Vể diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu thực trạng của ngành thủy sản việt nam (Trang 23 - 26)

Naêm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996

Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản (ha)

491.723 489.833 577.538 600.000 576.000 581.000 585.000

Tốc độ tăng trưởng (%) - 99.61 117.9 103.88 96.0 100.86 100.68

Naêm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003

Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản (ha)

600.000 626.330 630.000 652.000 887.500 955.000 996.065

Tốc độ tăng trưởng (%) 102.56 104.38 100.58 103.49 136.11 107.6 104.3

Biểu đồ 2.2: Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản (Từ năm 1990 đến nay)

0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 Ha

1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002

Naêm /Year Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Bộ Thủy sản

47 Qua bảng 2.25 và biểu đồ 2.2 ta thấy diện tích nuôi trồng thủy sản năm sau tăng lên so với năm trước, đặc biệt là hai năm 2001 và 2002 có tốc độ tăng trưởng cao.

* Veà qui moâ:

Bảng 2.26: Tổng diện tích ao nuôi trên phạm vi cả nước năm 2002 Kích thước ao (m2) Số hộ nuôi trồng % Phần trăm lũy tiến

150 - 932 28 10 10

1.000 - 2.400 42 15 25

2.500 - 4.500 24 8 33

5.000 - 9.000 38 13 46

10.000 - 24.000 66 23 69

25.000 - 46.000 37 13 82

50.000 - 90.000 18 6 88

100.000 - 700.000 27 9 97

1.000.000 - 3.500.000 9 3 100

Toồng soỏ 289 100

Nguồn: Dự án nghiên cứu về thị trường và tín dụng nghề cá tại Việt Nam.

Trong cuộc điều tra tháng 12/2002 đã cho thấy diện tích ao hồ thuộc quyền sở hữu của nông dân dao động trong một khoảng rất rộng, từ các ao hồ nhỏ chỉ độ 150m2 đến các diện tích rất lớn khoảng 3.500.000m2. Diện tích ao hồ phổ biến nhất (chiếm 23% trong số người được phỏng vấn) là 10.000 - 24.000m2. Khoảng 25% trên tất cả các nông dân nuôi trồng đang sở hữu các ao hồ có diện tích nhỏ hơn 2.500m2. Gần 10% số dân nuôi trồng đang sở hữu các ao hồ lớn có diện tích từ 100.000 đến 700.000m2. Trong khi đó chỉ có một số rất nhỏ (chiếm khoảng 3%

số người được phỏng vấn) sở hữu các ao hồ có diện tích rất lớn từ 1 đến 3,5 triệu m2.

Nhìn chung cho đến nay hầu hết nông dân còn tiến hành hoạt động nuôi trồng thủy sản ở quy mô nhỏ. Tuy nhiên trên thực tế còn rất nhiều diện tích có thể sử dụng cho hoạt động này. Điều này đòi hỏi phải có sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước về vốn, kỹ thuật và thông tin thị trường tạo điều kiện để mở rộng hơn nữa quy mô của ngành nuôi trồng trên phạm vi toàn quốc.

II.3.2.3.2.2. Sản lượng:

Cùng với sự gia tăng về diện tích, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản cũng tăng nhanh từ 414,6 nghìn tấn vào năm 1997 lên đến 1.110 nghìn tấn vào năm 2003, chiếm 43,77% trong tổng sản lượng của ngành thủy sản. So với khai thác thủy sản, tỷ trọng của sản lượng nuôi trồng thủy sản còn thấp hơn. Tuy nhiên nếu nhìn về sự phát triển lâu dài, nuôi trồng thủy sản sẽ là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu do nguồn lợi thủy sản tự nhiên ngày càng cạn kiệt và tính ổn định của nuôi trồng cũng cao hơn so với khai thác.

48 II.3.2.3.3.3. Hình thức sở hữu của các tổ chức nuôi trồng:

Như đã trình bày ở bảng dưới, các hộ nông dân được phỏng vấn cho đến thời điểm tháng 12/2002 phần lớn là các hộ cá thể, chỉ có 5% số người trả lời là có thực hiện hoạt động kinh tế này chugn với các hộ khác dưới dạng nhóm nuôi troàng.

Bảng 5: Hình thức sở hữu của các tổ chức nuôi trồng thủy sản năm 2002

Vuứng, mieàn Toồng soỏ

Baéc Trung Nam

Hình thức sở hữu

Số đếm % Số đếm % Số đếm %

Số đếm % Hộ gia đình 113 94,2 50 83,3 128 97,7 291 93,6

DN tử nhaõn 1 1,7 1 0,3

DNNN 2 3,3 2 0,6

Nhóm chung vốn 7 5,8 6 10,0 3 2,3 16 5,1

HTX 1 1,7 1 0,3

Tổng cộng 120 100 60 100 131 100 311 100

Nguồn: Dự án nghiên cứu về thị trường và tín dụng nghề cá tại Việt Nam.

Cũng giống như hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản là ngành đòi hỏi đầu tư vốn tương đối lớn và dễ bị rủi ro nên chỉ người dân tự bỏ vốn ra đầu tư mới thật sự gắn bó với nghề này và phát triển nó lên trên cơ sở lòng mong muốn tạo ra thu nhập cho chính gia đình mình. Điều này đã giaỉ thích nguyên nhân trong hoạt động nuôi trồng thủy sản hộ gia đình đang là một trong những hình thức sở hữu phổ biến nhất hiện nay.

