Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ BẮC GIANG
3.2. Một số giải pháp chủ yếu
3.2.8. Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Hàng năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Dự án sáng kiến cạnh tranh Việt Nam thuộc cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kì (USAID/VNCI) đã đưa ra báo cáo về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam (bắt đầu từ năm 2005). Ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng internet, đã cho phép người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin ở nhiều dạng khác nhau (phần mềm, văn bản và hình ảnh…).
Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) cấp tỉnh, thành phố là chỉ số tổng hợp phản ánh năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, bao gồm các chỉ tiêu: Chi phí gia nhập thị trường; Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; Tính minh bạch và tiếp cận thông tin; Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước; Chi phí không chính thức; Ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước; Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân; Đào tạo lao động; Thiết chế pháp lí.
Từ năm 2007 đến nay chỉ số PCI của Bắc Giang đứng ở mức Khá, tương ứng với các vị trí 33, 37, 32 (các năm 2007, 2009, 2010) trong số 63 tỉnh/thành phố cả nước (năm 2008) (Bảng 3.2).
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả chỉ số PCI của Bắc Giang, 2007-2010 Năm Điểm tổng hợp Kết quả xếp hạng Nhóm điều hành
2007 55.48 33 Khá
2008 47.44 50 Tương đối thấp
2009 57.50 37 Khá
2010 58.02 32 Khá
Hình 3.2. Kết quả 9 chỉ số thành phần PCI của Bắc Giang, 2009-2010 Nguồn: PCI Vietnam 2010
Năm 2010, PCI Bắc Giang, xếp hạng Khá trong nhóm điều hành. Điều đó gợi ý một giải pháp đột pháp bắt đầu từ việc phát huy các điểm lồi - tạm gọi là mặt mạnh của Bắc Giang (có chỉ số > 5.00) gồm: Gia nhập thị trường/tính minh bạch/chi phí thời gian/chi phí không chính thức/tính năng động/dịch vụ hỗ trợ/đào tạo lao động, từng bước khắc phục các điểm lõm - điểm yếu (có chỉ số < 5.00) gồm: tiếp cận đất đai/thiết chế pháp lí. Vấn đề đặt ra là Bắc Giang cần phát huy mặt mạnh qua các điểm lồi, khắc phục các điểm yếu trong các vùng lõm, để nhanh chóng hội nhập với khu vực và cả nước. (Hình 3.2).
3.2.9. Mô hình hành lang phát triển đột phá: Một trục + hai nhánh Là tỉnh vẫn còn nghèo, đời sống dân cư còn khó khăn, nền kinh tế chủ yếu nông nghiệp truyền thống, lâm nghiệp tự cấp tự túc, vấn đề đặt ra đối với Bắc Giang là phải phát triển kinh tế hàng hóa, khai thông thị trường nội tỉnh, mở cửa thị trường bên ngoài với các địa phương của tỉnh láng giềng, trong điều kiện có thể, mở cửa thị thường quốc tế và khu vực, đặc biệt với thị trường Trung Quốc.
Theo kinh nghiệm của thế giới cũng như trong nước, công cụ hữu hiệu phát triển đột phá cho vùng kém phát triển là tổ chức các tuyến tăng trưởng có tính khai phá và xâm nhập dưới hình thức hành lang kinh tế. Trong điều kiện của tỉnh Bắc Giang; đó là việc tổ chức hành lang kinh tế trục - gọi chung là hành lang trục - động lực dọc theo QL 1. Thuộc không gian hoạt động tương tác của hành lang này là TP Bắc Giang với các TP Bắc Ninh, trong không gian vùng Hà Nội phía Nam, với TP Lạng Sơn và các cửa khẩu quốc tế trên biên giới Việt Trung. Theo đó, Bắc Giang một mặt tổ chức các điểm khởi phát với các DA lớn về công nghiệp, dịch vụ tại các điểm quần cư đô thị: TP Bắc Giang và các thị trấn theo QL 1/đường sắt quốc tế Hà Nội - Lạng Sơn. (Hình 3.3).
Tại các điểm giao của hành lang trục kinh tế theo QL 1, là các tuyến nhánh, chúng tôi gọi tắt là hành lang nhánh phát triển cần được tổ chức dưới hình thức hai trục ngang tỉnh:
(1) TP Bắc Giang - TT Bích Động/Đức Thắng/Úc Sơn/TP Thái Nguyên dọc theo QL 37
(2) TP Bắc Giang - Lục Nam/Chũ/An Châu dọc theo QL 31
Bề dày không gian các hành lang nhanh là các xã có trục đường hiện đi qua. Mô hình kinh tế cần được khuyến nghị tổ chức theo hướng sản xuất hàng hóa nông lâm kết hợp với mạng lưới KCN, CCN, chợ địa phương xã hoặc liên xã đủ mạnh để kích hoạt trao đổi hàng hóa thị trường địa phương nội tỉnh và ngoại tỉnh.
Mô hình hành lang một trục phát triển động lực + hai trục nhánh phát triển cần được coi là giải pháp đột phá cho sự hình thành bộ khung lãnh thổ các tiểu vùng kinh tế phía Tây và Đông chịu sự chi phối của TP Bắc Giang, mở của tiếp theo các trục lộ này với các tỉnh/thành phố Vùng Đông Bắc, Đông Bằng sông Hồng và cả nước, đồng thời tạo ra các xung phát triển kinh tế hàng hóa nhằm từng bước thu hút các địa phương vào guồng máy kinh tế hàng hóa cùng lúc đạt ba mục tiêu: phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, trong dài hạn đó chính là mục tiệu phát triển bền vững.
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 3.3. Mô hình hành lang phát triển đột phá: 1 trục + 2 nhánh của tỉnh Bắc Giang đến năm 2020
99
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn