiên nhiên Tây Yên Tử quản lý 73.300 ha còn lại nhân dân và các tổ chức khác quản lý 73.441 ha. Diện tích đất lâm nghiệp đã giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho trên 50 nghìn hộ với diện tích 55.645 ha. Số còn lại gần 19 nghìn ha đã giao cho trên 2.000 hộ nhưng chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đã khoán bảo vệ rừng được 44.335 ha rừng cho 7.708 hộ.

Từ kết quả trên, Bắc Giang được đánh giá là địa phương triển khai, tổ chức thực hiện công tác giao đất, khoán rừng và khai thác tiềm năng đất trống đồi núi trọc khá và có hiệu quả so với cả nước.

Ngành ngƣ nghiệp: Với khoảng trên 13 nghìn ha diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thuỷ sản được, bao gồm diện tích ao hồ nhỏ 3.103 ha, diện tích mặt nước lớn 4.973 ha, diện tích ruộng trũng có khả năng nuôi cá 5.041 ha, Bắc Giang là tỉnh miền núi nhưng lại có tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản khá lớn.

Trong những năm qua phong trào nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, thể hiện ở giá trị sản xuất năm 2000 đạt được 68.617 triệu đồng nhưng đến năm 2010 đã là 442.826 triệu đồng, tăng gấp 3,4 lần. Năm 2010 sản lượng đạt 22.178 tấn, tăng 16.128 tấn so với năm 2000 (6050 tấn).

Hiện nay hoạt động nuôi trồng đang được đầu tư phát triển mạnh, tỉnh đã có chính sách chuyển những diện tích đất sản xuất nông nghiệp không hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản, tiến hành nuôi trong các lồng, bè trên sông suối, hồ lớn. Hình thức nuôi cũng được chuyển từ nuôi thả sang nuôi bán CN và nuôi CN, đối tượng vật nuôi chủ yếu là cá và tôm. Những địa phương có sản lượng thuỷ sản lớn là huyện Yên Dũng 2.654 tấn, Việt Yên 2.312 tấn, Lục Nam 2.200 tấn và Tân Yên là 2909 tấn...

b. Các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp * Kinh tế hộ gia đình

Kinh tế hộ gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn xã hội, phát triển KT nông nghiệp, nông thôn là cơ sở đảm bảo cho kinh tế tập thể tồn tại và thúc đẩy nông thôn quá độ tiến lên một trình độ cao hơn: Nông thôn sản xuất hàng hóa.

Tỷ trọng đóng góp của kinh tế hộ trong giá trị sản xuất chung của toàn ngành NN là trên 99%. (Bảng 2.6)

Bảng 2.6.Tình hình hoạt động kinh tế hộ gia đình Bắc Giang 2003 - 2009

Năm 2003 2005 2007 2009

Giá trị sản xuất (tỷ đồng) 3046,3 4179,3 5988,4 9717,0

Tỷ trọng đóng góp (%) 98,9 99,1 99,2 99,3

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Giang 2009

Trong nông thôn, hộ nông dân được chia làm 8 loại hộ chính (đó là hộ nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, CN - TTCN, xây dựng, thương nghiệp, vận tải, DV). Theo số liệu của Cục thống kê Bắc Giang năm 2006, tổng số hộ ở khu vực nông thôn, NN là 349.793 hộ tăng 4,32% so với năm 2001. Năm 2009 có 370.548 hộ gia đình chiếm trên 90% tổng số hộ.

