Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật vận động

Một phần của tài liệu Công tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật vận động từ thực tiễn trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật, thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 68)

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI TRẺ KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ TRỢ GIÚP TRẺ TÀN TẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật vận động

Hoạt động CTXHN ở Trung tâm phục hồi chức năng có được thực hiện tốt hay không còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố, các yếu tố này có thể ảnh hưởng tích cực, giúp cho hoạt động CTXHN được thực hiện thường xuyên và đạt hiệu quả cao, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực, tác động làm cho hoạt động CTXHN đối với trẻ khuyết tật vận động kém hiệu quả.

Có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến CTXHN đối với trẻ khuyết tật vận động mà thông qua nghiên cứu tác giả nhận thấy đó là các yếu tố từ năng lực, trình độ của nhân viên CTXH, từ chính những đặc điểm bản thân của trẻ khuyết tật vận động, từ nhận thức của gia đình, cộng đồng và cuối cùng là từ cơ sở vật chất của Trung tâm.

51

Bảng 2.8: Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động CTXHN đối với trẻ KTVĐ

STT Yếu tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng

Số

lượng Tỷ lệ %

1 Đặc điểm bản thân trẻ khuyết tật

Rất thường xuyên 6 13,3%

Thường xuyên 26 57,8%

Thỉnh thoảng 10 22,2%

Không bao giờ 3 5,7%

Tổng 45 100,0%

2 Nhận thức của gia đình, cộng đồng

Rất thường xuyên 5 11,1%

Thường xuyên 27 60,0%

Thỉnh thoảng 11 24,4%

Không bao giờ 2 4,4%

Tổng 45 100,0%

3 Năng lực, trình độ của nhân viên công tác xã hội

Rất thường xuyên 6 13,3%

Thường xuyên 32 71,2%

Thỉnh thoảng 5 11,1%

Không bao giờ 2 4,4%

Tổng 45 100,0%

4 Cơ sở vật chất của Trung tâm

Rất thường xuyên 4 8,9%

Thường xuyên 33 73,3%

Thỉnh thoảng 7 15,6%

Không bao giờ 1 2,2%

Tổng 35 100,0%

Qua bảng 2.8, có thể nhận thấy yếu tố năng lực, trình độ của nhân viên CTXH ảnh hưởng rất thường xuyên chiếm 13,3%, thường xuyên chiếm 71,2%, kế đến là yếu tố chính đặc điểm của bản thân trẻ KTVĐ ảnh hưởng rất

52

thường xuyên chiếm 13,3%, yếu tố nhận thức gia đình và cộng đồng chiếm 11,1%, yếu tố cơ sở vật chất Trung tâm chiếm 8,9%. Kết quả này cho thấy hoạt động công tác xã hội là một nghề, một lĩnh vực hoạt động đòi hỏi yếu tố về năng lực, trình độ của NVCTXH; về kỹ năng, kinh nghiệm; phẩm chất đạo đức nghề nghiệp là yếu tố quan trọng hàng đầu, kế đến là yếu tố bản thân trẻ khuyết tật bởi chính trẻ là đối tượng cần được quan tâm đặc biệt cả về tinh thần cũng như thể chất.

Qua cuộc phỏng vấn với nhân viên công tác xã hội tại Trung tâm, chị Nguyễn Thị Mai X cho biết: “để hoạt động công tác xã hội nhóm tại trung tâm thực sự đem lại hiệu quả phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố như: năng lực, trình độ chuyên môn của người làm công tác xã hội; đặc điểm của trẻ khuyết tật; sự quan tâm của gia đình và cộng đồng; cơ sở vật chất và nguồn lực khác cũng phải đáp ứng tốt”.

Như vậy, việc phát triển hoạt động công tác xã hội nhóm đối với trẻ KTVĐ đem lại hiệu quả cao đòi hỏi phải cần kết hợp nhiều yếu tố: năng lực, trình độ của nhân viên công tác xã hội; phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận liên quan như trẻ KTVĐ và gia đình trẻ với bộ phận làm công tác chuyên môn ( bác sĩ, y tá, giáo viên chuyên biệt, kỹ thuật viên vật lý trị liệu, nhân viên công tác xã hội), cơ sở vật chất và các nguồn lực khác.

2.3.1. Năng lực, trình độ của nhân viên công tác xã hội

CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nên người NVCTXH khi hoạt động trong lĩnh vực này, ngoài những yêu cầu về phẩm chất đạo đức thì còn cần phải là những người có năng lực, trình độ, có kiến thức, kỹ năng vững vàng để có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất. Hơn thế nữa, đối tượng của CTXH là những người yếu thế trong xã hội, vì vậy mà các yêu cầu trên lại càng trở lên quan trọng và cần thiết hơn.

