Về tốc độ tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng Công Nghiêp hóa Hiện Đại hóa ở thành phố Thái Nguyên (Trang 31 - 43)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 2.1- ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

2.2.2. Về tốc độ tăng trưởng kinh tế

Giai đoạn 2006 – 2010 nhịp độ tăng trưởng kinh tế của thành phố theo giá so sánh không đồng đều. Nhƣng luôn duy trì ở mức khá cao.

BẢNG 2.9: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Tốc độ tăng trưởng (%) 14,3 15,84 16,5 12,37 14

Dịch vụ 16,54 17,23 18,33 14,68 14,8

Công nghiệp Xây dựng 13,58 15,64 15,9 11,22 16,2 Nông lâm và ngư nghiệp 6,24 7,29 7,97 5,07 4,5 GDP bình quân (trđồng) 14,39 16,76 19,49 25,09 30

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Thái Nguyên

Để tìm giải pháp cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung trên địa bàn tỉnh, đồng thời chuyển dịch có cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, nâng cao tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ trong tổng giá trị sản phẩm (GDP) của thành phố, cùng với đó là giảm tỷ trọng giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp trong GDP, song vẫn đảm bảo tăng giá trị sản lƣợng tuyệt đối của ngành qua các năm chỉ bằng cách thúc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông thôn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn và của toàn thành phố, với các nội dung chuyển dịch đề cập là: chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế và cơ cấu các thành phần kinh tế.

2.2.1- Cơ cấu các ngành kinh tế ở nông thôn

Đến năm 2010, so với tổng sản phẩm toàn thành phố, cơ cấu kinh tế của ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 4,5%. Trong đó, cơ cấu nội ngành nông nghiệp là: trồng trọt 62,49%, chăn nuôi 28,98%, lâm nghiệp 1,16%, thuỷ sản 1,19%, dịch vụ 8,5%.

Trong giai đoạn 2006- 2010 tốc độ tăng trưởng của toàn ngành duy trì ở mức ổn định, trong đó khu vực sản xuất nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tuy nhiên tỷ trọng ngày càng giảm trong cơ cấu kinh tế của ngành.

2.2.1.1- Về nông nghiệp

Hiện nay thành phố Thái Nguyên có 9.021,64ha đất sản xuất nông nghiệp, chiếm 64,85%% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, trong những năm qua, tình hình sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng trên đất nông nghiệp và từng bước đạt hiệu quả kinh tế. Các vùng sản xuất lương thực và thực phẩm đã hình thành và đang có những bước phát triển mới về quy mô cũng như chất lượng hàng hoá.

BẢNG 2.10: CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2007-2010 (tính theo giá so sánh)

(Tỷ đồng)

TT Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009 2010

Giá trị

cấu (%)

Giá trị

cấu (%)

Giá trị

cấu (%)

Giá trị

cấu (%) I Giá trị

sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản

192,26 100 209,22 100 221,60 100 244,86 100

1 Nông nghiệp

186,33 96,91 203,19 97,12 214,88 96,97 239,10 97,65 2 Lâm

nghiệp

2,69 1,40 2,83 1,35 3,44 1,55 2,84 1,16 3 Thủy sản 3,24 1,69 3,20 1,53 3,28 1,48 2,92 1,19

Nông nghiệp

186,33 100 203,19 100 214,88 100 239,10 100 - Trồng trọt 131,73 70,70 141,91 69,84 141,92 66,05 149,41 62,49 - Chăn nuôi 44,96 24,13 50,65 24,93 59,22 27,56 69,28 28,98 - Dịch vụ 9,64 5,17 10,63 5,23 13,74 6,39 20,41 8,53

Từ bảng 2.10 cho thấy, nông nghiệp là thế mạnh trong phát triển kinh tế nông thôn của thành phố, qua các năm giá trị sản xuất trong nội ngành nông nghiệp đều cao và chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với 2 ngành thuỷ sản và lâm nghiệp. Trong nội bộ ngành nông nghiệp thì ngành trồng trọt có giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp biến đổi theo xu hướng giảm dần, năm 2007 chiếm 70,70% đến năm 2009 (66,05%), năm 2010 (62,49%), ngành chăn nuôi có xu hướng tăng giảm tỷ trọng không ổn định nhƣng sự thay đổi là không đáng kể. Tuy nhiên ngành dịch vụ nông nghiệp lại có xu hướng tăng tỷ trọng rõ rệt từ 5,17% (năm 2007) lên 6,39%

(năm 2009) và 8,53% (năm 2010).