Trung bình 1 hộ làm nông nghiệp thuần nông, cây lúa là chủ yếu, diện tích cấy 2 vụ là 14 sào thì lợi nhuận thu được của cả năm là 900.000- 1.100.000 đồng. Nhờ có sự khuyến khích của tỉnh ủy, UBND kinh tế hộ phát triển, nhờ vậy mà hàng vạn hộ nông dân đã thay đổi lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả KT cao. Hàng năm có hơn 100 nghìn hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, nhiều hộ thu nhập 200-500 triệu đồng/năm. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí cũ) đã giảm mạnh, năm 2001 là 18,3%, đến năm 2005 chỉ còn 6,8%. Theo tiêu chí mới, tỷ lệ hộ nghèo năm 2005 là 30,6% thì năm 2010 còn 9,78%.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vấn đề phát triển kinh tế hộ vẫn còn gặp phải một số khó khăn. Diện tích đất nông nghiệp bình quân/lao động nông nghiệp thấp (2400 m2/lao động); đất sản xuất NN còn phân tán, sau dồn điền đổi thửa, tổng số thửa trên toàn tỉnh đã giảm được 1,9 lần nhưng vẫn còn 5 - 6 thửa/hộ. Đây là cản trở lớn cho việc sản xuất hàng hóa tập trung, đẩy mạnh cơ giới hóa cũng như đưa thành tựu khoa học vào sản xuất.

Vùng sản xuất hàng hóa còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa có khối lượng hàng hóa tập trung (trừ vải thiều). Sức cạnh tranh sản phẩm NN hàng hóa thấp, một số sản phẩm hàng hóa sản xuất ra khó tiêu thụ, tình trạng được mùa mất giá ở một số sản phẩm NN (điển hình với quả vải) thường xảy ra.

Hiện nay đã xây dựng được một số mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao (mô hình xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm, mô hình hộ thu nhập 50 triệu đồng/năm), song việc tổ chức phát triển nhân rộng các mô hình còn chậm và chưa phát triển rộng khắp.

* Kinh tế trang trại

Năm 2010 toàn tỉnh hiện có: 2.369 trang trại (trong đó trang trại cây ăn quả 973 - chiếm 41,1%, trang trại chăn nuôi 635 - chiếm 26,8%, trang trại thuỷ sản 145 - chiếm 6,1%, trang trại trồng cây hàng năm 1 - 0,04%, còn lại là trang trại lâm nghiệp và hỗn hợp). Qua điều tra các vùng cho thấy chỉ có 20%

số trang trại xây dựng phương án sản xuất đều là trang trại chăn nuôi, thuỷ sản; Trang trại có 3 chức danh (quản lí, kỹ thuật, kế toán) có 6%; 2 chức danh (quản lí, kỹ thuật) có 24%.

Việc sử dụng lao động trong trang trại còn chưa thoả đáng như chưa có hợp đồng lao động, mức thù lao thấp, nên lao động làm thuê trong trang trại chủ yếu là lao động phổ thông. (Thu nhập bình quân của lao động làm thuê thường xuyên trong trang trại từ 800000 - 1200000 đồng, ngoài ra không có

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chế độ gì khác; lao động thời vụ tính theo ngày làm việc trả từ 40 - 60 nghìn đồng/công lao động).

Về tiêu thụ sản phẩm: Sản phẩm của trang trại sản xuất ra ngày càng lớn và đa dạng song việc tiêu thụ chủ yếu ở dạng thô chưa qua chế biến; chủ trang trại tự tìm đầu ra cho sản phẩm; trang trại chưa liên kết được với doanh nghiệp trên địa bàn. Theo số liệu điều tra của Chi cục Phát triển nông thôn, đối tác tiêu thụ sản phẩm của trang trại chủ yếu qua người thu gom (94%), qua đại lí là 4%, trực tiếp cho người tiêu dùng là 4%, qua nhà máy chỉ có 2%.

* Kinh tế hợp tác xã

Tính đến 15/6/2009 toàn tỉnh có 215 hợp tác xã (tăng 37 hợp tác xã so với năm 2005), số lượng hợp tác xã tăng bình quân hàng năm đạt 6,0%. Hiện có 78.915 xã viên trên tổng số 215 hợp tác xã, trong đó xã viên là người lao động 1.124 xã viên chiếm 1,42%, xã viên là hộ gia đình 77.791 hộ chiếm 98,58% (số xã viên tăng 2.104 xã viên so với 2005).

Tuy nhiên, hạn chế của các hợp tác xã là chưa tìm kiếm được thị trường đầu ra ổn định, hợp đồng kinh tế đối với các tư thương, nhà máy tiêu thụ sản phẩm còn lỏng lẻo, thiếu chắc chắn do đó các hoạt động chỉ mang tính thời vụ, chưa thực sự tạo sự tin tưởng cho xã viên yên tâm sản xuất.

