RAU SẮNG TẠI SƠN LA

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ MẬN HẬU MỘC CHÂU (Trang 109 - 114)

KS. Phạm Quang Thắng, TS. Đoàn Đức Lân, KS. Đinh Thị Hoa

Khoa Nông – Lâm

Abstract: Research results showed the main factors determining the success of the raise of Sang vegetable cuttings in Son La. The best season for the raise of cuttings is in March and April; the use of the stimulant for root development, IBA, at the concentration of 5000 ppm makes roots develop at the highest rate. The use of substrate is a mixture of the bulb with humus soil ratio under the forest canopy. When new cuttings are raised, they need to be shaded 80% to guarantee the germination rate as well as stimulate the sprout shoot growth and the development of buds; however, the levels of shading need to be reduced in order to train young trees before the sale at nursery gardens.

Tóm tắt: Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được các yếu tố chính quyết định đến thành công của việc giâm hom rau Sắng tại Sơn La như: thời vụ giâm hom tốt nhất vào các tháng 3, 4; Sử dụng chất kích thích ra rễ là IBA ở nồng độ 5000 ppm sẽ cho tỷ lệ ra rễ cao nhất; Sử dụng hỗn hợp bầu có tỷ lệ đất mùn dưới tán rừng; Khi mới giâm cần che bóng 80% để đảm bảo tỷ lệ ra rễ cũng như kích thích sự bật chồi và khả năng sinh trưởng phát triển của chồi, tuy nhiên cũng cần giảm dần độ che bóng để huấn luyện cây con trước khi xuất vườn.

1. Đặt vấn đề

Cây rau Sắng (Melientha suavis) là loại cây rau quý hiếm, lại nổi tiếng thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng, không những bổ dưỡng cho sức khoẻ mà còn có tác dụng chữa bệnh.

Trước kia cây Sắng chỉ mọc hoang dã và bị người dân khai thác kiểu tận thu mà không có bảo tồn, chăm sóc, phát triển nên là một trong những loại cây có nguy cơ tuyệt chủng cao, được đưa vào Sách đỏ Việt Nam (Phần thực vật, 2007). Rau Sắng là một trong những loài thực vật không những chỉ nâng cao tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng, mà nó còn là một loại cây cung cấp nguồn rau ăn rất tốt cho con người. Ngoài giá trị về mặt kinh tế, đây là cây đặc sản, dược liệu (chữa bệnh rất tốt), có tác dụng phủ xanh đất trống, đồi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái, làm đẹp cảnh quan môi trường.

Tại tỉnh Sơn La theo kết quả điều tra cho thấy, cây rau Sắng được người dân tại các địa phương coi là loại cây quý, có giá trị không chỉ làm tăng thêm phần hấp dẫn của các món ăn mà còn có tác dụng rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ. Tuy nhiên, hiện chưa được đánh giá đúng giá trị và mới chỉ được khai thác chủ yếu từ rừng tự nhiên, mang tính chất tiêu thụ nội địa, chưa được phát triển thành loại cây có giá trị sản xuất hàng hoá. Vì vậy, việc nghiên cứu biện pháp nhân giống nhằm cung cấp cây giống cho người dân địa phương trồng tại vườn gia đình, từng bước phát triển rau Sắng thành sản phẩm hàng hóa, đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân địa phương đồng thời hướng tới việc bảo tồn nguồn gen rau Sắng quý hiếm là việc làm rất cần thiết.

2. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu nghiên cứu:

- Cành rau Sắng được thu thập từ núi đá vôi huyện Thuận Châu;

- Chất kích thích ra rễ: IAA, IBA, α-NAA;

- Khay xốp (60 cm x 45 cm x 35 cm), Túi bầu (16 cm x 14 cm), Lưới cản quang,..

- Phân vi sinh Biogro bón qua rễ (do Công ty TNHH sản phẩm hữu cơ Hà Nội cung ứng), thành phần gồm có: 106 vi sinh vật cố định đạm; 106 vi sinh vật phân giải lân và 106 vi sinh vật phân giải xenlulo; HC: 15; N-P205 (N): 8-9; K20: 1,5; độ ẩm 25%.