Tình hình trên cho thấy đã có sự chuyển dịch trong tổng giá trị sản xuất của nội ngành nông nghiệp.

a- Đối với ngành trồng trọt

Ngành trồng trọt là ngành cung cấp lương thực chính cho toàn xã hội, đồng thời cũng cung cấp nguyên liệu chế biến cho ngành công nghiệp, là ngành giữ vị trí quan trọng trong nông nghiệp, luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp. Tuy vậy, trong cơ cấu ngành trồng trọt có sự phân bố không giống nhau giữa các loại cây trồng khác nhau.

Nhóm cây lương thực và lúa luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị ngành trồng trọt, năm 2010 chiếm 51,86%, nhóm cây chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 là cây công nghiệp, tiếp theo là cây ăn quả, cây rau.

Từ bảng số liệu ta thấy nhóm cây ăn quả có xu hướng ngày càng chiếm tỷ trọng giá trị lớn trong giá trị sản xuất của ngành trồng trọt, từ 3,47% (năm 2006) đã tăng lên 3,52% (năm 2010). Cây lúa cũng có xu hướng tăng dần tỷ trọng trong cơ cấu ngành trồng trọt.

BẢNG 2.11: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT (Theo giá so sánh 1994)

(Triệu đồng) Năm

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

A. Nông nghiệp 173.971 186.326 203.190 214.880 239.100 I. Trồng trọt 123.518 131.731 141.910 141.920 149.410 1. Cây hàng năm 66.134 65.918 73.400 73.400 77.480 + Cây lương thực có hạt 43.679 44.055 48.130 47.130 50.537 Lúa 39.544 37.475 39.597 38.597 41.577 Ngô 4.135 6.580 8.533 8.533 8.960 + Cây chất bột lấy củ 3.307 2.921 2.766 3.266 2.904 + Cây Công nghiệp 2.424 2.237 2.282 2.782 2.396 Trong đó: - Lạc 1.629 1.459 1.667 1.567 1.750 - Đậu tương 716 564 408 608 428 + Cây rau, đậu các loại 15.832 15.744 17.506 17.206 18.381 Trong đó: Rau các loại 14.358 14.378 14.254 13.754 14.967 + Cây hàng năm khác 463 583 2.133 2.333 2.240

+ Sản phẩm phụ 429 378 583 483 612

2. Cây lâu năm 57.384 65.813 68.510 68.520 71.936

+ Sản phẩm phụ 429 378 383 393 402

+ Cây Công nghiệp 14.448 16.269 18.317 18.317 19.233 Trong đó: Chè 14.448 16.269 21.317 22.817 22.383 + Cây ăn quả 42.936 49.544 50.193 49.193 52.703 Trong đó: - Nhãn 6.193 7.557 7.193 6.893 7.542 - Vải 20.728 25.344 24.800 24.600 26.048

+ Cây lâu năm khác 0 0 0 0 0

Trong những năm qua trên địa bàn thành phố đã có sự chuyển dịch mạnh cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, góp phần làm tăng năng suất cây trồng và nâng cao giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích canh tác. Đã tiến hành chuyển đổi đất vườn tạp kém hiệu quả sang trồng chè, cây ăn quả góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng đất lên nhiều lần, đến nay diện tích chè toàn thành phố là 1.222ha, diện tích cây ăn quả là: 1.145 ha.

BẢNG 2.12: DIỆN TÍCH VÀ CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG HÀNG NĂM

Năm 2007 2008 2009 2010

A. Diện tích (Ha)

I. Cây lương thực có hạt 6.496 7.302 6.806 6.925

1. Cây lúa 5.501 5.959 5.837 5.799

2. Cây ngô 995 1.343 969 1.126

II. Cây chất bột lấy củ

1. Khoai lang 721 792 595 534

2. Sắn 201 224 159 180

III. Cây công nghiệp HN 555 515 556 469

1. Đậu tương 150 118 100 87

2. Lạc 380 367 433 357

3. Mía 25 30 23 25

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Nguyên

Chúng ta thấy các chỉ tiêu về diện tích gieo trồng qua các năm tương đối ổn định trên dưới 5.800 ha, tuy nhiên năng suất và sản lượng từ năm 2007 đến năm 2010 liên tục tăng. Với diện tích ổn định, sản lƣợng và năng suất tăng cho thấy người nông dân đã sử dụng các biện pháp canh tác mới, đưa giống mới có năng suất và hiệu quả cao vào sản xuất, cùng với đó là ứng dụng tiến bộ kỹ thuật làm tăng năng suất từ 42,5 tạ/ha (năm 2007) lên 44,58 tạ/ha (năm 2010). Diện tích trồng lúa giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

