Thực trạng hoạt động công tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật vận động

Một phần của tài liệu Công tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật vận động từ thực tiễn trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật, thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 57)

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI TRẺ KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ TRỢ GIÚP TRẺ TÀN TẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.2. Thực trạng hoạt động công tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật vận động

Nhằm đánh giá thực trạng CTXHN đối với trẻ KTVĐ tại Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật, đề tài đã tiến hành nghiên cứu 04 hoạt động của CTXHN: hoạt động giáo dục nhóm, hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động phát triển kỹ năng giao tiếp, hoạt động phục hồi chức năng qua các phân tích, đánh giá kết quả đạt được của từng hoạt động, đánh giá về nhân viên xã hội thực hiện các hoạt động trên. Ngoài ra, để có được các đánh giá khách quan nhất, đề tài cũng đã tiến hành phỏng vấn sâu một số đối tượng để thu thập các nhận định của họ về từng hoạt động CTXHN đã được nhận. Kết quả khảo sát cụ thể sau:

2.2.1. Thực trạng hoạt động giáo dục nhóm

Mục đích nhằm trang bị kiến thức kỹ năng cho trẻ khuyết tật vận động, dựa trên những nhóm trẻ có cùng khả năng, năng lực với nhau tạo thành một nhóm để có chung một chương trình hoạt động phù hợp với khả năng của trẻ. Và kết quả thể hiện qua việc thực hiện nội dung, hình thức và hiệu quả như sau:

* Kết quả về nội dung hoạt động giáo dục nhóm:

39

Biểu đồ 2.1: Nội dung của hoạt động giáo dục nhóm

Qua số liệu biểu đồ 2.1, có năm nội dung sinh hoạt trong hoạt động giáo dục nhóm, trong đó nội dung về kiến thức vệ sinh cá nhân có mức độ tiếp cận rất thường xuyên 22,2% và thường xuyên 40,0% chiếm tỷ lệ cao và tâm lý lứa tuổi mức độ thường xuyên chiếm tỷ lệ 33,4%. Đây là hai nội dung mà trẻ KTVĐ được tiếp cận thường xuyên nhất. ở nội dung tấm gương người khuyết tật điển hình vượt lên hoàn cảnh khiếm khuyết thì mức độ không bao giờ tiếp cận chiếm 53,3%, Pháp luật về người khuyết tật cũng có mức độ không bao giờ tiếp cận cao 51,2%, Cách điều chỉnh cảm xúc bản thân có mức độ không bao giờ tiếp cận khá cao 44,4%. Điều này có nghĩa ở ba nội sinh hoạt nhóm này trẻ KTVĐ tiếp cận bị hạn chế vì đa phần trẻ KTVĐ tại Trung tâm rất nặng ngoài khiếm khuyết về vận động còn đi kèm với chậm phát triển về trí tuệ, nên trẻ KTVĐ không có khả năng để tiếp cận.

Qua quan sát trẻ KTVĐ tại Trung tâm cho thấy trẻ khuyết tật vận động ở đây mức độ rất nặng, hầu hết các trẻ đều không thể tự phục vụ được bản

40

thân, các nhu cầu thiết yếu hàng ngày đều phải nhờ người chăm sóc phục vụ.

Và trẻ ngoài khuyết tật về vận động còn bị chậm phát triển trí tuệ, có khó khăn về nhìn và nghe.

* Kết quả về hình thức của hoạt động giáo dục nhóm:

Biểu đồ 2.2: Hình thức của hoạt động giáo dục nhóm

Nhìn vào biểu đồ 2.2, về hình thức của hoạt động giáo giục thông qua thảo luận nhóm, các hoạt động vui chơi, tập huấn là cần thiết đối với trẻ KTVĐ tại trung tâm và cả ba hình thức này đều chiếm tỷ lệ cao trên 55,5%.

Điều này, cho thấy cần phát huy những hình thức sinh hoạt này hơn nữa để đem lại kết quả cao cho hoạt động giáo dục.

Qua kết quả đạt được cả về nội dung và hình thức của hoạt động giáo dục nhóm về phần nội dung thì cần có những hoạt động phù hợp hơn, dễ tiếp cận hơn đối với trẻ KTVĐ vì có những nội dung trẻ khó có thể hiểu và tiếp cận được như Pháp luật về người khuyết tật, tấm gương về người khuyết tật điển hình. Còn về hình thức thì cần tổ chức thường xuyên hơn để trẻ được tiếp cận được nhiều hơn thì tăng cơ hội phát triển cho trẻ.

41

Qua phỏng vấn sâu phụ huynh bé Trương Như Gia B cho biết “hoạt động giáo dục rất có ý nghĩa đối với trẻ và cả gia đình, con trai tôi cũng có một số tiến bộ đáng kể như bé thể hiện nhu cầu, tình cảm với ba mẹ, nhận thức tốt hơn. Theo tôi thấy nếu hoạt động này được diễn ra mỗi ngày sẽ giúp cho các cháu tại Trung tâm có cơ hội thực hành nhiều hơn thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều”.

Như vậy, đối với hoạt động giáo dục nhóm cần có những nội dung và hình thức tổ chức phù hợp hơn đối với khả năng của trẻ. Và hoạt động này cần tổ chức thường xuyên, liên tục để đem lại hiệu quả cao.

2.2.2. Thực trạng hoạt động giải trí nhóm

Hoạt động này nhằm rèn luyện sức khỏe và phát triển nhân cách giúp trẻ gần gũi và tự tin thể hiện bản thân. Thông qua vui chơi trẻ có tinh thần sảng khoái, vui vẻ và hợp tác hơn trong các hoạt động can thiệp khác.

* Kết quả về nội dung hoạt động vui chơi giải trí nhóm:

Biểu đồ 2.3: Nội dung hoạt động vui chơi giải trí

Nhìn vào biểu đồ 2.3, có thể thấy ở nội dung ca hát, nhảy múa và bơi lội là hai nội dung có mức độ tham gia thường xuyên chiếm tỷ lệ rất cao 48,9% và 44,4%. Kết quả này cho thấy ca hát, nhảy múa và bơi lội phù hợp với thể trạng của trẻ KTVĐ nên mức độ tham gia thường xuyên hơn. Ở trò chơi dân gian mức

42

độ không bao giờ tham gia lên đến 35,5% ở nội dung này đòi hỏi sự vận động nhiều hơn do đó không phù hợp với khả năng của trẻ KTVĐ.

Thông qua phỏng vấn sâu phụ huynh bé Trần Nguyễn Cát T, phụ huynh này cho biết “ bé nhà tôi khuyết tật vận động nặng, trí tuệ kém phát triển, bé cần phải có sự trợ giúp của cha mẹ hoặc các cô ở đây thì mới tham gia được một số trò chơi vận động đơn giản. Tôi biết trẻ rất vui và thích thú khi được tham gia các hoạt động vui chơi này”.

* Kết quả về hình thức của hoạt động vui chơi giải trí nhóm:

Biểu đồ 2.4: Hình thức của hoạt động vui chơi giải trí

Qua biểu đồ 2.4, có thể thấy hình thức tổ chức xem các chương trình thiếu nhi và chơi nhóm có kết quả là rất phù hợp với trẻ KTVĐ tại Trung tâm chiếm tỷ lệ rất cao 66,7%, kế đến là hình thức chơi nhóm 55,6%. Có thể nói đây là hai hình thức được tổ chức thường xuyên và phù hợp với khả năng của trẻ KTVĐ. Về hình thức cho trẻ sắm vai, chơi tưởng tượng thì chưa thật sự phù hợp với trẻ.

Cũng qua phỏng vấn sâu cô Bùi Thị Kim O, người chăm sóc trẻ KTVĐ tại Trung tâm đã có trên hai mươi năm kinh nghiệm làm việc đã chia sẻ: “trẻ ở đây đa phần là khuyết tật rất nặng nên cũng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động vui chơi cũng như học tập, trẻ ở đầy gần như tất cả đều phải phụ thuộc

43

hoàn toàn vào người chăm sóc để đáp ứng các nhu cầu cơ bản hàng ngày.

