Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp ở Thị trấn Hùng Sơn Thị trấn Hùng Sơn

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị trấn hùng sơn huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 63)

4.2.1. Hệ thống cung ứng thuốc BVTV

Mỗi năm thị trấn Hùng Sơn sử dụng một lượng thuốc BVTV để phòng, trừ sâu bệnh cho cây trồng. Song việc quản lý, kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV có thực sự đáp ứng mục tiêu tốt nhất, nhanh nhất, chất lượng và hiệu quả nhất cho sản xuất hay không? Đó là vấn đề cần được đặt ra đối với địa phương.

Việc sử dụng các loại thuốc BVTV tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào nơi cung cấp thuốc. Qua quá trình phỏng vấn cho thấy, nơi cung cấp thuốc cho dân là đại lý. Nếu các đại lý nhập thuốc có nguồn gốc, được phép sử dụng thì nó góp phần giảm ô nhiễm bởi thuốc BVTV.

Bảng 4.2. Nơi cung cấp thuốc BVTV

Cách tiếp cận Số hộ phỏng vấn Kết quả điều tra

Do cán bộ khuyến nông phát 50 0

Qua công ty chuyên về thuốc BVTV 50 0

Tại đại lý, các cửa hàng 50 50

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra ,2014)

Qua kết quả điều tra tại thị trấn Hùng Sơn có 4 điểm buôn bán thuốc BVTV.Các điểm buôn bán thuốc BVTV này cung cấp thuốc BVTV giúp người nông dân phòng trừ sâu bệnh kịp thời.Các điểm buôn bán thuốc BVTV được thể hiện tại bảng 4.3.

Bảng 4.3: Các điểm buôn bán thuốc BVTV trên địa bàn thị trấn Hùng Sơn

STT Tên cửa hàng Địa chỉ

1 Đại lý Hòa Năm Phố Đình, thị trấn Hùng Sơn 2 Đại lý Nguyễn Ngọc Hưng Xóm 2, thị trấn Hùng Sơn 3 Đại Lý Vĩnh Thuyền Phố Sơn Tập 2, TT.Hùng Sơn

4 Đại lý Bảy Lý Xóm 10, TT. Hùng Sơn

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra,2014)

Hình 4.2: Đại lý thuốc BVTV tại thị trấn Hùng Sơn

4.2.2. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sả n xuất nông nghiê ̣p ở

thị trấn Hùng Sơn

Với diện tích khoảng 975,66 ha đất canh tác nông nghiệp, ước tính mỗi năm nông dân thị trấn Hùng Sơn sử dụng trên 1 tấn thuốc BVTV, chủ yếu là các loại thuốc trừ sâu, phân bón hóa học cho cây lúa và cây chè.

Theo nhận xét của người dân về tầm quan trọng của thuốc BVTV thì có tới 92 % số người có ý kiến cho rằng việc sử dụng thuốc BVTV cho cây trồng là rất quan trọng. Bên cạnh đó, qua điều tra thì việc thường xuyên sử dụng thuốc BVTV chiếm 52% và sử dụng khi cần thiết chiếm 48%, không có hộ nào không sử dụng thuốc BVTV. Qua đó ta thấy nhu cầu sử dụng thuốc BVTV ở địa phương là rất lớn. Nhu cầu các loại thuốc trừ sâu thường tập trung vào tháng 3 – 4 và tháng 8 – 9 âm lịch ( thường là thời điểm lúa thì con gái và lúa làm đòng ) do đây là các thời điểm mà sâu bệnh hại lúa phát triển mạnh nhất. Mỗi vụ, người nông dân có thể tiến hành phun thuốc từ 3 – 4 lần tùy thuộc vào mức độ sâu bệnh hại lúa.