BẢNG 2.13: DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƢỢNG LÚA GIAI ĐOẠN 2007 – 2010

Năm Diện tích (ha) Năng suất (Tạ/ha) Sản lƣợng (Tấn)

2007 5.812 42,5 24.715

2008 5.959 42,0 25.029

2009 5.837 44,71 26.095

2010 5.799 44,58 25.850

Thành phố đã thực hiện một số biện pháp chuyển dịch cơ cấu giống theo hướng tăng diện tích lúa lai, lúa chất lượng cao, tăng diện tích lúa mùa sớm để tăng diện tích cây vụ đông.

Cây đậu tương: diện tích giảm dần qua các năm: năm 2007 là 150 ha;

năm 2010 diện tích 87 ha. Do đưa các giống đậu tương mới vào sản xuất đã đƣa năng suất từ 12,75 tạ/ha năm 2005 lên 14,75 tạ/ha năm 2010. Do diện tích giảm nên sản lƣợng giảm từ 186,3 tấn năm 2007 xuống 128,3 tấn năm 2010.

Cây lạc: diện tích năm 2007 là 380 ha, năm 2010 giảm xuống còn 357 ha . Do có sự tăng cường hỗ trợ giống, phân bón nên năng suất lạc ngày càng tăng từ 12,42 tạ/ha năm 2005 lên 15,77 tạ/ha năm 2010.

Cây khoai lang: diện tích giảm dần qua các năm, từ 721ha năm 2007 xuống còn 534 ha năm 2010.

Cây sắn: diện tích năm 2008 là 224ha; sản lƣợng đạt 2.885 tấn, đến năm 2010 diện tích giảm còn 180 ha, sản lƣợng đạt 2.695 tấn. Sắn chủ yếu trồng trên đất đồi, nương rẫy.

Trong các loại cây lâu năm thì cây chè có diện tích lớn nhất và liên tục có sự phát triển cả diện tích và sản lƣợng, trong nhóm cây ăn quả thì cây nhãn, cây vải có diện tích lớn nhất, nhóm cây cam, quýt, bưởi lại có xu hướng tăng giảm diện tích nhƣng không đáng kể.

Cây chè: là cây kinh tế mũi nhọn, tạo ra sản phẩm hàng hoá vừa xuất khẩu vừa nội tiêu. Sản xuất chè ngày càng phát triển theo hướng nâng cao

chất lƣợng, đa dạng hóa sản phẩm, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, mở rộng diện tích chè thương phẩm.

Cây chè: là cây kinh tế mũi nhọn, tạo ra sản phẩm hàng hoá vừa xuất khẩu vừa nội tiêu. Sản xuất chè ngày càng phát triển theo hướng nâng cao chất lƣợng, đa dạng hóa sản phẩm, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, mở rộng diện tích chè thương phẩm.

Diện tích chè tăng liên tục qua các năm. Năm 2008 diện tích chè đạt 1.161 ha trong đó diện tích cho sản lƣợng là 1.023 ha, năng suất đạt 119 tạ/ha, sản lượng 12.211 tấn, tương đương 2.442 tấn chè búp khô, tổng giá trị sản phẩm đạt 92,45 tỷ đồng, giá trị bình quân /ha chè xấp xỉ đạt 76 triệu trồng/ha/năm.

Năm 2010 diện tích chè đạt 1.222 ha, diện tích chè cho sản lƣợng là 1.070 ha, năng suất chè đạt 137 tạ/ha, sản lượng đạt 14.670 tấn chè búp tươi, tương đương 2.934 tấn chè búp khô, tổng giá trị sản phẩm 111,5 tỷ đồng. Giá trị sản phẩm bình quân trên 1 ha chè xấp xỉ đạt 85,57 triệu đồng/ha/năm.

Thị trường chè tiêu thụ ổn định, năm sau cao hơn năm trước 11%, bình quân giao động theo các mức sau: đối với chè chất lƣợng trung bình có giá từ 70.000đ – 100.000đ/kg; chè chất lƣợng khá 150.000 – 350.000đ/kg, chè chất lƣợng cao có giá từ 400.000 – 500.000 đ/kg, chè đặt biệt có giá từ 2.600.000- 3.000.000 đ/kg.