* Doanh nghiệp nông nghiệp

Theo số liệu thống kê của Sở KH&ĐT Bắc Giang, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 5 doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực NN với số vốn đầu tư lên tới 240 tỷ đồng và thu nhập bình quân của người lao động đạt trên 1,5 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại, việc cung ứng vật tư nhiều lúc còn chưa đúng lúc, việc thăm dò thị trường và tìm đầu ra cho sản phẩm còn chưa kịp thời nên gây ra nhiều tổn thất cho người nông dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nguyên nhân chủ yếu do đặc điểm sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực NN chịu nhiều rủi ro, nhất là phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thị trường...

Vì thế, đầu tư của các doanh nghiệp vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp còn thấp so với các lĩnh vực khác (tổng vốn đầu tư của 138 doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới đạt 17 tỷ đồng, trung bình khoảng 120 triệu đồng/doanh nghiệp). Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác: do quay vòng vốn chậm, theo chu kỳ cây trồng, vật nuôi nên hiệu suất sử dụng vốn không cao; trình độ quản lí chuyên môn còn yếu kém. Hơn nữa hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, yêu cầu phải sử dụng nhiều diện tích đất đai, trong khi đất đai tại các địa phương đã được giao cho các hộ dân sử dân sử dụng ổn định lâu dài, nên doanh nghiệp không có diện tích đất để phát triển và mở rộng quy mô sản xuất.

c. Sự phân hóa theo các tiểu vùng nông nghiệp sinh thái

Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH đã dẫn đến sự phân hóa lãnh thổ trong sản xuất NN trên địa bàn tỉnh, hình thành nên các tiểu vùng trong NN. Dựa vào tiềm năng và lợi thế riêng, mỗi vùng hình thành nên cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất.

* Tiểu vùng phía Đông: Tiểu vùng này bao gồm các huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn. Đây là những huyện miền núi và vùng cao của tỉnh.

Tiểu vùng này chiếm tới 64,1% về diện tích và 30,4% về dân số toàn tỉnh.

Mật độ dân số đạt 194 người/km2 (chỉ bằng gần 1/2 mật độ dân số toàn tỉnh).

Đây là vùng núi cao, địa hình chia cắt mạnh, là phần lãnh thổ Bắc Giang tiếp giáp với dãy núi cao Yên Tử (Quảng Ninh) và Lạng Sơn. Độ cao trung bình khoảng 300 - 400 m, cao nhất là đỉnh Yên Tử (1086 m), độ dốc phần lớn trên 250. Đất chủ yếu là đất feralit đỏ vàng, đất có thành phần cơ giới nặng, kém tơi xốp, tầng đất dày từ 1,5 - 2,0 m. Do địa hình dốc nên đất dễ bị xói mòn nếu thảm thực vật bị phá hủy. Đặc điểm của vùng này là khí hậu

nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, thường có sương muối, sương giá xảy ra vào mùa đông. Đây cũng là vùng có lượng mưa lớn nhất tỉnh, mùa đông khô hanh, biên độ nhiệt lớn, vùng núi cao có khí hậu khắc nghiệt nhất so với các vùng khác trên địa bàn tỉnh.

Đây được xem là vùng có ý nghĩa KT quan trọng với nhiều tiềm năng về phát triển NN. Thế mạnh của vùng là phát triển cây ăn quả, cây hoa màu và chăn nuôi trâu, nuôi ong...

Về phát triển cây ăn quả: Cây ăn quả được trồng chủ yếu thành các trang trại chuyên canh hay đa canh với quy mô lớn. Chỉ riêng tiểu vùng này đã chiếm tới 98,0% số trang trại trồng cây ăn quả của toàn tỉnh. Việc phát triển vùng cây ăn quả đã giúp nhiều hộ nông dân tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng. Toàn vùng chiếm tới 64,9% diện tích trồng cây ăn quả của toàn tỉnh.

Trong hệ thống cây ăn quả, cây đáng chú ý nhất phải kể đến vải thiều.

Vải thiều của vùng chiếm tới 73,6% diện tích và 70,7% sản lượng toàn tỉnh.

