Chỉ trong vòng thời gian hơn nửa thế kỷ qua, nhất là những năm 1980 cho đến nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành KHCN, thuốc BVTV cũng được phát minh và sử dụng ngày càng nhiều và đã đem lại những lợi ích kinh tế to lớn. Tới nay đã có hàng ngàn chất được sáng chế và sử dụng làm thuốc BVTV. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO), năm 1972 toàn thế giới sử dụng lượng thuốc BVTV trị giá 7,7 tỷ USD, năm 1985 khoảng 16 tỷ USD, đến năm 1990 sử dụng trên 3 triệu tấn hoạt chất thuốc BVTV, trị giá khoảng 25 tỷ USD. Trong đó thuốc trừ cỏ chiếm 46%, thuốc trừ sâu chiếm 31%, thuốc trừ bệnh chiếm 18% và 5% các thuốc khác. Khoảng 80% thuốc BVTV sản xuất ra được sử dụng ở các nước phát triển.Tuy vậy, tốc độ sử dụng thuốc BVTV ở các nước đang phát triển tăng 7-8%/năm, nhanh hơn các nước phát triển (2-4%/năm). Trong đó chủ yếu là thuốc trừ sâu (chiếm 70%) (Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2006)[4].
Việc lạm dụng HCBVTV đã để lại những hậu quả rất xấu cho môi trường và sức khỏe cộng đồng.Trong nhân dân tư tưởng sợ hãi, Không dám dùng HCBVTV xuất hiện, thậm chí có người cho rằng cần loại bỏ không dùng HCBVTV trong sản xuất nông nghiệp. Chính vì điều này các nhà khoa học đã đầu
tư nghiên cứucác loại HCBVTV mới an toàn hơn đối với môi trường và sức khỏe con người. Nhiều HCBVTV mới ra đời như hóa chất trừ cỏ mới, các HCBVTV nhóm Perethroid tổng hợp, các HCBVTV có nguồn gốc sinh học hay tác động sinh học, các chất điều tiết sinh trưởng côn trùng và cây trồng. Lượng HCBVTV được dùng trên thế giới không những không giảm mà còn liên tục tăng lên. Từ những năm 1980 đến nay, vấn đề bảo vệ môi trường được quan tâm hơn, vai trò
của biện pháp hóa học vẫn được thừa nhận. Tư tưởng sợ HCBVTV cũng bớt dần, do hiểu biết tốt hơn về tác động qua lại của côn trùng và cây trồng, các loại HCBVTV đã được phát triển lên một tầm cao mới cũng như đã có một chiến lược mới về công thức hóa học và các phương pháp sử dụng. Nhiều loại hóa chất mới, trong đó có nhiều HCBVTV sinh học có hiệu quả cao với dịch hại nhưng an toàn với môi trường ra đời. Sự phát triển mới này đã tạo ra cơ hội giảm bớt nguy cơ nhiễm độc HCBVTV. Sản lượng HCBVTV tăng lên theo thời gian, năm 1955 thế giới sản xuất ra gần 400 nghìn tấn, thập niên 90 của thế kỷ XX sản xuất hơn 3 triệu tấn mỗi năm. Đến nay thế giới sản xuất khoảng 4,4 triệu tấn/năm với 2.537 loại HCBVTV. Những quốc gia có sản lượng, kim ngạch xuất nhập khẩu và sử dụng HCBVTV đứng hàng đầu thế giới là Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Tại Trung Quốc để tăng cường tự chủ về HCBVTV, Chính phủ Trung Quốc đã gia tăng đầu tư vào ngành công nghiệp HCBVTV.Chính vì vậy ngành công nghiệp sản xuất HVBVTV phát triển mạnh, hiện tại có hơn 2500 nhà máy sản xuất lớn, nhỏ. Sản lượng HCBVTV của Trung Quốc đã tăng trưởng nhanh, năm 2007 đạt 1731 nghìn tấn, năm 2008 đạt 1902 nghìn tấn. Trung Quốc là nhà sản xuất lớn nhất trong ngành công nghiệp HCBVTV toàn cầu. Năm 2007 lần đầu tiên Trung Quốc vượt qua Hoa Kỳ, Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản xuất, sử dụng HCBVTV và cũng là nước xuất khẩu lượng HCBVTV đứng hàng đầu thế giới. Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc tổng lượng xuất khẩu HCBVTV năm 2008 là 485 nghìn tấn với kim ngạch hơn 2 tỷ USD.
Tại Hoa Kỳ, từ năm 1966 đến 1986 nhu cầu đối với HCBVTV của nông dân tăng rất mạnh, diện tích cây trồng được phun HCBVTV và chất diệt cỏ tăng gấp đôi 75% diện tích canh tác nông nghiệp của Hoa Kỳ đã và đang sử dụng HCBVTV. Số HCBVTV nông dân sử dụng tăng từ 353 triệu lên 475 triệu Pound.
Ở Hoa Kỳ sản lượng HCBVTV được chi phối bởi khoảng 28 công ty lớn, Hoa Kỳ là một quốc gia xuất khẩu HCBVTV lớn, năm 2008 xuất khẩu 115 nghìn tấn kim ngạch hơn 2 tỷ đola Mỹ.
Trên đây là 2 quốc gia hàng đầu thế giới về sản lượng, kim ngạch xuất nhập khẩu và sử dụng HCBVTV, ngoài ra một số nước sử dụng nhiều như: Thái Lan, Nhật Bản, Brazil…Tuy vậy, mức đầu tư và cơ cấu tiêu thụ các nhóm hóa chất tùy thuộc trình độ phát triển và đặc điểm canh tác của từng nước.
HCBVTV thế giới là những hóa chất có độc tính cao đã từng bước được loại bỏ ra khỏi thị trường và thay vào đó là các loại HCBVTV ít độc hại hơn đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng.
2.6.2. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam
Ở Việt Nam, thuốc BVTV sử dụng rộng rãi vào những năm 1950, đầu tiên là dùng DDT-666 để trừ sâu, tiếp đến là một loại thuốc có chứa thủy ngân hữu cơ, sau đó là nhóm lân hữu cơ và carbonat.
Trước năm 1975, nước ta có một số nhà máy sản xuất và gia công các bột 666 để phun đắp cho các loại cây, đa phần các hóa chất đều được nhập từ nước ngoài, các cơ sở tư nhân trong nước sẽ chế biến hóa chất dạng bột sang dạng thấm nước, dung dịch,…
Từ năm 1975 đến năm 1989, các cơ sở tư nhân phát triển mạnh hơn, việc cung cấp thuốc BVTV tăng lên đáng kể cho nên mức độ sử dụng cũng tăng lên.
Theo ước tính từ năm 1976 – 1980 bình quân cả nước mỗi năm sử dụng 5100 tấn thuốc BVTV, năm 1985 khoảng 22.000 tấn, năm 1998 tên 40.000 tấn. Nếu như trước những năm 1990 sử dụng bình quân từ 0,3 – 0,4 kg BVTV/ha thì đến
năm 1999 lượng thuốc BVTV bình quân tăng lên 1,05 Kg/ha( Nguyễn Thị Dư Loan,2004)[7].
Theo kết quả thanh tra, kiểm tra sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV ( 2007-2010) cho thấy: số cơ sở, cửa hàng, đại lý được thanh tra, kiểm tra phát hiện có vi phạm chiếm khoảng 14-16% (tổng số đơn vị thanh, kiểm tra trung bình 14.000 lượt/ năm), trong đó : buôn bán thuốc cấm: 0,013-0,19%; buôn bán thuốc ngoài danh mục: 0,72-0,78%; buôn bán thuốc giả: 0,04-0,2%; vi phạm về ghi nhãn hàng hóa: 2,44-3,12% và vi phạm về điều kiện buôn bán: 14,4-16,46%.
Lấy mẫu kiểm tra chất lượng thuốc BVTV tại các cơ sở sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói và lưu thông hàng năm cho thấy tỷ lệ mẫu không đạt chất lượng là 3-10,2% số mẫu kiểm tra.
Thực trạng sử dụng thuốc BVTV, theo số liệu kiểm tra từ năm 2007- 2009, tỷ lệ số hộ vi phạm: 17,8-35%, trong đó: không đảm bảo thời gian cách ly: 2,0-8,43%; không đúng nồng độ và liều lượng: 10,24-14,34%; sử dụng thuốc cấm 0,0-0,19%; thuốc ngoài danh mục 0,25-2,17% (Vương Trường Giang và cs, 2011 )[3].
Việc sử dụng thuốc BVTV ngày càng nhiều, đồng thời với lợi ích mang lại cũng đã thể hiện những hậu quả xấu đối với con người và môi trường sinh thái, đi ngược lại nỗ lực nhằm xây dựng một nền nông nghiệp sạch và bền vững.