Diện tích trồng mới chè cơ bản được chuyển đổi từ diện tích vườn đồi tạp, lúa 1 vụ bấp bênh và trồng lại trên đất chè cũ. Các giống mới đƣợc trồng chủ yếu là các giống LDP1, TRI777, và một số giống nhập nội nhƣ Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Keo Am Tích, Thúy Ngọc… đƣợc nhân giống bằng phương pháp giâm cành, đây là những giống chè có chất lượng cao, năng suất vượt trội so với các giống địa phương.

Tiềm năng về cây chè rất lớn, song cần thiết có vốn đầu tƣ trồng mới

những giống chè chất lƣợng ngon, trồng lại những diện tích chè đã già cỗi và đầu tƣ khoa học tiên tiến cho sản xuất chè.

BẢNG 2.14: DIỆN TÍCH, SẢN LƢỢNG TRỒNG CÂY LÂU NĂM

ĐVT: Ha

Năm Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010

I. Cây công nghiệp lâu năm

- Cây chè Ha 1.111 1.134 1.161 1.207 1.222

+ Trong đó diện tích cho

sản lƣợng Ha 920 940 1.023 1.048 1.070

+ Sản lƣợng Tấn 10.615 10.846 12.211 13.040 14.670

II. Cây ăn quả lâu năm Ha 1.142 1.154 1.212 1.140 1.145 DT cây ăn quả chia ra:

1. Cam, quýt, bưởi Ha 156 162 162 168 177

2. Nhãn Ha 198 198 218 208 210

3. vải Ha 720 726 764 707 700

4. Xoài Ha 68 68 68 57 58

Nguồn: - Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên

Cây ăn quả: diện tích thay đổi không nhiều. Trong đó: diện tích cây có múi có xu hướng tăng từ 156 ha năm 2006 lên 177 ha năm 2010; diện tích nhãn, vải giảm mạnh từ 218 ha nhãn, 764 ha vải xuống còn 210 ha nhãn và 700ha vải năm 2010 do hiệu quả kinh tế thấp.

Nhóm hoa, cây cảnh: Hiện 28ha. Phần lớn diện tích hoa cây cảnh trên địa bàn thành phố còn nhỏ lẻ, cá biệt có một vài điểm đã bắt đầu hình thành vùng sản xuất tập trung chuyên canh nhƣ vùng sản xuất đào cảnh TP. Thái Nguyên 7,5ha. Về cơ cấu và chủng loại hoa cây cảnh biến đổi theo các năm và phụ thuộc nhiều vào nhu cầu thị trường.

Nhƣ vậy, có thể kết luận rằng trong cơ cấu ngành trồng trọt thì cây trồng hàng năm (gồm lúa, cây chất bột lấy củ), cây trồng lâu năm (gồm cây chè, vải, nhãn) là những cây có diện tích gieo trồng lớn và đóng góp phần lớn vào giá trị sản xuất của ngành trồng trọt, tuy nhiên do địa hình đất đai, khí hậu của địa phương, trong thời gian tới cần chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng mở rộng diện tích trồng chè một cách hợp lý.

b- Đối với ngành chăn nuôi

Ngành chăn nuôi là ngành có giá trị sản xuất đứng thứ hai sau ngành trồng trọt trong tổng giá trị sản xuất của nội bộ ngành nông nghiệp. Trong những năm qua, trong chăn nuôi đã có sự chuyển dịch theo hướng phát triển những con gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế cao, từng bước sản xuất hàng hoá và phát triển kinh tế trang trại. Đến hết năm 2010, toàn thành phố có 179 trang trại, trong đó 1 trang trại trồng cây lâu năm, 97 trang trại chăn nuôi, 12 trang trại lâm nghiệp và 69 trang trại kinh doanh tổng hợp.

BẢNG 2.15: SỐ LƢỢNG GIA SÚC, GIA CẦM (01/10 HÀNG NĂM) Gia súc, gia

cầm Năm

Trâu Bò Lợn Dê Gia cầm

2007 6.479 3.907 48.800 115 538.000

2008 7.276 3.579 53.309 150 599.000

2009 6.532 3.439 59.485 142 704.000

2010 5.805 2.853 64.962 65 792.000

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2010

Từ bảng số liệu trên cho thấy, từ năm 2008 đến năm 2010 các vật nuôi như lợn, gia cầm có xu hướng tăng lên về quy mô số lượng; các con gia súc như trâu, ngựa, dê, bò có xu hướng giảm về số lượng.

