Xử lý bằng biogas

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và tình hình xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn xã Ngọc Lương huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình. (Trang 51 - 54)

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. Đề xuất một số giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn xã Ngọc Lương

4.4.1. Xử lý bằng biogas

Hầm biogas là bể kín chứa phân và chất thải hữu cơ từ quá trình chăn nuôi, sản xuất... được ủ lên men yếm khí để tạo ra khí biogas - được sử dụng như một nguồn nhiên liệu cung cấp cho các hoạt động sinh hoạt cũng như sản xuất.

Khí sinh học (Biogas) là một dạng năng lượng khi mà các chất hữu cơ (phân động vật hoặc các sản phẩm của nông nghiệp) lên men trong điều kiện yếm khí (không có không khí), VSV phân huỷ các chất tổng hợp và sinh ra khí. Biogas là một hỗn hợp khí bao gồm Metan (CH4), Cacbon Dioxit (CO2), Nito (N2) và Hydro sunphat (H2S). Thành phần chủ yếu của Biogas là Metan (chiếm 60 – 70%) và Cacbon dioxit (chiếm 30 – 40%).

Công nghệ biogas dựa trên nguyên lý hoạt động của vi sinh vật kỵ khí.

Trong điều kiện không có oxy các vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ biến thành năng lượng hoạt động và khí mê tan. Hỗn hợp khí CH4 (Metan), hydrosunfur (H2S), NOx, CO2…..tạo thành khí biogas.

Hiệu suất xử lý BOD đạt khoảng 60%, do đó cần xử lý giai đoạn hai để đạt tiêu chuẩn về môi trường. Nước thải sau khi qua hệ thống biogas sẽ chảy qua hệ thống lọc thô nhằm làm trong nước trước khi thải xuống ao sinh học.

Cặn từ bể lọc thô sẽ được dùng làm phân bón cho cây trồng. Sau thời gian sử dụng (khoảng 1 năm) thì cặn trong hầm ủ nên được vét ra, nhằm trả lại thể tích phân hủy và làm nguồn phân hữu cơ rất tốt. Ao sinh học chứa các loại thực vật thủy sinh như bèo, lục bình……sẽ hút các thành phần lơ lửng trong nước biến thành sinh khối.

Nghiên cứu xử lý nguồn thải hữu cơ cao bằng mô hình biogas cải tiến và ứng dụng quỹ tín dụng carbon trong bảo vệ môi trường được doanh nghiệp, người dân, chính quyền địa phương ủng hộ. Hiệu quả chuyển hóa nguồn thải hữu cơ thành nhiên liệu sinh học đã và đang là phương pháp hữu hiệu từng bước giải quyết bài toán ô nhiễm từ hoạt động chăn nuôi, nông

nghiệp, thực phẩm theo hướng tăng trưởng xanh, tái sử dụng chất thải và chống biến đổi khí hậu do giảm phát thải khí nhà kính.

* Lợi ích của việc sử dụng biogas - Lợi ích về năng lượng:

BIOGAS là nguồn năng lượng giá trị cao có thể phục vụ nhiều mục đích:

Đun nấu: như khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) Thắp sáng: đèn mạng biogas

Chạy động cơ đốt trong: thay thế xăng, dầu dieden; cung cấp động lực chạy máy xay xát, máy bơm nước hoặc kéo máy phát điện...

Nồi cơm điện, máy nước nóng, chạy tủ lạnh, máy ấp trứng,…

Úm gà con, nuôi tằm, sưởi nhà kính,…

Ngoài mục đích năng lượng, Biogas còn có thể dùng để bảo quản rau, quả, ngũ cốc. Mỗi năm chỉ tính riêng cho việc sử dụng khí đốt biogas và thắp sáng, mỗi hộ gia đình nông thôn chỉ cần nuôi thường xuyên với qui mô 4-10 con heo thịt là có đủ lượng nguyên liệu để cung cấp khí gas sử dụng đun nấu và thắp sáng và có thể tiết kiệm được từ 3 ÷ 5 triệu đồng mỗi năm .Theo nghiên cứu ở Việt Nam thì lượng khí mêtan sinh ra từ 1 kg nguyên liệu phân và nước tiểu heo là 40-60 lít, trung bình mỗi ngày hầm biogas với số heo từ 4- 5 con sản sinh được lượng gas 800-1000 lít đủ dùng cho 4-5 người.

- Lợi ích về nông nghiệp:

Nguyên liệu khi được nạp vào thiết bị BIOGAS sẽ bị biến đổi và một phần chuyển hóa thành Biogas. Phần còn lại là bã đặc và nước thải lỏng. Bã thải là sản phẩm thứ hai rất có giá trị của thiết bị BIOGAS. Nó có thể được dùng vào nhiều mục đích.

+ Làm phân bón:

Phân BIOGAS có tác dụng: Tăng năng suất cây trồng, hạn chế sâu bệnh, nâng cao độ phì cho đất.

+ Xử lý hạt giống trước khi gieo trồng

Nước thải sau khi qua biogas dùng để nuôi tảo, bèo làm thức ăn bổ sung cho gia súc, gia cầm.

+ Nuôi thủy sản

+ Trồng nấm, nuôi giun…

- Lợi ích về môi trường:

+ Cải thiện vệ sinh:

Không khói bụi, nóng bức giảm bệnh phổi, giảm bệnh đau mắt Xử lý phân giảm bệnh giun sán, giảm bệnh truyền nhiễm Hạn chế thuốc trừ sâu

+ Xử lí chất thải hữu cơ: chất thải rắn và nước thải

+ Bảo vệ đất khỏi bạc màu : Lượng bùn và nước thải sau khi đã qua phân hủy ở hầm biogas đã tiêu diê ̣t được một phần các mầm bê ̣nh , đem ủ hoặc khử trùng rồi dùng bón cho các loại cây trồng rất tốt.

+ Hạn chế phá rừng

+ Giảm phát thải khí nhà kính (vì khí mêtan sinh ra đốt cháy được) - Lợi ích khác:

+ Hiện đại hóa nông thôn

+ Giải phóng sức lao động phụ nữ và trẻ em + Tạo ra công ăn việc làm mới

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và tình hình xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn xã Ngọc Lương huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình. (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)