Hàng ngày chúng tôi thường cho trẻ xem nhạc thiếu nhi, phim hoạt hình các bé thích lắm. Ít khi cho trẻ tập chơi sắm vai, hay văn nghệ ca hát vì chỉ phù hợp với một số ít trẻ.”

Biểu đồ 2.5: Đánh giá về hoạt động vui chơi giải trí đối với trẻ KTVĐ

Theo số liệu biểu đồ 2.5, có thể thấy hoạt động vui chơi giải trí đối với trẻ KTVĐ tại Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật được đánh giá là tốt chiếm 55,6% và rất tốt chiếm 40,0%. Qua khảo sát có thể thấy hoạt động vui chơi giải trí đang được thực hiện rất hiệu quả tại Trung tâm.

Theo kết quả phỏng vấn sâu phụ huynh bé Trần Thị Thủy T bị bại não thể co cứng cơ. Phụ huynh này cho biết: “Con nhà tôi gửi vào đây điều trị cũng được ba năm rồi, theo tôi thấy ngoài việc được điều trị chăm sóc về y tế và giáo dục bé còn được tham gia các hoạt động vui chơi cùng với các bạn, dù bé không đi được nhưng có các cô trợ giúp bé cũng được tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí phù hợp với bé. Và mong là trong thời gian tới sẽ có nhiều hoạt động vui chơi hơn và cả những bé không vận động được cũng có thể tham gia”.

Có thể thấy không chỉ đối với trẻ bình thường mới có nhu cầu được vui chơi giải trí mà trẻ khuyết tật cũng có nhu cầu này và cần được đáp ứng hơn vì nó phần nào bù đắp cho các bé phải chịu nhiều thiệt thòi, đau đớn của bệnh tật gây ra.

44

Như vậy, ở hình thức tổ chức các chương trình văn nghệ và xem các chương trình thiếu nhi là có hiệu quả nhất và tổ chức thường xuyên hơn và có nhiều chương trình phong phú, đa dạng hơn để gây sự thích thú đối với trẻ.

2.2.3. Thực trạng hoạt động phát triển kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp có một vai trò quan trọng trong việc phát triển về tâm sinh lý cho trẻ. Không có một sự lo lắng và khó chịu nào lớn hơn tình trạng không hiểu được nhau. Trẻ không hiểu người lớn muốn gì ở mình và người lớn cũng không hiểu trẻ cần gì nếu như không xây dựng được một mối quan hệ tốt thông qua những kỹ năng giao tiếp hiệu quả.

* Kết quả về nội dung hoạt động phát triển kỹ năng giao tiếp:

Biểu đồ 2.6: Nội dung hoạt độngphát triễn kỹ năng giao tiếp

Nhìn vào biểu đồ 2.6, kết quả khảo sát cho thấy ở tất cả các kỹ năng: kỹ năng quan sát, kỹ năng tập trung, kỹ năng lần lượt và bắt chước, kỹ năng

45

chơi, kỹ năng dùng cử chỉ và tranh ảnh, kỹ năng sử dụng lời nói có mức độ tiếp cận thường xuyên chiếm tỷ lệ từ 51,1% trở lên. Điều này có nghĩa là hoạt động phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ KTVĐ có vai trò quan trọng trong sự phát triển cho trẻ, giúp trẻ giao tiếp và hòa nhập xã hội.

