Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến khả năng hình thành callus của bao phấn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TẠO VẬT LIỆU KHỞI ĐẦU PHỤC VỤ CHỌN TẠO GIỐNG BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY BAO PHẤN Ở CÂY LÚA (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

3.1.5. Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến khả năng hình thành callus của bao phấn

NAA cũng là một loại auxin tổng hợp đƣợc sử dụng trong nuôi cấy mô tế bào. Tác dụng của loại auxin này là kích thích phân chia tế bào hình thành mô sẹo và ra rễ ở cây xanh. Đối với các thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của NAA đến khả năng tạo callus của bao phấn, kết quả thu đƣợc cho thấy rằng:

Nuôi cấy bao phấn ở các nồng độ NAA khác nhau sẽ cho kết quả bao phấn tạo callus ở những tỷ lệ khác nhau. Sự sai khác có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%.

Kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 3.5:

Bảng 3.5: Ảnh hưởng của nồng độ chất NAA đến tỷ lệ tạo callus của các tổ hợp nghiên cứu (Sau 40 ngày)

Tổ hợp

nghiên cứu Công thức thí nghiệm

Nồng độ chất NAA (mg/l)

Tỷ lệ mẫu tạo callus (%)

Tỷ lệ mẫu chết (%)

KimA/R278

CT1 0 5,66f 94,34

CT2 0,5 13,66cd 87,40

CT3 1,0 15,66b 86,34

CT4 1,5 17,46a 85,94

CT5 2,0 14,06c 84,34

CT6 2,5 12,60e 82,54

CV% 3,4

KimA/R17

CT1 0 6,13e 93,87

CT2 0,5 14,60c 85,40

CT3 1,0 15,86b 84,14

CT4 1,5 18,86a 81,14

CT5 2,0 15,26bc 84,74

CT6 2,5 12,80d 87,20

CV% 3,6

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

0 0,5 1,0 1,5 2,0 2,5

Nồng độ NAA (mg/l)

T l (%)

Tỷ lệ callus (%) Tỷ lệ chết

Biểu đồ 3.5(a): Ảnh hưởng của nồng độ chất NAA đến tỷ lệ tạo thành callus và tỷ lệ chết ở các công thức của tổ hợp KimA/R278

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

0 0,5 1,0 1,5 2,0 2,5

Nồng độ NAA (mg/l)

Tlệ (%)

Tỷ lệ callus (%) Tỷ lệ chết(%)

Biểu đồ 3.5(b): Ảnh hưởng của nồng độ chất NAA đến tỷ lệ tạo thành callus và tỷ lệ chết ở các công thức của tổ hợp KimA/R17 - Kết quả nghiên cứu các tổ hợp KimA/R278 và KimA/R17 cho thấy:

Môi trường nuôi cấy bổ sung auxin NAA với nồng độ 1,5mg/l NAA(CT4) có tỷ lệ bao phấn tạo callus cao nhất (lần lƣợt là 18,00% và 18,86%).Khi tăng nồng độ NAA lên 2,0 mg/l môi trường (CT5) thì tỷ lệ bao phấn tạo callus giảm xuống (14,06% và 15,26%). Nếu tiếp tục tăng nồng độ NAA lên 2,5mg/l môi trường nuôi cấy thì tỷ lệ callus hình thành tiếp tục giảm (CT6) . Nếu giảm nồng độ NAA xuống thấp 1,0mg/l môi trường (CT3) thì tỷ lệ callus hình thành cũng giảm dần (Lần lƣợt là 15,66% và 15,86%). Ở CT 2 tỷ lệ callus ở các tổ hợp KimA/R278 và KimA/R17 (lần lƣợt là 13,66% và 14,6% )

Khi không bổ sung NAA (CT1) thì tỷ lệ bao phấn tạo callus thấp nhất (lần lƣợt là 5,66% và 6,13%). Xét về tỷ lệ chết của mẫu cấy: Công thức 4 có tỷ lệ chết thấp nhất, đạt 85,94% (KimA/R278) và 81,14% (KimA/R17). Công thức 1 có tỷ lệ chết cao nhất đạt 94,34% (KimA/R278) và 93,87% (Kim/R17).

Như vậy, Công thức 4 với nồng độ NAA là 1,5mg/l môi trường thích hợp nhất cho quá trình hình thành mô sẹo (callus) của bao phấn lúa.