Hiện nay, tổng diện tích cây lúa cả năm của thị trấn Hùng Sơn gần 300 ha, chia làm 2 vụ: vụ mua và vụ xuân; tổng diện tích trồng hoa màu vào khoảng 20 ha, trồng luân canh hoặc xen canh nhiều giống và loại hoa màu khác nhau. Có thể nói hầu hết các hộ nông nghiệp ít nhiều đều sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng.Theo như kết quả điều tra ban đầu thì các loại thuốc BVTV được sử dụng tại xã tương đối đa dạng.

Bảng 4.4: Các loại thuốc BVTV thông dụng tại thị trấn Hùng Sơn

STT Tên thuốc Tác dụng

I Thuốc trừ sâu

1 Penalty 40 WP Đặc trị rầy nâu, rầy lưng trắng cho lúa

2 Penalty gold 50 EC Đặc trị sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy nâu hại lúa, bọ xít muỗi hại chè.

3 Silsau super 3.0 EC Chuyên trừ sâu cuốn lá, sâu đục thân, nhện gié hại lúa; Sâu tơ, sâu xanh, bướm.

4 Silsau 1.8 EC Đặc trị sâu cuốn lá, bọ trĩ hại lúa, sâu tơ.

5 Suphu 5 SC Đặc trị sâu đục thân, sâu cuốn lá, bọ trĩ (bù lạch) trên lúa và sâu tơ trên cải bắp.

6 Pasha 50 CE Đặc trị rầy nâu trên lúa 7 Factac 5ec-10cc Đặc trị sâu cuốn lá 8 Asimo – 15gr Đặc trị rầy nâu

9 Trebon 10 ec Trị sâu đục thân, rầy nâu, sâu cuốn lá 10 Badanong 20 gr Đặc trị sâu cuốn lá trên lúa, sâu xanh

11 Tasodante 600 EC Đặc trị sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy nâu trên lúa, rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi trên chè

12 Shertin 5.0 EC Trị sâu đục thân, sâu cuốn lá lúa

13 Rambo 0.3 G Trị sâu cuốn lá, sâu năn, sâu đục thân trên lúa và ngô

14 Hifi 5.4 EC Trừ sâu 15 Gold tress 50WP Đặc trị rầy

16 Địch Bạch Trùng gr Đặc trị rầy nâu, bọ trĩ, ruồi đục thân trên lúa, rầy xanh, bọ cánh tơ trên chè

17 FM – TOX 25 EC Đặc trị sâu cuốn lá, bọ trĩ, sâu khoang hại lạc, bọ xít muỗi

18 DragonAN 700 EC – 100EC Đặc trị sâu cuốn lá

19 Secsaigon – 25 ec – 50cc Đặc trị sâu cuốn lá, sâu đục thân 20 Monitor 50EC Thuốc trừ sâu

II Thuốc trừ bệnh

1 Alvil – 20cc Đặc trị bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cỏ bông 2 Zineb – 100 gr Phòng trừ nhiều nấm bệnh hại cây trồng

3 Sta supper 25 gr Thuốc trừ bệnh có tác dụng tiếp xúc nội hấp và phân tán lại

4 Mange 5 WP Có tác dụng trị phồng lá 5 FU nhật 17 gr Là thuốc trừ nấm bệnh

6 Help 400 sc Đặc trị lem lép hạt,vàng lá, đạo ôn, cỏ bông, khô vằn 7 Bump 650 WP Đặc trị bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cỏ bông