Năm 1991 hóa chất trừ sâu chiếm 83,3% hóa chất trừ nấm 9,5% hóa chất diệt cỏ 4,1% những loại khác 3,1%. Đến năm 2008 tỉ lệ là hóa chất trừ sâu chiếm 37,9%, hóa chất trừ nấm 21,12%, hóa chất diệt cỏ 13,77%, hóa chất diệt côn trùng 23,46% và các loại khác 3,75%.Lượng HCBVTV tiru thụ qua các năm tăng dần, kim ngạch nhập khẩu HCBVTV tăng mạnh. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch nhập khẩu HCBVTV và nguyên liệu năm 2007 là 382.830.015 USD tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2006, năm 2008 là 473.760.692 USD tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2007. Nguồn HCBVTV được
nhập khẩu về năm 2008 chủ yếu từ: Trung Quốc(200.262.568 USD), Singapore (91.412.287 USD ), Ấn Độ (42.219.807 USD), kế tiếp là Nhật Bản (19.412.585 USD). Hiện nay số lượng và chủng loại HCBVTV sử dụng ở nước ta tương đối cao so với khu vực.
Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 88/CT/BNN/BVTV quy định danh mục HCBVTV trên cây chè. Theo quyết định các HCBVTV được sử dụng trên cây chè bao gồm: HCBVTV( 11 hoạt chất với 13 tên thương mại). Hóa chất trừ bệnh (4 hoạt chất với 3 tên thương mại).Hóa chất trừ cỏ(các loại hóa chất trừ cỏ được đăng kí sử dụng cho cây chè trong danh mục HCBVTV được cho phép sử dụng ở Việt Nam). Ở nước ta, thuốc BVTV đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, quyết định nhanh chóng dập các dịch bệnh trên diện rộng.Nếu không có thuốc BVTV, nhiều dịch hại cây trồng có thể làm giảm 40-60% năng suất trên diện rộng, có nơi có thể mất trắng.Song cũng phải thấy hết những hệ lụy xấu cho môi trường, cho con người, nhất là khi quá lạm dụng nó. Việc sử dụng thuốc BVTV đã tăng quá nhanh trong thời gian qua. Theo số liệu Cục BVTV trong giai đoạn 1981-1986, số lượng thuốc sử dụng là 6500 đến 9000 tấn, tăng 20- 30 nghìn tấn giai đoạn 1991-2000 và từ 36-75,8 nghìn tấn gian đoạn 2001-2007.
Trong vòng 10 năm( 2000-2011) số lượng thuốc BVTV được sử dụng tăng 2,5 lần; số loại thuốc đăng kí sử dụng tăng 4,5 lần và giá trị thuốc nhập khẩu tăng 3,5 lần. Số lượng hoạt chất đăng kí sử dụng ở Việt Nam gần 1000 loại, còn các nước trong khu vực là 400-600 loại( Nguyễn Quang Hiếu, 2012)[5].
2.6.3. Cơ sở pháp lý của đề tài
- Luật Bảo vệ và kiểm định thực vật ban hành ngày 06/12/2013.
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 số 55/2014/QH13, có hiệu lực thi hành vào ngày 01 tháng 01 năm 2015.
- Nghị định 58/2002/NĐ-CP Ban hành điều lệ bảo vệ thực vật, điều lệ kiểm dịch thực vật và điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
- Nghị định số 26/2003/NĐ-CP "Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật".
- Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
- Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định 116/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ và kiểm định thực vật.
- Thông tư 36/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 về việc ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn ché sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam.
- Thông tư số 12/2011/ TT-BNNPTNT quy định về quản lý chất thải nguy hại.
- Thông tư 12/2011/TT-BTNMT hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại
- Thông tư 36/2011/ TT-BNNPTNT ngày 22/02/2012 về việc ban hành danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam.
- Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT ngày 11/01/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
- Thông tư 14/2013/TT-BNNPTNT ngày 25/02/2013 quy định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.
- Thông tư số 21/2013/TT-BNNPTNT về việc Ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam.
- Thông tư số 43/2013/TT-BTNMT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu theo mục đích sử dụng đất, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/02/2014
- Quyết định 145/2003/Q Đ-BNN-BVTV về quy định thủ tục thẩm định sản xuất, gia công, đăng ký, xuất khẩu, nhập khẩu, buôn bán, lưu trữ, tiêu hủy, nhãn thuốc, bao bì đóng gói, hội thảo, quảng cáo thuốc BVTV.
- Quyết định số 89/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006 về việc ban hành quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
- Quyết đinh 63/2007/QĐ-BNN của Bộ NN&PTNT về việc sử đổi, bổ sung một số điều của quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật .
- Quyết định số 89/2006/QĐ-BNN ngày 02 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt.
- QCVN 54:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng xử lý hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ khó phân hủy tồn lưu theo mục đích sử dụng đất.
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu: Thị trấn Hùng Sơn, huyê ̣n Đa ̣i Từ, tỉnh Thái Nguyên.