KHAI THÁC TRUYỆN VÀO GIẢNG DẠY TIẾNG ANH THEO ĐUỜNG

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ MẬN HẬU MỘC CHÂU (Trang 70 - 73)

ThS. Ngô Thị Hằng Nga Khoa Ngoại ngữ

Abstract:Using short stories in teaching English is becoming popular. When Grammar- translation method was in favour, short stories were used to teach structures, vocabulary, and improve translation skill. Up to now, short stories are still used in teaching English, but in different ways. They are used to improve language skills, create higher-order- thinking, widen culture knowledge, and motivate students to learn. To achieve these aims, teachers have responsibility to select suitable stories and design a variety of activities.

Tóm tắt: Sử dụng truyện ngắn để dạy tiếng Anh ngày càng trở nên phổ biến. Trước đây khi giáo viên thường áp dụng phương pháp ngữ pháp, dịch thuật vào giảng dạy thì truyện ngắn được sử dụng để dạy ngữ pháp, từ vựng, và phát triển kỹ năng dịch. Tuy nhiên, hiện nay truyện không chỉ được sử dụng để cung cấp từ mà nó còn được sử dụng để phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, kiến thức văn hoá, tư duy phê phán và để tạo hứng thú học tập cho người học. Để phát huy được vai trò của việc khai thác truyện vào giảng dạy, giáo viên phải lựa chọn truỵên phù hợp với sinh viên và thiết kế các hoạt động thú vị, có hiệu qủa.

1. Đặt vấn đề

Cách sử dụng truyện trong dạy và học ngoại ngữ được đánh dấu bằng sự phát triển của các phương pháp dạy học. Vào thế kỷ 17, khi phương pháp dạy dich thuật và ngữ pháp (Grammar translation) phát triển lên tới đỉnh cao của nó thì việc khai thác truyện vào dạy và học đóng vai trò rất quan trọng. Với phương pháp này, người học sẽ dịch những câu truyện viết bằng tiếng Anh hay một ngoại ngữ khác sang tiếng mẹ đẻ. Khi phương pháp này được thay thế bằng các phương pháp khác như phương pháp dạy học trực tiếp (direct method), đường hướng ‘im lặng’ (SilentWay), đường hướng tự nhiên (Natural appoach), cách học ngôn ngữ theo ngôn ngữ cộng đồng (Community language learning) thì truyện không còn được sử dụng như một tài liệu học tập hữu ích nữa. Tuy nhiên, trong hai thập kỷ qua thì truyện lại được áp dụng để dạy ngoại ngữ nhưng nó lại được khai thác thác một hướng khác, đó là sử dụng truyện để cải thiện kỹ năng ngôn ngữ. Scher (1976) khẳng định rằng đối với người học ở trình độ sơ cấp hoặc trung cấp thì có thể dụng truyện để luyện tập ngôn ngữ, để phát triển kỹ năng đọc hiểu. Đối với người học ở trình độ cao hơn (advanced level) thì có thể khai thác truyện để bổ sung kiến thức văn hoá, văn học, phát triển kỹ năng đọc, kỹ năng thảo luận, phân tích ngữ nghĩa. (Muyskens, 1983).

2. Nội dung

2.1. Những ưu điểm khi sử dụng truyên vào dạy tiếng anh

* Tạo hứng thú học tập: Tất cả các câu truyện đều có mở đầu và kết thúc, do đó người học sẽ có nhu cầu đọc từ đầu đến cuối câu truyện để xem đoạn kết của câu truyện như thế nào, đặc biệt là những câu truyên trinh thám, hay những câu truyện bí hiểm. Vandrick (1997) cho rằng truyện được sử dụng để “người đọc thể hiện cảm xúc qua trải nghiệm của những nhân vật trong truyện”.

* Cung cấp cấu trúc, ngôn từ: Khi dạy những học sinh ở trình độ trung cấp, có thể khai thác truyện ngắn để giới thiệu các nhân vật trong truyện, nội dung và bối cảnh câu truyện. Đối với học sinh có trình độ cao hơn thì có thể khai khác các cách sử dụng ngộn từ, văn phong, Gajdusek (1988) cho rằng truyện có thể dùng để khai thác các cấu trúc, ngôn từ thông qua các

hoạt động như: hoạt động trước khi đọc, hoạt động trong khi đọc, phân tích và các hoạt động mở rộng. Khi thực hiện các hoạt động trong khi đọc, người học có thể hiểu được hoàn cảnh của câu truyện và nắm bắt được ngôn ngữ sử dụng trong câu truyện. Các hoạt động trong khi đọc giúp người học nắm bắt được tính cách các nhân vật, quan điểm, thái độ của tác giả. Với các hoạt động mở rộng, người học có cơ hội sử dụng kiến thức ngôn ngữ để thể hiện quan điểm của mình về câu truyện.

* Mở rộng kiến thức văn hoá: Mỗi câu truyện luôn chứa đựng các yếu tố văn hoá về các vùng, các quốc gia khác nhau, do đó, thông qua các câu truyện người học sẽ được trang bị những kiến thức văn hoá, phong tục, tập quán đa dạng, phong phú. Kiến thức này rất hữu ích cho người học khi sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp cũng như quá trình tiếp thụ ngôn ngữ.