8 Camilo 150 SC Trừ bệnh vàng lá chín sớm, khô vằn trên lúa 9 Bump gold 40 WP Đặc trị đạo ôn, lem lép hạt

10 Lobo 8 WP Đặc trị vi khuẩn hại cây trồng

11 Hecwin 5 SC Đặc trị khô vằn, vàng lá, lem lép hạt

12 Jack M9 Diệt nấm bệnh, kích thích cây trồng tăng sức đề kháng chống chịu bệnh

III Thuốc trừ cỏ

1 New Rofit 80ml Trừ cỏ lá tranh, cỏ lá tre, cỏ lá gừng, cỏ túc, cỏ mần trầu, cỏ ống, cỏ chỉ, cỏ cú…

2 Nasip 10 gr Trừ cỏ sạ

3 Maizine 800 WP – 100g Diệt cỏ ngô

4 Zizu 20 SL Trừ hầu hết các loại cỏ trên nhiều loại cây 5 Cetrius 4 gr Diệt trừ cỏ tranh và cỏ tạp

IV Thuốc kích thích sinh trưởng

1 MĐ K – Humat – 15ml Kích thích sinh trưởng, ra hoa đậu quả các loại cây trồng, làm tăng năng suất và chất lượng nông sản 2 Đậu quả MĐ – 40gr Tăng năng suất, tăng phẩm chất

3 Bio Catalis – 25gr Cung cấp dinh dưỡng, trung vi lượng kích thích hấp thu dưỡng chất

4 Yogen chè 20gr Kích búp, tăng năng suất chè 5 Tăng năng suất lúa -35gr Tăng năng suất

V Thuốc trừ ốc bươu vàng

1 Bolis 6B Trị ốc bươu vàng với dạng bả mồi 2 Aladin 12gr Diệt ốc bươu vàng

VI Thuốc diệt kiến

1 Ratka2 Diệt kiến

2 Cat Diệt kiến

(Nguồn: kết quả điều tra, 2014)

Từ bảng 4.4 cho thấy các loại thuốc BVTV được người dân thị trấn Hùng Sơn sử dụng trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương là rất lớn với rất nhiều chủng loại mẫu mã khác nhau: Thuốc trừ sâu gồm 20 loại, thuốc trừ bệnh 12 loại, thuốc trừ cỏ 5 loại, thuốc kích thích sinh trưởng 5 loại, thu thuốc trừ ốc bươu

vàng 2 loại, thuốc diệt kiến 2 loại. Trong các loại thuốc trên có 1 loại thuốc cấm sử dụng là monitor.

Theo kết quả điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV của người dân địa phương cũng như từ những số liệu đầu ra, đầu vào thu thập được tại các cửa hàng bán thuốc BVTV tại thị trấn Hùng Sơn ta có thể ước tính được lượng thuốc tối thiểu mà nông dân sử dụng cho lúa vào khoảng 30-40 g thuốc BVTV các loại cho một sào (360m2)/ vụ tức vào khoảng 0,83-1,11 kg thuốc BVTV/ha/vụ, đối với cây chè vào khoảng 50-65g thuốc BVTV cho một sào, tức vào khoảng 1,39- 1,81 kg thuốc BVTV/ha/lứa, đối với các loại cây màu thì liều lượng tối thiểu vào khoảng 10-20 g/sào tức khoảng 0,28-0,56 kg/ha/vụ.

Đối với vụ xuân 2014, do năm thời tiết mưa nhiều, độ ẩm tương đối cao nên tạo điều kiện cho các loại sâu bệnh phát triển. Thời điểm này xuất hiện chủ yếu là các loại sâu bệnh: sâu vằn, bọ rầy, bệnh đạo ôn, bệnh phồng lá,…cho nên việc sử dụng thuốc là tương đối nhiều. Kết quả được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.5: Tình hình gieo trồng và sử dụng thuốc BVTV vụ xuân 2014

Cây trồng Diện tích gieo trồng (ha)

Số lần sử dụng (lần/vụ)

Lƣợng thuốc sử dụng/ha

(kg)

Cây lúa 282,43 2 - 3 0,83 - 1,11

Cây ngô 125,18 1 - 2 0,28 - 0,56

Cây chè 245,77 4 - 5 1,39 - 1,81

Tổng 653,38

(Nguồn: Kết quả điều tra, 2014)

Ở bảng 4.5 cho thấy trong 3 loại cây trồng chính ở địa phương thì lượng thuốc BVTV được sử dụng cho cây chè là lớn nhất ( một lứa chè khoảng 25-40 ngày) với khối lượng khoảng 341,62-444,84 kg và với số lần sử dụng trung bình là 4-5 lần/lứa. Tiếp theo đó là lượng thuốc sử dụng cho cây lúa và cây ngô.