Đàn trâu: Trong nhiều năm qua đàn trâu của thành phố Thái Nguyên

chỉ nhằm mục đích cày kéo trong nông nghiệp nên hình thức nuôi chủ yếu phân tán hộ gia đình. Trong những năm trở lại đây, đàn trâu giảm liên tục 6.479 con (năm 2007) xuống còn 5.805 con năm 2010. Nguyên nhân giảm chủ yếu do cơ giới hoá, khan hiếm nguồn thức ăn và hiệu quả kinh tế chƣa cao. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ thịt trâu ngày càng tăng. Sản lƣợng thịt trâu hơi xuất chuồng năm 2008 đạt 98 tấn đến năm 2010 là 187 tấn.

Đàn bò: Đàn bò năm 2007 đạt 3.907 con đến năm 2010 gảm còn 2.853 con. Nguyên nhân đàn bò giảm do cơ giới hoá, nguồn thức ăn khan hiếm và hiện nay giá thịt bò không ổn định, thị trường tiêu thụ khó khăn.

Đàn lợn: Năm 2007 có 48.800 con đến năm 2010 có 64.926 con. Các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi lợn đã đƣợc áp dụng mang hiệu quả kinh tế cao cho nông dân nên số lƣợng đàn lợn đã phát triển.

Sản phẩm thịt hơi xuất chuồng năm 2008 đạt 4.606 tấn, năm 2010 đạt 5.3524 tấn). Sản lƣợng thịt hơi tăng do hình thức chăn nuôi lợn trên địa bàn có sự thay đổi rõ rệt, hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán tại các hộ đã giảm dần thay thế vào đó là số hộ chăn nuôi với quy mô lớn đã tăng lên, bên cạnh đó thịt lợn là nguồn thực phẩm rất lớn cung cấp cho cuộc sống của con người nhất là trong điều kiện đời sống con người ngày một nâng lên do vậy sản lƣợng thịt hơi xuất chuồng trong những năm qua tăng mạnh.

Đàn gia cầm: Chăn nuôi gia cầm trong 3 năm gần đây đƣợc xem là chăn nuôi ít an toàn và có nhiều tiềm ẩn rủi ro do dịch cúm gia cầm gây ra, hiệu quả chăn nuôi không cao do người dân không yên tâm đầu tư vào phát triển đàn gia cầm. Nhƣng từ cuối năm 2008 trở lại đây do công tác phòng chống dịch được thực hiện tốt, người dân đã yên tâm đầu tư phát triển đàn gia cầm, nhiều giống gà, vịt cho năng suất cao đã đƣợc đƣa vào sản xuất. Số lƣợng đàn gia cầm năm 2008 là 538 ngàn con, đến năm 2010 tăng lên 792 ngàn con. Các giống được đưa vào chăn nuôi chủ yếu là giống gà Lương

Phƣợng, gà Tam Hoàng, gà lông màu, do đó đã nâng cao đƣợc trọng lƣợng xuất chuồng. Các giống thuỷ cầm: ngan Pháp, vịt CV…

Hình thức chăn nuôi: chủ yếu là chăn nuôi hộ và trang trại, các mô hình chăn nuôi theo hình thức trang trại được các địa phương tích cực triển khai.

Nhiều hộ chăn nuôi trâu đã bắt đầu chuyển đổi hình thức chăn nuôi đàn trâu từ số lƣợng nhỏ lẻ sang quy mô lớn (1 - 5 con/hộ), chăn nuôi trâu không chỉ còn mang tính chất phục vụ cày kéo mà là phát triển nguồn thực phẩm.

BẢNG 2.16: CƠ CẤU NGÀNH CHĂN NUÔI TRONG CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG NGHIỆP

Tỷ đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009 2010

Giá trị

cấu (%)

Giá trị

cấu (%)

Giá trị

cấu (%)

Giá trị

cấu (%) Nông

nghiệp 186,33 100 203,19 100 214,88 100 239,10 100 - Chăn

nuôi 44,96 24,13 50,65 24,93 59,22 27,56 69,28 28,98 Nguồn: Sở nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên

Mặc dù có sự gia tăng về số lƣợng gia súc, gia cầm đặc biệt là sự gia tăng mạnh của đàn bò và đàn lợn, qua bảng 2.13 cho thấy giá trị sản xuất tuyệt đối của ngành chăn nuôi luôn tăng qua các năm, nhƣng về tỷ lệ phần trăm đóng góp vào giá trị sản xuất của nội bộ ngành nông nghiệp không thay đổi nhiều lắm, luôn chiếm dưới 30%. Nguyên nhân một phần là do giá trị sản xuất của ngành trồng trọt vẫn tăng và đóng góp đáng kể vào giá trị sản xuất của toàn ngành.

c- Đối với Thủy sản

Qua bảng số liệu cho thấy, Sản lƣợng ngành thủy sản giảm qua các năm và chiếm tỷ trọng nhỏ trong ngành nông lâm nghiệp.