2.2. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01/2009 đến tháng 10/2010

2.3. Địa điểm nghiên cứu: Khoa Nông – Lâm, Trường Đại học Tây Bắc 2.4. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ đến khả năng ra rễ và sinh trưởng, phát triển của chồi rau Sắng;

- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến khả năng ra rễ và sinh trưởng, phát triển của chồi rau Sắng;

- Nghiên cứu ảnh hưởng của độ che bóng đến khả năng ra rễ và sinh trưởng, phát triển của chồi rau Sắng;

- Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp bầu đến sinh trưởng, phát triển của chồi rau Sắng.

2.5. Phương pháp nghiên cứu

- Các thí nghiệm được tiến hành tại Khoa Nông – Lâm, Trường Đại học Tây Bắc, mỗi công thức thí nghiệm giâm 30 hom rau Sắng bánh tẻ trên một khay xốp có kích thước 60 cm x 45 cm x 35 cm, mỗi công thức thí nghiệm được nhắc lại 3 lần.

+ Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ đến khả năng ra rễ của hom rau Sắng được thực hiện với 3 loại chất kích thích ra rễ (IAA; IBA; α-NAA) ở 3 nồng độ khác nhau (1000 ppm, 3000 ppm, 5000 ppm); sử dụng giá thể là cát sạch, che bóng 80%. Để đánh giá ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ đến sinh trưởng, phát triển của chồi rau Sắng, thí nghiệm đã được tiến hành với 3 loại chất kích thích ra rễ (IAA; IBA; α-NAA) ở cùng nồng độ 5000 ppm, sử dụng giá thể giâm là cát sạch, hỗn hợp bầu gồm 80% đất bột + 10% đất mùn dưới tán rừng + 10% phân vi sinh Biogro, giai đoạn đầu che bóng 80% sau 60 ngày giảm xuống 40%.

+ Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ giâm đến khả năng ra rễ, sinh trưởng và phát triển của chồi rau Sắng được thực hiện với 3 thời vụ (tháng 2, tháng 3, tháng 4/2009), sử dụng chất kích thích ra rễ IBA ở nồng độ 5000 ppm, giá thể giâm là cát sạch, hỗn hợp bầu gồm 80% đất bột + 10% đất mùn dưới tán rừng + 10% phân vi sinh Biogro, giai đoạn đầu che bóng 80% sau 60 ngày giảm xuống 40%.

+ Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của độ che bóng đến khả năng ra rễ, sinh trưởng và phát triển của chồi rau Sắng được thực hiện với 2 công thức che bóng (40% và 80%), sử dụng chất kích thích ra rễ IBA ở nồng độ 5000 ppm, giá thể giâm là cát sạch, hỗn hợp bầu gồm 80% đất bột + 10% đất mùn dưới tán rừng + 10% phân vi sinh Biogro, giai đoạn đầu che bóng 80% sau 60 ngày giảm xuống 40%.

+ Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp bầu đến sinh trưởng và phát triển của chồi rau Sắng được thực hiện với 2 công thức phối trộn (90% đất bột + 10% phân vi sinh Biogro; 80% đất bột + 10% đất mùn dưới tán rừng + 10% phân vi sinh Biogro), sử dụng chồi rau Sắng được giâm trên giá thể cát sạch, sử dụng chất kích thích ra rễ IBA ở nồng độ 5000 ppm, giai đoạn đầu che bóng 80% sau 60 ngày giảm xuống 40%.

- Các chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ ra rễ, số rễ/hom, chiều dài rễ, chiều dài chồi, số lá/chồi.

- Số liệu thí nghiệm được xử lý bằng phần mềm IRRISTAT và EXCEL.