Đối với vụ mùa 2014 do thời tiết nóng ẩm mưa nhiều nên sâu bệnh phát triển rất mạnh, thậm chí còn mạnh hơn cả vụ xuân do đó mà có sự thay đổi về diện tích sử dụng thuốc BVTV và liều lượng thuốc tối thiểu sử dụng cho một sào lúa vào khoảng 40-50 g thuốc BVTV tức vào khoảng 1,11-1,39 kg/ha/vụ. Vụ này thường xuất hiện các loại sâu bệnh như: Sâu năn, sâu keo, sâu cuốn lá lớn, rầy nâu, bệnh khô vằn, đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân…Con số tính toán cụ thể về diện tích sử dụng và khối lượng sử dụng thuốc BVTV sẽ được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 4.6: Tình hình gieo trồng và sử dụng thuốc BVTV vụ mùa 2014

Cây trồng Diện tích gieo trồng (ha)

Số lần sử dụng (lần/vụ)

Lƣợng thuốc sử dụng/ha

(kg)

Cây lúa 289,56 4 - 5 1,11 - 1,39

Cây ngô 117,55 1 - 2 0,28 - 0,56

Cây chè 245,77 5 - 6 1,39 - 1,81

Tổng 820,22

(Nguồn: Kết quả điều tra, 2014)

So sánh bảng 4.5 và 4.6 ta thấy hai vụ canh tác chỉ cách nhau có mấy tháng mà lượng thuốc BVTV ở vụ mùa năm 2014 được sử dụng nhiều hơn so với vụ xuân năm 2014 vào khoảng 84,73 -84,85 kg.

Do sản xuất vụ xuân thời tiết rét đậm đầu vụ lúa xuân sinh trưởng chậm kéo dài, thời vụ sản xuất vụ mùa thời điểm lúa trỗ bông rét mưa nhiều kéo dài làm ảnh hưởng đến năng suất lúa mùa.

Như vậy, qua khảo sát và tính toán chỉ trong năm 2014 nhu cầu về thuốc BVTV của thị trấn Hùng Sơn vào khoảng 1307,03-1741,59 kg ( vụ xuân vào khoảng 611,09-828,43 kg, vụ mùa vào khoảng 695,94-913,16 kg).

4.2.3. Những tồn tại trong quá trình sử dụng thuốc BVTV của nông dân

Người dân chưa quan tâm đến an toàn sử dụng thuốc BVTV cho người phun thuốc, người sử dụng nông sản và môi trường: có 46/50 người (chiếm 92%) sử dụng đồ bảo hộ lao động, 4/50 người (chiếm 8%) không sử dụng đồ bảo hộ lao động. Tuy nhiên những người sử dụng đồ bảo hộ lao động đơn giản và không đầy đủ.Kết quả phỏng vấn về sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động được thể hiện qua bảng 4.7 dưới đây:

Bảng 4.7: Tình hình sử dụng đồ bảo hộ lao động khi dùng thuốc BVTV của người dân thị trấn Hùng Sơn:

(Đơn vị: %)

STT Đồ bảo hộ Có sử dụng Không sử dụng

1 Đeo kính mắt 8 92

2 Đi ủng 40 60

3 Đeo găng tay 22 78

4 Đội mũ 78 22

5 Đeo khẩu trang 92 8

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2014)