3.1.6. Ảnh hưởng của nồng độ Kinetin đến khả năng tái sinh chồi từ callus của bao phấn lúa

Kết quả nghiên cứu đƣợc tổng hợp ở bảng 3.6

Bảng 3.6: Ảnh hưởng của nồng độ chất Kinetin đến tỷ lệ tạo chồi xanh, chồi bạch tạng của các tổ hợp nghiên cứu (Sau 30 ngày) Tổ hợp

nghiên cứu

Công thức thí nghiệm

Nồng độ Kinetin (mg/l)

Tỷ lệ chồi xanh

(%)

Tỷ lệ chồi bạch tạng

(%)

Tỷ lệ chết (%)

KimA/R278

CT1 0 34,0fg 16,0e 50,0

CT2 1,0 64,0c 14,0ef 22,0

CT3 1,5 80,0a 10,0f 10,0

CT4 2,0 76,0b 18,0e 6,0

CT5 2,5 46,0d 28,0d 26,0

CT6 3,0 44,0de 36,0c 20,0

CT7 3,5 36,0f 46,0b 18,0

CT8 4,0 12,0h 60,0a 28,0

CV% 3,5 10,2

KimA/R17

CT1 0 52,0e 12,0efh 36,0

CT2 1,0 72,0c 12,66ef 15,34

CT3 1,5 82,6a 8,0h 9,4

CT4 2,0 76,0b 13,3e 10,7

CT5 2,5 64,0d 26,0d 10,0

CT6 3,0 48,6f 34,0c 17,4

CT7 3,5 36,0g 37,3b 26,7

CT8 4,0 16,0h 51,3a 32,7

CV% 3,0 9,3

Biểu đồ 3.6(a): Ảnh hưởng của nồng độ chất Kinetin đến tỷ lệ tạo thành chồi xanh, chồi bạch tạng và tỷ lệ chết ở các công thức của tổ hợp KimA/R278

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

0 1,0 1,5 2,0 2,5 3,0 3,5 4,0

Nồng độ Kinetin (mg/l)

Tỷ l(%) Tỷ lệ chồi xanh (%)

Tỷ lệ chồi bạch tạng (%) Tỷ lệ chết (%)

Biểu đồ 3.6(b): Ảnh hưởng của nồng độ chất Kinetin đến tỷ lệ tạo thành chồi xanh, chồi bạch tạng và tỷ lệ chết ở các công thức của tổ hợp KimA/R17

* Xét về sự ảnh hưởng của Kinetin đến khả năng tạo chồi xanh Kết quả nghiên cứu cho chúng ta thấy:

Khi bổ sung 1,5ng Kinetin/l môi trường (CT3) thì tỷ lệ callus tạo chồi xanh cao nhất (tỷ lệ callus tạo chồi xanh ở tổ hợp KimA/R278 và KimA/R17

lần lƣợt có giá trị là 80% và 82%). Khi nồng độ Kinetin tăng lên 2mg/l môi trường thì tỷ lệ hình thành chồi xanh là 76% . Nếu tăng nồng độ Kinetin lên các mức 2,5m; 3,0mg; 3,5mg/l môi trường thì tỷ lệ mô sẹo hình thành chồi xanh cũng giảm dần. Cụ thể là:

+ Đối với tổ hợp KimA/R278, tỷ lệ mô sẹo hình thành chồi xanh ở các CT5, CT6, CT7, CT8 lần lƣợt giảm ở các mức: 46%, 44%, 36%, 12%.

+ Đối với tổ hợp KimA/R17, tỷ lệ mô sẹo hình thành chồi xanh ở các CT5, CT6, CT7, CT8 lần lƣợt giảm xuống ở các mức 64,0% ; 48,6% ; 36,0 ; và 16,0%. Công thức cho tỷ lệ tái sinh chồi xanh cao thứ ba là công thức 2.

Khi không bổ sung Kinetin (CT1), tỷ lệ callus tạo chồi xanh đạt 34%

(KimA/R278) và 52% (KimA/R17). Tỷ lệ callus hình thành chồi xanh thấp nhất ở CT8 (12% và 16%). Nhƣ vậy, có thể kết luận rằng : Nồng độ Kinetin ở mức 1,5mg/lit môi trường là nồng độ tốt nhất cho tái sinh chồi xanh.

Hình 3.1: Chồi lúa tái sinh sau 20 ngày nuôi cấy

* Ảnh hưởng của nồng độ Kinetin đến khả năng tạo chồi bạch tạng.

Bảng tổng hợp số liệu cho thấy :

Công thức 3 (bổ sung 1,5mg Kinetin/lit môi trường) có tỷ lệ callus tạo chồi bạch tạng thấp nhất (10% và 8%).

Khi nồng độ Kinetin tăng lên 2mg/l môi trường thì tỷ lệ hình thành chồi bạch tạng ở các tổ hợp KimA/R278 và KimA/R17 lần lƣợt là 18% và 113,3%. Tiếp tục tăng nồng độ Kinetin lên thì tỷ lệ mô sẹo hình thành chồi bạch tạng cũng tăng. Tỷ lệ callus hình thành chồi bạch tạng ở CT8 các tổ hợp KimA/R278 và KimA/R17 lần lƣợt là 60% và 51,3%) đạt mức cao nhất.

Như vậy: Nồng độ Kinetin ở mức 1,5mg/l môi trường phù hợp nhất cho callus tái sinh chồi xanh. Nồng độ Kinetin càng cao thì tỷ lệ callus hình thành chồi bạch tạng càng lớn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TẠO VẬT LIỆU KHỞI ĐẦU PHỤC VỤ CHỌN TẠO GIỐNG BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY BAO PHẤN Ở CÂY LÚA (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)