3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.1. Ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ đến sinh trưởng, phát triển của chồi Sắng Các chất kích thích ra rễ có vai trò đặc biệt trong quá trình hình thành rễ của hom, chúng thúc đẩy quá trình hình thành mô sẹo và khả năng ra rễ của hom. Mặc dù vậy, trong từng trường hợp cụ thể mỗi loại chất kích thích ra rễ lại có hiệu quả khác nhau đối với từng loài cây. Vì thế, xác định loại chất kích thích ra rễ thích hợp trong giâm hom cho từng loài cây có ý nghĩa thực tiễn lớn. Một loại chất kích thích ra rễ với các nồng độ khác nhau cũng ảnh hưởng không giống nhau đến khả năng ra rễ của hom, bởi vậy việc tìm ra nồng độ thích hợp nhất khi giâm hom có thể làm tăng tỷ lệ ra rễ của hom. Thí nghiệm được tiến hành với 3 loại chất kích thích ra rễ là IAA, IBA, α- NAA dạng dung dịch, nồng độ từ 1000 ppm đến 5000 ppm. Kết quả được ghi ở bảng 1.

Bảng 1. Ảnh hưởng của nồng độ các chất kích thích ra rễ đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm rau Sắng tại Sơn La Chất kích thích ra rễ Tỷ lệ ra rễ (%)

1000 ppm 3000 ppm 5000 ppm

IAA 56,5 68,0 73,8

IBA 66,8 72,0 78,5

α-NAA 62,3 67,3 71,2

Không xử lý (ĐC) 41,9

Từ kết quả trên cho thấy:

- Ba loại chất kích thích ra rễ đều có tác dụng làm tăng tỷ lệ ra rễ của hom giâm rau Sắng so với đối chứng.

- Khi tăng nồng độ thì tỷ lệ ra rễ tăng, tuy nhiên khi nồng độ tăng đến một mức nào đó thì lại giảm tỷ lệ ra rễ.

- Ba loại chất kích thích ra rễ đều có tác dụng tốt nhất ở nồng độ 5000 ppm.

- Ở tất cả các nồng độ xử lý bằng IBA đều cho tỷ lệ ra rễ cao hơn so với 2 loại chất kích thích ra rễ còn lại.

Như vậy có thể kết luận rằng IBA có tác động tích cực nhất đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm rau Rau Sắng ở tất cả các nồng độ khác nhau, trong đó nồng độ 5000 ppm cho kết quả tốt nhất.

Sau khi xác định được nồng độ tối ưu của từng chất kích thích ra rễ đối với hom giâm rau Sắng, chúng tôi sử dụng nồng độ đó để tiến hành thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các chất kích thích ra rễ đến sinh trưởng và phát triển của chồi rau Sắng. Kết quả được tổng hợp trong bảng 2.

Bảng 2. Ảnh hưởng của loại chất kích thích ra rễ đến sinh trưởng và phát triểncủa chồi rau Sắng Chất kích thích ra rễ Nồng độ

(ppm)

Tỷ lệ ra

%) rễ

Chiều dài (cm) rễ

Số rễ/hom (rễ)

chồi/hom Số (chồi)

lá/chồi Số (lá)

IAA 5000 78,67 1,36 6,62 1,20 3,89

IBA 5000 89,72 1,87 12,46 1,28 4,23

α-NAA 5000 80,63 1,24 9,82 1,11 3,07

Không xử lý (ĐC) 0 42,58 0,85 3,57 1,00 2,48

Kết quả ở bảng 2 cho thấy các loại chất kích thích ra rễ đều làm tăng tỷ lệ ra rễ, chiều dài rễ, số rễ/hom và số lá/chồi so với đối chứng (không xử lý thuốc).

Hom được xử lý bằng chất kích thích ra rễ cũng làm tăng chiều dài rễ trên hom, trong đó IBA cho chiều dài rễ dài nhất là 1,87 cm, vượt đối chứng 1,02 cm. Tiếp đó là IAA có chiều dài rễ 1,36 cm, vượt đối chứng 0,51 cm và cuối cùng là α-NAA có chiều dài rễ là 1,24 cm, vượt đối chứng 0,39 cm. Kiểm tra thống kê được Utt = 8,17 > U05 = 1,96. Như vậy, các loại chất kích thích ra rễ ảnh hưởng rõ rệt đến chiều dài rễ của hom giâm và IBA là ảnh hưởng mạnh nhất.