Qua điều tra, khảo sát trên thực địa có thể nhận thấy ý thức về bảo hộ lao động và bảo đảm sức khỏe của người dân khi phun thuốc còn rất hạn chế. Khi phun thuốc chỉ có 8 % đeo kính mắt, đeo găng tay 22 %, đi ủng 40 %, đội mũ 78%, đeo khẩu trang 100 %. Các dụng cụ bảo hộ lao động được sử dụng ở đây quá thô sơ, không đảm bảo về mặt an toàn lao động. Ngay cả một bộ quần áo bảo hộ lao động đơn giản, bình thường người dân cũng không có đủ. Đây không phải người dân gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các dụng cụ bảo hộ lao động mà do ý thứcbảo vệ sức khoẻ không cao, hoặc có thể biết nhưng không sâu sắc nên không có biện pháp phòng ngừa. Chính vì vậy, việc tuyên truyền những tác hại của thuốc BVTV đến sức khoẻ người dân một cách kịp thời sẽ tạo nên những thói quen thận trọng hơn khi tiếp xúc và sử dụng thuốc BVTV.

Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện cách xử lý khi đang phun thuốc thấy có biểu hiện mệt mỏi

Qua điều tra về cho thấy có 68% số người được trả lời phỏng vấn không quan tâm đến và vẫn phun tiếp; 26% số người dừng phun thuốc, nghỉ ngơi sau khi hết biểu hiện mệt mỏi sẽ phun tiếp và 6% số người nói sẽ nhờ người khác phun. Như vậy, tỉ lệ số người không quan tâm đến sức khoẻ vẫn chiếm đa số. Người dân vẫn biết, thuốc BVTV là rất độc hại nhưng vì cuộc sống nên vẫn phải làm, bất chấp những hiểm hoạ tiềm ẩn. Giá như người dân có ý thức hơn về việc sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động thì những nguy cơ mắc bệnh chắc chắn sẽ giảm thiểu.

Hình 4.4 : Hình ảnh phun thuốc của người dân thị trấn Hùng Sơn

Bảng 4.8: Cách thức xử lý thuốc và dụng cụ sau khi sử dụng thuốc BVTV của nông dân Nô ̣i dung khảo sát Cách xử lý của nông dân Tỷ lệ lựa chọn

(%) Cách xử lý thuốc

còn dư

Phun tiếp đến hết thuốc 78

Để la ̣i đến lần sau 22

Nơi bảo quản thuốc Có khu vực bảo quản cách ly 0 Không có khu vực bảo quản cách ly 100

Cách xử lý dụng cụ

Không súc rửa 26

Súc rửa ngay sau khi phun (nước sau khi

súc rửa được thải ra ruộng) 74

Cách xử lý bao bì (chai, lọ)

Thu gom 38

Bỏ lại tại ruộng 62

(Nguồn: Tổng kết phiếu điều tra, 2014)

Qua bảng khảo sát trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy ý thức cũng như trách nhiệm của người nông dân trong việc bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ sức khỏe còn rất thấp. Bên cạnh sự thiếu quan tâm trong việc đảm bảo an toàn sử dụng thuốc, nông dân tại địa phương cũng có những biểu hiện của việc chưa có ý thức bảo vệ môi trường sau khi sử dụng thuốc. Nông dân thường xuyên súc rửa dụng cụ phun thuốc và đổ nước thải ngay tại ruộng lúa ( chiếm 74%); và thải bao bì của các loại thuốc tại ruộng (62%). Hai thói quen trên đã góp phần gây ô nhiễm nguồn nước, làm tăng dư lượng thuốc BVTV trong cây lúa cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của chính những người tham gia canh tác.

Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, các thuốc BVTV được sử dụng ngày càng nhiều, với chủng loại mỗi ngày một đa dạng. Tuy nhiên, với hiện trạng thu gom, xử lý bao bì thuốc BVTV như trên, cũng như việc thiếu ý thức của người dân thì đây là một trong những nguồn gây ô nhiễm cần được quan tâm.