Thông qua kết quả phỏng vấn sâu phụ huynh bé Diệp Bảo N, phụ huynh này cho biết: “bé được can thiệp hơn năm nay, tôi thấy bé lanh lợi hơn, tập trung và nhìn mặt ba mẹ lâu hơn khi ba mẹ chơi với bé. Bé biết bắt chước những hành động đơn giản như chào tạm biệt, biết đưa tay ra xin, biết chỉ vào đồ vật mà trẻ muốn. Nhưng bé chưa nói được chỉ mới baba khi yêu cầu trẻ nói theo”

Cũng qua quan sát trẻ tác giả nhận thấy trẻ khuyết tật vận động tại Trung tâm bị khuyết tật rất nặng khả năng về ngôn ngữ cuả các bé rất hạn chế chỉ có một vài trường hợp là nói được nhưng ngôn ngữ cũng không rõ, do đó các bé thường thể hiện nhu cầu bằng cách ra dấu hoặc dùng cử chỉ, và một số không có khả năng gì phải phục vụ hoàn toàn cho trẻ theo thời gian biểu.

* Kết quả về hình thức của hoạt động phát triển kỹ năng giao tiếp Biểu đồ 2.7: Hình thức của hoạt động phát triển kỹ năng giao tiếp

46

Kết quả của biểu đồ 2.7, cho thấy hình thức xem tranh và kể chuyện, đóng kịch của hoạt động phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ KTVĐ là rất phù hợp với dạng khiếm khuyết của trẻ. Thông qua quan sát các hoạt động phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ KTVĐ tại Trung tâm tác giả nhận thấy, trẻ KTVĐ tại đây được các cô dạy xem tranh theo các chủ đề về các hoạt động sinh hoạt hàng ngày ( ăn, uống, ngủ, vệ sinh…), tranh về các loài vật, tranh hành động, tranh các khu vui chơi….các bé được nghe các cô kể chuyện cổ tích hay những câu chuyên có nội dung đơn giản, dễ nhớ…trẻ rất hào hứng và thích thú khi được tham gia. Tuy nhiên ở hình thức tham gia hoạt động dã ngoại do khó khăn về việc di chuyển đi lại nên chỉ một số ít phù hợp với hoạt động này.

Bảng 2.6: Đánh giá về hoạt động phát triển kỹ năng giao tiếp ở trẻ KTVĐ

STT Đánh giá Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Rất tốt 11 24,5

2 Tốt 20 44,4

3 Bình thường 13 28,9

4 Chưa tốt 1 2,2

Tổng 45 100,0

Nhìn vào bảng 2.6, hoạt động phát triển kỹ năng giao tiếp ở trẻ KTVĐ được đánh giá tốt chiếm tỷ lệ 44,4%, rất tốt chiếm 24,5%, bình thường được đánh giá chiếm đến 28,9%. Kết quả cho thấy hoạt động phát triển kỹ năng giao tiếp đã đem lại hiệu quả nhất định cho trẻ.

Qua cuộc phỏng vấn với phụ huynh bé Cao Thị Ân M “Các cô ở Trung tâm đã dạy cho bé biết thể hiện nhu cầu cơ bản của bản thân bằng cách chỉ vào tranh hoặc ra dấu khi. Được các cô kể chuyện, dạy cho đóng kịch. Mặc dù chỉ nói được một vài từ đơn giản như: ba, ma… nhưng khả năng hiểu của bé rất tốt. Người lớn nói gì bé cũng hiểu, bé rất muốn nói chuyện với ba mẹ

47

và hai chị nhưng không nói được nhiều lúc chúng tôi cũng không hiểu hết về nhu cầu của con.”

Ngôn ngữ giao tiếp rất quan trọng trong đời sống của mỗi người, thế nhưng đối với trẻ khuyết tật vừa chịu sự đau đớn thân thể do bệnh tật lại không có cơ hội được giao tiếp với mọi người do khiếm khuyết mang lại. Do đó, cần có nhiều hoạt động về nội dung cũng như hình thức tổ chức phù hợp hơn nữa với trẻ để trẻ có thể giao tiếp tốt, giúp người khác hiểu trẻ muốn gì và trẻ cũng hiểu người khác muốn gì ở trẻ.

2.2.4. Thực trạng hoạt động phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng nhằm làm giảm tối đa các hoạt động của giảm chức năng và tàn tật. Bảo đảm cho trẻ khuyết tật vận động hội nhập xã hội; có cơ hội tham gia các hoạt động xã hội như những trẻ bình thường khác.