53

Biểu đồ 2.10: Yếu tố năng lực, trình độ của nhân viên CTXH

Nhìn vào biểu đồ 2.10, có thể nhận thấy cả bốn đặc điểm của nhân viên CTXH như: chưa qua đào tạo, thiếu kinh nghiệm và kỹ năng, chưa có kỹ năng trong CTXH, chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng được đều ảnh hưởng mạnh đến hoạt động CTXHN đối với trẻ KTVĐ tại Trung tâm và chiếm một tỷ lệ khá cao từ 64,4 % trở lên. Kết quả này nói lên rằng để hoạt động CTXHN đem lại hiệu quả thì đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân viên CTXH vừa có trình độ chuyên môn và vừa có cái tâm yêu nghề và đạo đức nghề nghiệp.

Cũng Theo kết quả cuộc phỏng vấn sâu chị Nguyễn Thị Mai X cho biết: hiện tại Trung tâm chỉ có hai nhân sự là nhân viên CTXH có qua trường lớp đào tạo, có trình độ và chuyên môn và cả hai nhân sự này đều được tạo điều kiện cho theo học thạc sĩ ngành công tác xã hội theo Đề án 32 phát triển nghề công tác xã hội.

54

Trong thời gian qua NVCTXH tại Trung tâm cũng đã phát huy được vai trò của mình trong những hoạt động giáo dục, vui chơi giải trí, phát triển kỹ năng giao tiếp và phục hồi chức năng.

Qua trả lời phỏng vấn sâu của phụ huynh bé Nguyễn Ngọc Kim S – tổ khiếm khuyết vận động:“Nhân viên CTXH tại Trung tâm làm việc rất tốt, luôn nhiệt tình trong việc hướng dẫn cho gia đình về các hoạt động tại Trung tâm, giúp tôi hiểu hơn về khuyết tật của con mình. Các cô ở đây làm việc rất có trách nhiệm, yêu thương trẻ, trình độ chuyên môn cũng đáp ứng được”.

Thông qua khảo sát các trẻ khuyết tật vận động và gia đình trẻ thì ta có được biểu đồ đánh giá của trẻ khuyết tật vận động và gia đình trẻ về thái độ của NVCTXH khi thực hiện các hoạt động trên.

Bảng 2.9: Đánh giá thái độ làm việc của nhân viên CTXH

STT Mức độ Số lượng Tỷ lệ %

1 Rất tốt 12 26,6

2 Tốt 25 55,6

3 Bình thường 8 17,8

Tổng 45 100,0

Đối với trẻ khuyết tật vận động, những trẻ có những đặc điểm tâm lý rất tự ti, e ngại vì vậy NVCTXH khi tiếp xúc, làm việc với trẻ và gia đình trẻ phải luôn ý thức được thái độ của mình để có thể cung cấp, kết nối được các dịch vụ hỗ trợ xã hội một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó NVCTXH cần phải có sự thay đổi bản thân, cần phải có sự nhiệt tình hơn nữa trong công việc, phải trau dồi, tích lũy kiến thức, không ngừng học hỏi để nâng cao năng lực, trình độ của bản thân, giúp cho các hoạt động CTXHN đối với trẻ khuyết tật vận động ngày một tốt hơn và đạt hiệu quả cao hơn.

Như vậy, có thể thấy hiện tại số lượng NVCTXH tại Trung tâm còn quá ít chưa đáp ứng hết được nhu cầu của trẻ KTVĐ tại Trung tâm. Trong quá

55

trình thực hiện chuyên môn cũng còn gặp một số khó khăn nhất định do kinh nghiệm, kỹ năng còn thiếu đối với nghề công tác xã hội.

2.3.2. Yếu tố đặc điểm của trẻ khuyết tật

Thông qua phỏng vấn sâu các cán bộ làm việc tại phòng hỗ trợ tâm lý, nhiều cán bộ nhận định rằng có rất nhiều trẻ KTVĐ và gia đình trẻ tham gia cũng như ủng hộ tích cực cho hoạt động của CTXHN đối với trẻ KTVĐ tại Trung tâm.