Việc sử dụng thuốc BVTV, nguyên tắc nhất thiết phải theo hướng dẫn trên bao bì về thời điểm phun và liều lượng phun của thuốc. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc BVTV phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, mùa vụ. Khi thời tiết đẹp thì sâu bệnh phát triển chậm, sức đề kháng của cây trồng cao nên không cần phải phun thuốc, còn nếu thời tiết xấu, sâu bệnh thừa cơ phát triển, bên cạnh đó sức đề kháng của cây trồng giảm nên sẽ phun thuốc nhiều hơn. Thực trạng điều tra và phỏng vấn trên đồng ruộng cho thấy, phun thuốc mà sâu không chết thì phải phun liên tiếp để sâu không phát triển. Chính vì vậy để yên tâm trong trừ sâu bệnh, người nông dân phải phun với tần suất rất cao, bất chấp những quy định trong hướng dẫn.

Bảng 4.9. Cách sử dụng thuốc BVTV của người dân

STT Cách sử dụng

Số hộ phỏng

vấn

Kết quả điều tra

1 Sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì 50 22

2 Sử dụng tùy theo lượng sâu bệnh hay lượng cỏ 50 3 3 Sử dụng theo hướng dẫn của người bán thuốc 50 14 4 Sử dụng theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông 50 0

5 Sử dụng tùy ý 50 11

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2014)

Kết quả điều tra về cách sử dụng, chủ yếu người dân sử dụng thuốc BVTV theo hướng dẫn trên bao bì là 22 hộ (chiếm 44%). Sử dụng tùy theo lượng sâu bệnh hay lượng cỏ là 3 ( chiếm 6%),theo hướng dẫn của người bán thuốc là 14 (chiếm 28%), sử dụng tùy ý là 11 (chiếm 22%). Việc sử dụng tùy ý chiếm tỷ lệ khá cao,sử dụng không theo hướng dẫn, liều lượng không đúng có thể gây hại cho cây trồng như cháy lá, cây trồng khô héo hoặc chết, tạo điều kiện cho sâu bệnh có khả năng kháng thuốc dẫn đến gây khó khăn cho việc trị sâu bệnh cho các vụ sau.

Một thực tế, do phải phun nhiều loại thuốc khác nhau trong một lần nên để cho tiện và tiết kiệm, người dân thường trộn nhiều loại thuốc vào trong cùng một bình phun. Khi trộn hai hay nhiều loại thuốc với nhau, tuỳ thuộc vào phản ứng giữa các hoá chất mà chiều hướng biến đổi của thuốc có thể theo hai hướng: làm tăng độc tính của thuốc và có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Bên cạnh đó, khi phun thuốc nếu thấy sâu bệnh không giảm, người dân có thói quen tăng tần suất phun, tăng liều lượng thuốc hoặc đổi các loại thuốc khác.

Kết quả điều tra cho thấy, khoảng 16% sẽ tăng tần suất phun khi thấy sâu bệnh không giảm; 34% tăng lượng thuốc lên gấp 2 đến 3 lần; 14% đổi thuốc khác và số còn lại sử dụng cả 3 phương án trên.

Một vấn đề rất bức xúc trên đồng ruộng hiện chưa được giải quyết, đó là lượng rác thải của các bao bì, chai lọ đựng thuốc BVTV. Sau khi pha chế xong, người dân thường có thói quen bỏ lại chai lọ, bao bì ngay trên bờ ruộng hoặc những nơi đầu nguồn nước ( nơi pha chế thuốc ). Trong khi đó các vỏ chai lọ, bao bì còn thừa lại một lượng đáng kể thuốc BVTV. Đây là nguồn có khả năng lây lan ô nhiễm các nguồn nước, môi trường đất và các vùng lân cận...

Bảng 4.10. Xử lý bao bì sau khi sử dụng

STT Hình thức xử lý Số hộ Tỷ lệ (%)

1 Đem đốt 3 6

2 Thu gom riêng 15 30

3 Vứt tai ruộng 31 62

4 Chôn lấp 1 2

Tổng 50 100

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra,2014)

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị trấn hùng sơn huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)