Xử lý chất kích thích ra rễ còn làm tăng số rễ/hom trong đó IBA vẫn cho kết quả cao nhất, tiếp đó là α-NAA và IAA. Tương tự như vậy khi xử lý hom bằng các loại chất kích thích ra rễ khác nhau cho thấy khả năng ra lá của hom tăng từ 23,79 – 70,56%, trong đó IBA vẫn cho kết quả cao nhất, sau đó là IAA.

3.2. Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến sinh trưởng, phát triển của chồi rau Sắng Thời vụ giâm hom là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự ra rễ, sinh trưởng và phát triển của chồi mầm. Một số loài cây có thể giâm hom quanh năm, song nhiều loài cây có tính thời vụ rất rõ rệt. Theo nhiều công trình nghiên cứu khoa học thì mùa mưa là mùa giâm hom có tỷ lệ ra rễ cao nhất ở nhiều loài cây, trong khi một số loài khác lại ra rễ cao nhất vào mùa xuân. Để xác định thời vụ giâm hom phù hợp với hom rau Sắng, thí nghiệm đã được tiến hành vào các tháng 2, 3, 4/2009. Kết quả được tổng hợp ở bảng 3.

Bảng 3. Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến sự ra rễ, sinh trưởng và phát triển của chồi rau Sắng Thời vụ

giâm hom Thời gian ra rễ (ngày)

Tỷ lệ ra rễ

(%) Số rễ/hom Chiều dài rễ/hom (cm)

Số chồi/hom Chiều dài chồi (cm)

Số lá/chồi (lá)

Tháng 2 55 67,8 5,7 2,8 1,2 4,7 2,6

Tháng 3 46 81,6 8,4 3,2 1,3 7,8 3,7

Tháng 4 38 82,3 9,8 3,8 1,2 8,6 4,8

Từ bảng 3 cho thấy thời vụ giâm hom có ảnh hưởng rõ rệt tới tỷ lệ ra rễ của hom, số rễ trên hom, chiều dài rễ của hom và thời gian ra rễ. Giâm hom vào tháng 4 cho tỷ lệ ra rễ, số rễ trên hom và chiều dài rễ/hom cao nhất với thời gian ra rễ là 38 ngày sau giâm hom.

Giâm hom vào tháng 2 cho các chỉ số tương ứng nêu trên thấp nhất và thời gian ra rễ là 55 ngày sau giâm. Điều này cũng phù hợp với thực tiễn bởi vì giâm hom vào tháng 2 khi thời tiết vẫn còn những đợt lạnh cuối mùa, thời tiết khô hanh làm độ ẩm không khí thấp, điều này không thuận lợi cho quá trình ra rễ. Ngược lại khi giâm hom vào tháng 3 trở đi, lúc này nhiệt độ và độ ẩm đã tăng, các hoạt động sinh lý của cây bắt đầu mạnh nên thuận lợi cho quá trình ra rễ của hom nên thời gian ra rễ cũng nhanh hơn, hom nhiều rễ và rễ dài.

3.3. Ảnh hưởng của độ che bóng đến sinh trưởng, phát triển của chồi rau Sắng Độ che bóng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến tỷ lệ sống, ra rễ và sinh trưởng, phát triển của hom giâm. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của độ che bóng đến hom giâm rau Sắng được trình bày tại bảng 4.

Bảng 4. Ảnh hưởng của độ che bóng đến sự ra rễ, sinh trưởng và phát triển của chồi rau Sắng Độ che bóng

(%)

Tỷ lệ ra rễ (%)

Số rễ/hom

(rễ) Chiều dài rễ/hom (cm)

Số chồi/hom Chiều dài chồi

(cm) Số lá/chồi (lá)

40 76,8 7,6 4,4 1,3 7,8 4,5

80 81,5 8,5 5,3 1,2 9,6 5,8

Qua bảng 4 chúng ta nhận thấy, độ che bóng đã có ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ ra rễ,

các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển tốt hơn. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với thực tiễn sinh trưởng, phát triển trong tự nhiên của rau Sắng.

