PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Ngọc Lương
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
4.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Ngọc Lương là một xã miền núi, xã có địa bàn khá rộng, dân số đông.
Sản xuất chủ yếu vẫn là nông lâm nghiệp. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay nền kinh tế của xã đang có những chuyển biến tích cực, năm 2013 tổng giá trị sản xuất trên địa bàn xã ước đạt 186,804 tỷ đồng, tốc độ phát triển bình quân toàn bộ nền kinh tế đạt 101,1% cụ thể kết quả thu được ở các ngành sản xuất như sau:
Bảng 4.2: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của xã Ngọc Lương
Chỉ tiêu
2011 2012 2013
Giá trị (tr. đồng)
Cơ cấu (%)
Giá trị (tr. Đồng)
Cơ cấu (%)
Giá trị (tr đồng)
Cơ cấu (%) Tổng GTSX 94025,7 100 161228,4 100 186804,0 100 Ngành NL – TS 47859,0 50,9 67715,93 42 74721,6 40 Công nghiệp – Xây dựng 26018,6 27,7 56429,94 35 69117,48 37 Thương mại – Dịch vụ 20148,1 21,4 37082,53 23 42964,92 23
( Nguồn: UBND xã Ngọc Lương) 4.1.2.2. Sản xuất nông nghiệp
a. Trồng trọt:
Cây hàng năm trong ngành trồng trọt của xã ngọc Lương gồm có 4 nhóm cây chính đó là : Nhóm cây lương thực, nhóm cây công nghiệp ngắn ngày, nhóm cây thực phẩm và nhóm cây hàng năm khác.
Cây lâu năm trong xã gồm : Nhã, vải, bưởi diễn, cây ăn quả…số diện tích cây lâu năm chủ yếu tập chung trong vườn của các hộ dân và các xóm vùng cao, đồi núi.
Cây hàng năm là các loại cây lương thực, cây công nghiệp, cây thực phẩm và các loại cây trồng khác được gieo trồng vào 2 vụ chính đó là vụ Hè thu - mùa và vụ đông xuân.
Tổng diện tích gieo trồng vu ̣ Đông xuân năm 2014 là: 1.147,4 ha, đạt 102% kế hoạch, tăng 21,9 ha so với cùng kỳ năm 2013.Trong đó:
- Diện tích cây lương thực: 356,9 ha gồm: Cây Lúa 22,5 ha, năng xuất ước đạt 46 tạ/ ha, sản lượng 103,5 tấn, cây Ngô: 198 ha, năng xuất đạt 40 ta/ha, sản lượng 792 tấn. Diện tích cây có củ lấy bột: 136,4 ha.
- Diện tích cây công nghiệp: 738,5 ha gồm: Cây Lạc: 639 ha, năng xuất ước đạt 22 tạ/ha, sản lượng 1.405,8 tấn, cây Mía: 97,5 ha, cây vừng 2,0 ha, năng xuất 12 tạ/ha, sản lượng 2,4 tấn.
- Diện tích cây thực phẩm: 50 ha gồm: Đậu đỗ các loại: 16 ha, năng xuất ước đạt 16 ta/ha, sản lượng 25,6 tấn, rau các loại: 32 ha, năng xuất đạt 160 tạ/ ha sản lượng 512 tấn, hoa cây cảnh: 2 ha.
- Cây hàng năm khác: 2,0 ha.
b) Lâm nghiệp :
Tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn là 620,74 ha. Trong đó: đất rừng sản xuất 162,96 ha, đất rừng đặc dụng 457,78 ha. Diê ̣n tích rừng trồng mới tâ ̣p chung sau khai thác là 4,5 ha. Số cây trồng phân tán 3.000 cây. Uỷ ban nhân dân xã thực hiện tốt Chỉ thị 286, 287/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng. Thực hiện tốt công tác chăm sóc, khoanh nuôi, bảo vệ 350 ha rừng đệm Vườn Quốc gia Cúc phương, không để sảy ra cháy rừng và không còn trường hợp vi phạm luật quản lý bảo vệ rừng.
Tổng sản lượng gỗ trồng khai thác ước đạt 2.000m3 ( Chủ yếu là gỗ keo). Tổng giá trị thu nhập từ lâm nghiệp ước tính 1,2 tỷ đồng.
4.1.2.3. Sản xuất Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp- xây dựng :
Các doanh nghiệp đã vượt qua giai đoạn khó khăn , ổn định sản suất và duy trì được tốc độ tăng trưởng khá; các sản phẩm đồ mộc, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản thực phẩm, đáp ứng nhu cầu nhân dân...
Hiện nay trên địa bàn xã có tổng số 12 Doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh; có 7 cơ sở sản xuất, chế biến, gia công, sửa chữa trên địa bàn.
Về xây dựng cơ bản: Đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng các hạng mục công trình như: Bai tràn cầu Chu và cầu Hổ để điều tiết nước cho sản xuất. Tiến hành khởi công xây dựng Nhà văn hoá xóm Công Nhân, khảo sát
xem xét việc chuyển đổi đất để xây dựng Nhà văn hoá xóm Trường Sơn để đảm bảo cho việc tổ chức các cuộc họp và sinh hoạt của cộng đồng dân cư.
Tiếp tục xúc tiến các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn.
4.1.2.4. Hoạt động thương mại, Dịch vụ, du lịch :
Dịch vụ thương mại tiếp tục có bước phát triển; Thực hiện tốt luật quản lý thuế và đăng ký kinh doanh; Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh, cung ứng hàng hoá phù hợp với thị hiếu của thị trường.
Đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp trong và ngoài xã vào đầu tư, khai thác các tiềm năng sẵn có trên địa bàn, nhằm phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch…từ đó tạo thêm việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống nhân dân. Hiện nay toàn xã có 375 hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ.
4.1.2.5. Dân số và lao động
Dân số toàn xã là 9133 người với 2289 hộ, mật độ dân số 350 người/km2. Chủ yếu có 2 dân tộc anh em sinh sống là dân tộc Mường (58,89%) và Kinh (40,25%), các dân tộc còn lại chiếm 0,86% bao gồm các dân tộc Hoa, Tày, Thái.
Các khu dân cư được hình thành lâu đời và được mở rộng qua các năm.
Dân cư tập trung thành 23 thôn, phân tán đều khắp trên địa bàn xã và gắn với khu vực sản xuất nông nghiệp làm cho đồng ruộng bị chia cắt thành nhiều mảnh nhỏ, xen lẫn trong các khu dân cư.
Tổng số lao động toàn xã là 7098 người, trong đó: Lao động nam là 3678 người chiếm 51,94% lao động toàn xã, lao động nữ là 3411 người chiếm 48,06% lao động toàn xã. Số lao động qua đào tạo là 2072 lao động, chiếm 29,2%.
Bảng 4.3: Cơ cấu lao động xã Ngọc Lương năm 2014
Cơ cấu lao động Số người Tỷ lệ (%)
Lao động nông nghiệp 5987 84,35
Lao động công nghiệp 568 8
Lao động dịch vụ - thương mại 543 7,65
( Nguồn: UBND xã Ngọc Lương) 4.1.2.6. Hệ thống cơ sở hạ tầng
* Giao thông
Tổng số đường giao thông trong toàn xã là: 200km, trong đó:
- Quốc lộ 12B: Có chiều dài 5km, đã được dải nhựa với bề rộng mặt là 3,5m, bề rộng nền 5m.
- Đường tỉnh lộ: Có chiều dài 9km, đã được dải nhựa với bề rộng mặt là 3,5m, bề rộng nền 5m.
- Đường liên xã: Gồm 6 tuyến với tổng chiều dài 11km, bề rộng mặt là 3m, bề rộng nền là 4m. Đã cứng hóa được 3km.
- Đường liên thôn: Gồm 12 tuyến với tổng chiều dài 12,4km, bề rộng mặt và nền là 3m. Hiện vẫn là đường đất chưa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT.
- Đường nội thôn: Tổng chiều dài là 83,74km. Trong đó, đã cứng hóa được 9,18km. Cấp phối 4,5km, còn lại 70,06 km là đường đất.
- Đường nội đồng: Tổng chiều dài các tuyến đường nội đồng khoảng 80,09 km, bề rộng từ 1-4m, toàn bộ vẫn là đường đất.
* Thủy lợi
Hệ thống tưới tiêu của xã phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đã có.
Toàn xã có 4 hồ có khả năng cấp nước và 6 đập tràn.
Sông Lạng chảy qua Địa bàn xã dài 6km, rộng 40m Số kênh mương hiện có là 50km.
* Trụ sở làm việc
- Trụ sở làm việc Đảng ủy, HĐND, UBND xã + Diện tích 9654m2
+ Hội trường Đảng ủy có 300 chỗ ngồi, đang hoạt động tốt + Có 1 sân chơi thể thao với diện tích 3000m2
+ Có 1 nhà để xe diện tích 30m2
* Trường học
Hệ thống trường học trên địa bàn xã gồm có:
- 11 Trường mầm non - 02 Trường tiểu học
- 01 Trường trung học cơ sở - 01 Trung tâm học tập cồng đồng
* Trạm y tế
Xã có 1 trạm y tế có tổng diện tích 5000m2 gồm 2 nhà cấp 4 đã xuống cấp. Có 1 bác sỹ, 5 y sỹ nhưng chưa có y tá.
* Chợ
Xã có 1 chợ tạm thuộc xóm Đồn Dương với diện tích 2700m2
* Cây xăng
Có 1 cây xăng thuộc xóm Đồn Dương với diện tích 1800m2
* Bưu điện
Bưu điện văn hóa xã thuộc xóm Bờ Sông - Diện tích 200m2
- Công trình nhà cấp 4 - Chưa đạt chuẩn
* Điện
- Hiện trạng hệ thống điện trên địa bàn toàn xã gồm:
+ Lưới 10 KV: Loại dây tiết diện AV- 70, chiều dài 9,5 km.
+ Lưới 0,4 KV: Loại dây tiết diện AV 4x50, chiều dài 44,4 km.
- Trạm biến áp
Hiện tại toàn xã có 7 trạm biến áp loại 3 pha 1350 KV.
* Môi trường
- Tỷ lệ hộ dân trong xã được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 100%. Trong đó:
+ Sử dụng nước từ công trình nước tập trung: 99 hộ chiếm 4,2%
+ Sử dụng nước từ giếng đào: 2148 hộ chiếm 91,6%
+ Sử dụng nước từ giếng khoan: 98 hộ chiếm 4,2%
- Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình vệ sinh (nhà xí, nhà tắm, bể nước sạch):
27,7%
- Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh đạt 16%
- Xã có 1 điểm xử lý rác thải nhưng chưa được quy hoạch rõ ràng.