* Kết quả về nội dung hoạt động phục hồi chức năng

Biểu đồ 2.8: Nội dung hoạt động phục hồi chức năng

48

Qua biểu đồ 2.8, có thể thấy nội dung vật lý trị liệu có mức độ rất thường xuyên chiếm 22,2% và thường xuyên chiếm 62,3% là cao nhất trong các nội dung của hoạt động phục hồi chức năng. Có thể nói nội dung vật lý trị liệu tại Trung tâm là một trong những hoạt động chính của phục hồi chức năng cho trẻ KTVĐ. Ở nội dung kết hợp điều trị với Botulinum ToxinA mức độ tiếp cận không bao giờ chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nội dung chiếm 64,5%. Bởi việc điều trị này rất tốn kém về chi phí nên khó có khả năng tiếp cận thường xuyên hơn.

Qua kết quả với phụ huynh bé Phạm Huỳnh Thế D, mẹ bé cho biết: “ cháu nhà tôi bị bại não thể co cứng cơ, tôi cho con tập vật lý trị liệu cũng được gần hai năm rồi nhưng thấy kết quả chậm quá tới giờ bé vẫn chưa tự ngồi được, bé rất hay bị lên cơn co cơ nên cũng rất khó khăn trong việc tập, nhưng gia đình nghèo nên không có tiền cho bé được tiêm thuốc giúp làm giãn cơ (Botulinum ToxinA) nên việc điều trị của bé không mang lại hiệu quả cao”

Đa số trẻ khuyết tật vận động tại Trung tâm có hoàn cảnh gia đình không khá giả, có mức sống kinh tế thuộc diện nghèo và trung bình nên khó khăn trong việc cho con tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế đòi hỏi phí dịch vụ cao.

* Kết quả về hình thức của hoạt động phục hồi chức năng Biểu đồ 2.9: Hình thức của hoạt động phục hồi chức năng

49

Nhìn vào biểu đồ 2.9, có thể thấy các hình thức của hoạt động phục hồi chức năng đều rất phù hợp với trẻ KTVĐ và tỷ lệ rất phù hợp đạt từ 60% trở lên. Hình thức có mức chọn rất phù hợp cao nhất là các bài tập vận động chiếm 80%, tập phối hợp tay – mắt 71,2%, kế đến là tập cơ khớp và cuối cùng là tâm vận động.

Qua trả lời phỏng vấn sâu của cô kỹ thuật viên vật lý trị liệu Đoàn Trần Minh G “Các bé tại Trung tâm đều có khó khăn về vận động do dó hình thức các bài tập về vận động (tập ngồi, đứng, đi…) được tập rất thường xuyên, tập phối hợp tay – mắt, vận động thô, vận động tinh, tập khớp gối, khớp háng, khớp tay được tập rất thường xuyên và đem lại hiệu quả cho trẻ cũng rất cao”.

Như vậy, có thể thấy hoạt động phục hồi chức năng là một trong những hoạt động quan trọng và chủ lực đối với trẻ KTVĐ nhưng do hoàn cảnh kinh tế gia đình cũng như nguồn kinh phí hỗ trợ cho trẻ tại Trung tâm còn khó khăn nên kết quả phục hồi cũng có hạn chế.

Bảng 2.7: Đánh giá kết quả phục hồi chức năng

STT Đánh giá sự tiến bộ của trẻ Số lượng Tỷ lệ %

1 Có 39 86,7

2 không 6 13,3

Tổng 45 100,0

Thông qua kết quả bảng 2.7, kết quả khảo sát cho thấy có 39 trường hợp chiếm 86,7% là có thấy sự tiến bộ trong hoạt động phục hồi chức năng.

Số liệu này có nghĩa hoạt động phục hồi chức năng cho trẻ KTVĐ tại Trung tâm đem lại hiệu quả cao và là một trong những hoạt động chính của Trung tâm.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật vận động từ thực tiễn trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật, thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)