3.4. Ảnh hưởng của hỗn hợp bầu đến sinh trưởng, phát triển của chồi rau Sắng Hỗn hợp bầu là môi trường cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của hom giâm.

Hỗn hợp bầu tốt là có độ thoáng khí tốt và duy trì được độ ẩm trong thời gian dài mà không ứ đọng nước, tạo điều kiện cho rễ phát triển tốt đồng thời sạch, không bị nhiễm nấm và không có nguồn sâu bệnh. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp bầu đến sinh trưởng, phát triển của chồi rau Sắng được trình bày ở bảng 5.

Bảng 5. Ảnh hưởng của hỗn hợp bầu đến sinh trưởng, phát triển của chồi rau Sắng

Loại giá thể Tỷ lệ

ra rễ (%)

Số rễ/hom (rễ)

Chiều dài rễ/hom (cm)

Số chồi/hom Chiều dài

chồi (cm) Số lá/chồi (lá) 90% đất bột + 10% phân vi sinh

Biogro 66,7 6,8 5,5 1,1 9,8 6,2

80% đất bột + 10% phân vi sinh

Biogro + 10% đất mùn dưới tán rừng 74,5 9,7 6,8 1,2 12,6 8,5

Từ bảng trên cho thấy, trên hỗn hợp bầu 80% đất bột + 10% phân vi sinh Biogro + 10%

đất mùn dưới tán rừng cho tỷ lệ ra rễ, số rễ trên hom và chiều dài rễ/hom cao nhất, đồng thời cũng tạo điều kiện cho chồi sinh trưởng, phát triển tốt hơn nên cho số chồi trên hom, chiều dài chồi và số lá trên chồi cũng cao hơn. Ở đây rõ ràng là ở hỗn hợp bầu có đất mùn dưới tán rừng đã có tác dụng giữ ẩm và tạo độ tơi xốp, thông thoáng hơn nên có ảnh hưởng tốt đến khả năng ra rễ của hom và đặc biệt ảnh hưởng tốt cho quá trình sinh trưởng, phát triển của chồi rau Sắng.

4. Kết luận

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính bằng giâm hom rau Sắng tại Sơn La, có thể rút ra một số kết luận sau:

- Các loại chất kích thích ra rễ đều có tác dụng làm tăng tỷ lệ ra rễ, số rễ, chiều dài rễ, chiều dài chồi, số lá trên chồi so với đối chứng. Trong 3 loại chất kích thích ra rễ thì IBA cho tỷ lệ ra rễ cao nhất ở nồng độ 5000 ppm.

- Để đạt tỷ lệ ra rễ cao có thể giâm hom rau Sắng từ tháng 3 đến tháng 4 dương lịch.

- Hỗn hợp bầu tốt cho hom rau Sắng sinh trưởng, phát triển là 80% đất bột + 10% phân vi sinh + 10% đất mùn dưới tán rừng.

- Khi mới giâm cần che bóng 80% để đảm bảo tỷ lệ ra rễ cũng như kích thích sự bật chồi và khả năng sinh trưởng, phát triển của chồi rau Sắng, tuy nhiên cũng cần giảm dần độ che bóng để huấn luyện cây con trước khi xuất vườn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Quang Thắng, Đinh Thị Hoa (2010), Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật gây trồng và phát triển rau Bò khai, rau Sắng tại Sơn La, Đề tài NCKH cấp Tỉnh.

2. Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Australia (ACIAR) (2007), Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất, quảng bá và sử dụng rau bản địa.

3. http://www.sggp.org.vn/moitruongdothi/2006/12/76436/

4. http://omard.mard.gov.vn/omardforum/forum/viewthread?thread=129

5. http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2007/5/3562.html

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ MẬN HẬU MỘC CHÂU (Trang 109 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)