Chị H.T - nhân viên CTXH của phòng hỗ trợ tâm lý cho biết: “Trong suốt 5 năm qua, khi tôi được bổ nhiệm về làm nhân viên CTXH, tôi đã làm việc với rất nhiều trẻ có nhiều dạng tật khác nhau như: trẻ khuyết tật vận động, trẻ tự kỷ, trẻ Down, trẻ chậm phát triển trí tuệ.... trẻ khuyết tật vận động tại Trung tâm có mức độ khuyết tật rất nặng và thường đi kèm với một vài khuyết tật khác. Ví dụ như ngoài khuyết tật về vận động thì trẻ còn có khuyết tật về nhìn, nghe, hoặc chậm phát triển trí tuệ…đối với những trẻ này cần sự chăm sóc đặc biệt từ phía gia đình trong mọi nhu cầu hàng ngày của trẻ. Do đó, đối với những trẻ này rất khó khăn trong việc tiếp cận các hoạt động của công tác xã hội nhóm. Có những trẻ do tâm lý tự ti, mặc cảm không tự tin vào bản thân, sống ỷ lại dựa dẫm vào người thân và gia đình. Vì vậy mà việc triển khai các hoạt động giáo dục nhóm, hoạt động phát triển kỹ năng giao tiếp, hoạt động phục hồi chức năng cho trẻ KTVĐ gặp phải rất nhiều khó khăn.

Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng vậy, cũng có một số trẻ KTVĐ có ý chí và nghị lực vượt qua khiếm khuyết của bản thân tham gia vào các hoạt động CTXHN một cách đầy đủ và nhiệt tình”.

Thông qua việc quan sát, tìm hiểu, tác giả cũng nhận thấy được rằng có những trẻ KTVĐ do điều kiện khó khăn, hoàn cảnh gia đình nghèo khó nên cha mẹ dành hầu hết thời gian kiếm tiền trang trải cho cuộc sống gia đình vì

56

vậy mà trẻ KTVĐ không được gia đình quan tâm nhiều nên không thể tham gia được nhiều vào các hoạt động ở của Trung tâm.

Biểu đồ 2.11: Yếu tố đặc điểm của trẻ khuyết tật

Qua biểu đồ 2.11, cho thấy đặc điểm tâm lý hành vi ảnh hưởng rất mạnh chiếm tỷ lệ cao nhất 24,4%, ngôn ngữ giao tiếp chiếm 17,1%, giáo dục (khả năng học tập) chiếm 15,6%. Đây là những đặc điểm ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động CTXHN tại Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật.

Thông qua kết quả phỏng vấn sâu chị Nguyễn Thị Kim Ch – là người chăm sóc trẻ tại Trung tâm “Nhìn mấy bé tôi thấy thương lắm, các bé phải chịu sự đau đớn của bệnh tật, tâm lý không ổn định lúc khóc, lúc cười, giao

57

tiếp với mọi người rất hạn chế, tôi thường đáp ứng nhu cầu cho trẻ theo thời gian biểu sinh hoạt đã có sẵn”

Trẻ KTVĐ tại Trung tâm có đặc điểm về tâm lý, hành vi, nhận thức; khả năng giao tiếp; khả năng học tập có nhiều hạn chế và đặc thù riêng do đó cần có cách can thiệp và giáo dục riêng phù hợp với đặc điểm của bản thân trẻ.

2.3.3. Nhận thức của gia đình và cộng đồng

Hoạt động CTXHN đối với trẻ khuyết tật vận động đạt hiệu quả cao hay thấp phụ thuộc khá nhiều vào sự nhận thức của gia đình và cộng đồng.

Biểu đồ 2.12: Yếu tố nhận thức của gia đình và cộng đồng

* Về phía gia đình

Gia đình là nơi trẻ gần gũi và được chăm sóc yêu thương trẻ nhất. Nếu gia đình không chấp nhận khiếm khuyết của trẻ, không có sự hợp tác với nhân viên can thiệp và không có thời gian dành cho trẻ thì khả năng phục hồi và

58

phát triển của trẻ sẽ không đem lại hiệu quả. Nhìn vào biểu đồ 2.12, có thể thấy cả ba yếu tố trên đều ảnh hưởng rất mạnh và ảnh hưởng mạnh đến hoạt động CTXHN đối với trẻ KTVĐ tại Trung tâm.

* Về phía cộng đồng

Cộng đồng là môi trường cho trẻ giao lưu, tham gia các hoạt động xã hội. Nếu cộng đồng có sự quan tâm, truyền thông một cách rộng rãi và có chính sách hỗ trợ đầy đủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ và gia đình trẻ KTVĐ tiếp cận được các chính sách và dịch vụ hỗ trợ phù hợp với khả năng và hoàn cảnh của trẻ. Cũng qua biểu đồ 2.3.3, tác giả nhận thấy sự thiếu quan tâm, truyền thông chưa rộng rãi, chính sách hỗ trợ chưa đầy đủ đều ảnh hưởng mạnh đến hoạt động CTXHN và chiếm từ 53,3% trở lên.