BẢNG 2.17: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƢỢNG THUỶ SẢN CHỦ YẾU

Năm 2007 2008 2009 2010

- Sản lượng thuỷ sản nước ngọt tấn 583 353 369 383 Trong đó: Sản lượng thuỷ sản nuôi

trồng tấn 575 346 362 376

+ Tôm tấn 8 8 8 9

+ Cá tấn 484 316 333 345

+ Khác Tấn 21 22 21 22

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên

Qua bảng số liệu cho thấy, Sản lƣợng ngành thủy sản giảm qua các năm và chiếm tỷ trọng nhỏ trong ngành nông lâm nghiệp.

d, Đối với ngành lâm nghiệp

Năm 2010 thành phố Thái Nguyên có 2.904 ha đất lâm nghiệp, bằng 15,58% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh, giá sản xuất chỉ bằng 1,16% trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành nông, lâm nghiệp.

Qua các năm giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp tuy có tăng về giá trị tuyệt đối nhƣng tỷ lệ đóng góp vào tổng giá trị chung của toàn ngành lại giảm.

BẢNG 2.18: CƠ CẤU NGÀNH LÂM NGHIỆP TRONG CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT TOÀN NGÀNH NÔNG, LÂM NGHIỆP

TT Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009 2010

Giá trị cấu (%)

Giá trị cấu (%)

Giá trị cấu (%)

Giá trị cấu (%) I Giá trị sản

xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản

192,26 100 209,22 100 221,60 100 244,86 100

1 Lâm nghiệp 2,69 1,40 2,83 1,35 3,44 1,55 2,84 1,16 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên

Trồng rừng tập trung: diện tích rừng trồng ngày càng tăng cả về diện tích và giá trị, năm 2009 trồng mới đƣợc 319ha, năm 2010 trồng mới đƣợc 252ha. Nguồn vốn chủ yếu từ các dự án 661, Công ty ván dăm, trồng cây nhân dân và vốn tự có của người dân. Các đơn vị thực hiện tốt chương trình trồng rừng, lợi ích kinh tế từ đồi rừng, vườn rừng ngày càng cao đã khuyến khích nhân dân tích cực đầu tƣ trồng và chăm sóc rừng.

Chế biến, tiêu thụ: sản phẩm rừng trồng của thành phố hiện nay do các hộ dân và doanh nghiệp sản xuất, chủ yếu tiêu thụ cho nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu của thành phố.

Trong cơ cấu nội ngành Lâm nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm giá trị sản xuất của khu vực trồng và nuôi rừng, tăng giá trị của khu vực khai thác gỗ và lâm sản. Đến năm 2006, tỷ trọng giá trị sản xuất của các khu vực là: trồng và nuôi rừng (16,6), khai thác gỗ và lâm sản (79,96%), lâm nghiệp khác (3,43%);

BẢNG 2.19: CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NỘI NGÀNH LÂM NGHIỆP Năm

Toàn ngành Lâm

nghiệp Trồng và nuôi rừng Khai thác gỗ và

lâm sản Lâm nghiệp khác Giá trị

(Triệu đồng)

Cơ cấu (%)

Giá trị (Triệu đồng)

Cơ cấu (%)

Giá trị (Triệu đồng)

Cơ cấu (%)

Giá trị (Triệu đồng)

Cơ cấu (%)

2006 2.450 100 407 16,6 1.959 79,96 84 3,43

2007 2.691 100 246 9,1 2.183 81,12 262 9,74

2008 2.831 100 200 7,1 2.275 80,36 356 12,58

2009 3.441 100 280 8,1 2.735 79,48 426 12,38

2010 2.841 100 150 5,3 2.556 89,97 135 4,75

Nguồn: Sở nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng Công Nghiêp hóa Hiện Đại hóa ở thành phố Thái Nguyên (Trang 31 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)