* Phát triển tư duy có phê phán (higher- order- thinking): Howie (1993) khẳng định rằng một trong những cách khai thác truyện hữu ích nhất là sử dụng truyện để phát triển tư duy phê phán của người học. Ông chỉ ra rằng người học ngôn ngữ phải có khả năng đưa ra nhận xét, đánh giá, tổng hợp, phân tích và áp dụng những kiến thức đã học vào quá trình sử dụng ngôn ngữ. Truyện giúp người học phát triển kỹ năng này bởi vì khi đọc truyện họ phải phân tích, phải trình bày quan điểm về các nhân vật, các tình huống trong câu truyện.

*Phát triển kỹ năng ngôn ngữ: Truyện ngắn có thể được khai thác để phát triển cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ở tất các trình độ. Theo Oster (1989) và Murdoch (2002) sau khi đọc các câu truyện giáo viên có thể thiết kế các hoạt động rèn luyện kỹ năng viết như viết đoạn hội thoại giữa các nhân vật trong truyện, tóm tắt câu truyện để phát triển kỹ năng viết. Ngoài ra, truyện ngắn còn được khai thác để mở rộng vốn từ và phát triển kỹ năng đọc. Kết quả nghiên cứu của Lao và Krashen (2000) cho thấy, tại trường đại học Hồng Kông những sinh viên đươc dạy bằng cách áp dụng truyện có vốn từ nhiều hơn và có kỹ năng đọc tốt hơn so với những sinh viên đựợc dạy theo những cách thức khác. Hơn nữa, những kiến thức về văn hoá, vốn từ mà người học tiếp thu được từ các câu truyện sẽ giúp họ linh hoạt, sáng tạo hơn khi nói. (Oster, 1989)

2.2. Cách khai thác truyện trong giảng dạy tiếng Anh

* Các hoạt động để dạy các thành tố ngôn ngữ: Theo Bowei (1975), truyện có thể được khai thác để thiết kế các hoạt động như ghép từ, các bài tập luyện độ trôi chảy (fluency activities), hay hội thoại. Hoạt động ghép từ nhằm mục đích mở rộng vốn từ cho người học.

Giáo viên có thể thực hiện như sau: chia lớp thành các nhóm khác nhau, mỗi nhóm sẽ chia làm đôi, một nửa có các bức tranh về các nhân vât và một nửa nhóm có bài miêu tả các nhân vật trong câu truyện. Nhiệm vụ của các nhóm là sau một thời gian quy định phải ghép bức tranh với các bài miêu tả. Một cách khai thác khác là giáo viên sẽ trích một đoạn hội thoại hoặc đoạn văn trong câu truỵện, sau đó yêu cầu sinh viên đọc và ghép vào trong câu truyện cho hoàn chỉnh. Hoạt động này nhằm cải thiện cách phát âm cho sinh viên.

* Khai thác bối cảnh câu truyện: Yêu cầu sinh viên làm việc theo nhóm và tóm tắt các nội dung sau: thời gian, địa điểm xảy ra câu truyện, lối sống, phong tục, tập quán ở đó. Sau đó từng nhóm trình bày quan diểm của mình về lối sống, phong tục ở đó.

* Khai thác nhân vật trong câu truyện: Sau khi đọc truyện, trả lời các câu hỏi nhằm phát triển kỹ năng đọc, giáo viên yêu cầu sinh viên làm việc theo nhóm và thảo luận theo các nội dung sau: hình thức và tính cách các nhân vật trong truyện, nhân vật chính diện, nhân vật

phản diện. Sau đó giáo viên chia đôi lớp, một nửa đaị diện cho nhân vật phản diện, một nửa đại diện cho nhân vật chính diện, sau đó tranh luận để bảo vệ quan điểm sống của mình.

* Khai thác nội dung câu truyện: Để biết sinh viên có nắm được nội dung câu truyện hay không, đồng thời phát triển kỹ năng viết cho sinh viên, giáo viên yêu cầu sinh viên viết tóm tắt diễn biến, hay những sự kiện xảy ra trong câu truyện.

3. Kết luận

Có thể khẳng định rằng khai thác truyện để dạy tiếng Anh là rất hữu ích. Nó không chỉ tạo hứng thú học tập mà còn giúp cho ngươì học mở rộng kiến thức văn hoá, phát triển tư duy có phê phán, đặc biệt người học còn có thể nâng cao các kỹ năng ngôn ngữ thông qua các nhiệm vụ học tập gắn liền với các câu truyện. Tuy nhiên để khai thác truyện vào dạy học một cách hiệu quả, các câu truyện cần được lựa chọn phù hợp với trình độ ngôn ngữ, kiến thức nền, sở thích của người học, hơn nữa giáo viên phải có kỹ năng thiết kế các nhiệm vụ học tập để có thể khai thác cốt truyện, nhân vật, ngôn từ, cấu trúc trong câu truyện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Erick.J.P (2003).Using mystery stories in language classroom. Asian Journal, 5(3).

2. Gajdusek, L. (1988). Toward wider use of literature in ESL: Why and how. TESOL Quarterly, 22(2).

3. Howei, S.H (1993). Critical thinking: a critical skill for students. Reading TODAY, (24).

4. Lao, C.Y and S. Krashen (2000). The impact of popular literature study on literacy development in EFL: more evidence for power of reading. System, 28.

5. Murdoch, G. (2002). Exploiting well-known short stories for language skills development.

Newsletter, 23.

6. Myuskens, J.A (1983). Teaching second language literature: past, present, and future. The modern language journal, 67.

7. Oster, J. (1989). Seeing with diffent eyes: Another view of literature in the ESL class.

TESOL. Quartly, 23 (1), 85-103.

8. Vandrick, S. (1977). Reading and responding to novels in University ESL classroom. The Journal of the imagination in Language and Teaching, 4.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ MẬN HẬU MỘC CHÂU (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)