Gia đình cần có quan tâm sâu sát hơn các nhu cầu cũng như hiểu và yêu thương trẻ nhiều hơn. Cộng đồng cần có cái nhìn thông cảm và có cách thức giúp đỡ, hỗ trợ phù hợp để giúp trẻ sớm hòa nhập cộng đồng.

2.3.4. Điều kiện cơ sở vật chất và nguồn lực khác

Biểu đồ 2.13: Yếu tố cơ sở vật chất và nguồn lực khác

59

Nhìn vào biểu đồ 2.13, có thể thấy về nhân lực 31,3%, cơ sở vật chất, trang thiết bị 24,5%, quản lý 24,4% có mức độ rất ảnh hưởng cao. Kết quả cho thấy nhân lực chính là đội ngũ nhân viên làm việc với trẻ KTVĐ (bác sĩ, y tá, kỹ thuật viên vật lý trị liệu, giáo viên tâm lý, giáo viên chuyên biệt, nhân viên CTXH…) cần có trình độ chuyên môn, kỹ năng, thái độ phù hợp đối với đối tượng, cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng cần phù hợp với từng dạng tật của trẻ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị tại Trung tâm chỉ mới đáp ứng được phần nào cho trẻ khuyết tật vận động tại đây.

Kết quả phân tích trên đây cho chúng ta cái nhìn rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện CTXHN đối với trẻ KTVĐ tại Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật trên địa bàn thành phố Hồ chí Minh. Qua đó, hai yếu tố có mức độ ảnh hưởng cao nhất đó là năng lực, trình độ của nhân viên CTXH và đặc điểm của chính bản thân trẻ khuyết tật vận động. Với từng yếu tố, có nhiều đặc điểm ảnh hưởng lớn như chưa được đào tạo, thiếu kinh nghiệm và kỹ năng, chưa có kỹ năng trong CTXH, chuyên môn đào tạo chưa đáp ứng được của nhân viên CTXH, về nguồn nhân lực, quản lý, cơ sở vật chất trang thiết bị của Trung Tâm...

Kết luận chương 2

Thông qua tìm hiểu về “Công tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật vận động từ thực tiễn Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật thành phố Hồ Chí Minh” trẻ KTVĐ tại Trung tâm được tiếp cận được các hoạt động của công tác xã hội nhóm: hoạt động giáo dục nhóm, hoạt động vui chơi giải trí nhóm, hoạt động phát triển kỹ năng giao tiếp, hoạt động phục hồi chức năng nhóm. Điều này đã mang lại những lợi ích tốt, có những hiệu quả nhất định, góp phần phục hồi chức năng, phát triển kỹ năng cần thiết cho sự phát triển của trẻ, giúp trẻ sớm hòa nhập cộng đồng. Tuy vậy, về phương diện

60

và mức độ, những hoạt động này đôi khi còn mang nặng tính hình thức, sự phối kết hợp giữa các bộ phận liên quan ( bác sĩ, giáo viên chuyên biệt, giáo viên tâm lý, kỹ thuật viên vật lý trị liệu, nhân viên công tác xã hội và gia đình) còn lỏng lẻo, các hoạt động CTXHN tại Trung tâm còn thiếu sót, yếu kém và chưa đồng bộ, chưa đáp ứng đủ những nhu cầu cũng như quyền lợi của trẻ KTVĐ trong cuộc sống.

Cũng thông qua tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng CTXHN đối với trẻ KTVĐ, tác giả nhận thấy rằng có nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng đến hoạt động CTXHN đối với trẻ KTVĐ như: độ tuổi, nhu cầu, về kinh tế của gia đình yếu tố về trình độ học vấn, dân tộc... và đặc biệt là các yếu tố từ chính từ năng lực, trình độ của nhân viên CTXH, từ chính những đặc điểm bản thân của trẻ khuyết tật vận động, từ nhận thức của gia đình, cộng đồng và từ cơ sở vật chất của Trung tâm.

Các yếu tố này có thể ảnh hưởng tích cực, giúp thúc đẩy sự phát triển các hoạt động CTXHN một cách sâu rộng và mạnh mẽ tại Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật, nhưng ngược lại, các yếu tố này cũng có ảnh hưởng không tốt đến các hoạt động CTXHN, nó làm hạn chế sự phát triển cũng như hiệu quả của các hoạt động.

61 Chương 3

Một phần của tài liệu Công tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật vận động từ thực tiễn trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật, thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)