Trong đó, huyện trọng điểm trồng nhiều nhất là huyện Lục Ngạn. Hiện nay đang phát triển vùng vải thiều hàng hóa, xây dựng thương hiệu quả vải, xuất khẩu cả sang thị trường EU.

Việc phát triển cây lương thực: Các cây trồng phổ biến vẫn là lúa và các cây hoa màu khác như ngô, khoai lang, sắn... Song sản xuất lúa chủ yếu mang tính chất tự cấp tự túc là chính. Chỉ có cây hoa màu trong đó cây sắn tỏ ra có ưu thế hơn cả. Cây sắn chiếm 56,7% diện tích và 58,2% sản lượng sắn của toàn tỉnh.

Các cây công nghiệp hàng năm của tiểu vùng chỉ chiếm có 28,2% diện tích gieo trồng toàn tỉnh, gồm có: mía, lạc, đậu tương, thuốc lá, vừng...Trong đó, nổi bật phải kể đến cây vừng. Tiểu vùng chỉ có duy nhất huyện Lục Ngạn trồng vừng nhưng lại chiếm tới trên 95% diện tích và sản lượng của toàn tỉnh.

Về phát triển cây công nghiệp lâu năm: Cây chè chỉ trồng ở huyện Lục Nam và Sơn Động nhưng với diện tích và sản lượng nhỏ (chỉ chiếm 21,6% diện tích và 11,0% sản lượng chè toàn tỉnh).

Vật nuôi chính trên địa bàn là con trâu, các con vật nuôi khác chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số vật nuôi của toàn tỉnh. Trâu chiếm tới 60,3% lượng trâu toàn tỉnh. Mặc dù gần đây, đã ứng dụng khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất nhưng trâu được nuôi chủ yếu để lấy sức kéo. Lượng trâu thịt còn ít, lượng thịt trâu hơi xuất chuồng chỉ có 751 tấn chiếm 35,2% lượng thịt trâu hơi toàn tỉnh.

* Tiểu vùng phía Tây: Tiểu vùng này bao gồm 6 huyện: Yên Thế, Lạng Giang, Yên Dũng, Việt Yên, Hiệp Hòa, Tân Yên và TP. Bắc Giang.

Tiểu vùng này chiếm tới 35,9% về diện tích và 69,6% về dân số toàn tỉnh.

Mật độ dân số đạt 790 người/km2 (gấp khoảng 2 lần mật độ dân số toàn tỉnh).

Đây là vùng có địa hình lượn sóng, đồi bát úp, có độ chia cắt trung bình. Độ cao bình quân so với mặt biển từ 80 - 120 m, độ dốc thường từ 8 - 15 m, thuận lợi cho sản xuất NN. Dạng địa hình đồng bằng thường phân bố thành các dải hẹp dọc ven sông suối và ở các thung lũng xen các đồi thấp, núi.

Độ cao bình quân so với mặt nước biển từ 15 - 25 m, đất đai tương đối bằng phẳng, độ dốc thường dưới 8m. Về khí hậu, tiểu vùng có mùa đông tương đối lạnh, đôi khi có sương muối, mùa đông có mưa phùn, mùa hạ mưa nhiều nhưng lượng mưa vừa phải nên vẫn đảm bảo nước tưới cho sản xuất nông nghiệp nên đây là vùng có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển cây nhiệt đới, thực hiện luân canh các cây công nghiệp ngắn ngày (mía, lạc, đậu tương…) và đặc biệt là cây lúa gạo.

Phần phía nam của tiểu vùng (Yên Dũng, 1 phần của Việt Yên) có mùa đông ấm hơn so với các vùng khác trong tỉnh, độ ẩm khí quyển tương đối cao, lượng mưa vừa phải, khí hậu tương đối điều hòa. Với điều kiện khí hậu như vậy, thuận lợi cho việc phát triển cây NN nhiệt đới như cây lương thực (lúa gạo…), cây hoa màu như khoai lang, cây công nghiệp như lạc, đậu tương,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổ chức lănh thổ tỉnh Bắc Giang (Trang 27 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)