Tóm lại :

- Quy hoạch cho tất cả các vùng nuôi trồng thủy sản triển khai không đồng bộ, chậm và còn nhiều lúng túng. Công tác quy hoạch thủy lợi cho nuôi chưa được cụ thể hóa, sự phối hợp giữa ngành nông nghiệp và thủy sản chưa nhiều.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thủy sản chưa nhiều, thiếu sự tập trung trong đầu tư phát triển. Việc đầu tư ở nhiều địa phương còn mang tính dàn trải, chia phần.

- Hệ thống dịch vụ hậu cần để phát triển nuôi trồng thủy sản chưa theo kịp tốc độ phát triển của phong trào. Công tác kiểm dịch có nơi còn mang tính chất thủ tục hành chính. Thức ăn và phòng trị bệnh cho nuôi tôm cá không cung cấp đủ, chưa đủ sức cạnh tranh với thức ăn và thuốc của nước ngoài.

Hệ thống sản xuất tôm giống chưa được quy hoạch hợp lý, việc giải quyết tôm bố mẹ cho sản xuất tôm giống còn bị động, chủ yếu vẫn dựa vào thiên nhiên, chưa có giải pháp hiệu quả giải quyết vấn đề tôm bố mẹ để đảm bảo chất lượng, số lượng và thời vụ cho sản xuất.

- Còn thiếu công nghệ quản lý môi trường theo hướng bền vững, an đề phòng trị bệnh cho vật nuôi là công nghệ sản xuất các loài thủy sản có giá trị cao, công nghệ nuôi thâm canh hiệu quả và bền vững.

- Xây dựng hệ thống trạm quan trắc cảnh báo môi trường cũng như việc xác định nội dung công tác này còn lúng túng.

- Những đòi hỏi ngày càng chặt chẽ về chất lượng hàng thủy sản của các nước NK thủy sản và xu hướng hội nhập quốc tế với sự dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ tạo ra sự cạnh tranh khóc liệt với các nước khác trong khi công nghệ nuôi trồng thủy sản Việt Nam nhìn chung còn lạc hậu so với các nước cạnh tranh với nước ta

II.3.3. Đánh giá cơ hội và nguy cơ:

II.3.3.1. Những cơ hội:

Nhà nước đã và đang dành nhiều sự quan tâm phát triển ngành thủy sản thông qua chiến lược quy hoạch phát triển thủy sản của Việt Nam đến năm 2010.

Chương trình đánh bắt xa bờ, chương trình quốc gia của ngành thủy sản…. Có thể nói thủy sản là ngành nông nghiệp được Nhà nước đầu tư lớn nhất về vốn.

Hiệp Hội Thủy sản Việt Nam đã lớn mạnh, trở thành Hiệp Hội ngành hàng mạnh nhất, hỗ trợ cho các hội viên thâm nhập tốt có hiệu quả vào thị trường Nhật Bản.

Quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản nâng lên một tầm, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu các mặt hàng nói chung và thủy sản nói riêng vào thị trường Nhật Bản.

Nhu cầu thủy sản của thị trường Nhật Bản còn lớn, đặc biệt ở những mặt hàng mà Việt Nam đang có lợi thế xuất khẩu như: tôm, ghẹ, mực,cá …

Diện tích nuôi trồng tôm, cua được mở rộng, nhiều cơ sở nuôi tôm hiện đại, mang tính công nghiệp ra đời, giảm bớt tình trạng thiếu hụt nguyên liệu.Sản lượng nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng và chiếm tỉ trọng tăng dần trong sản lượng thủy sản.

Chính phủ Nhật Bản đang dành một phần vốn ODA để giúp ngành thủy sản Việt Nam xây dựng mạng lưới kiển soát chất lượng thủy sản xuất khẩu.

Nhiều nhà nhập khẩu thủy sản lớn của Nhật Bản đã lập văn phòng đại diện tại Việt Nam để tham gia tích cực vào việc đưa hàng thủy sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản.

Một số những đối thủ cạnh tranh mạnh trên thị trường Nhật Bản như:

Thái Lan, Ân Độ đang gặp khó khăn về nuôi trồng, kiểm soát dịch bệnh thủy sản và đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam chiếm lĩnh thị phần.

Kinh tế Nhật Bản phục hồi và tăng trưởng trở lại sẽ là cơ hội rất lớn để Việt Nam xuất khẩu hàng thủy sản.

II.3.3.2. Những thách thức:

Tính bất ổn trong xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản vẫn cao vì mới tập trung xuất khẩu ở một vài mặt hàng.

Chất lượng thủy sản vẫn chưa ổn định vì gần như chưa có sự gắn kết chặt chẽ về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm giữa các doanh nghiệp ở các khâu sản xuất nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và nhà thương mại.

Nhật Bản thắt chặt kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Sức cạnh tranh giữa các nước nhập khẩu thủy sản vào Nhật bản cao, trong đó kể cả cạnh tranh về giá cả

Thủ tục thoái thu thuế VAT còn chậm, giấy tờ phức tạp khiến các nhà xuất khẩu bị ứ đọng vốn kinh doanh, trong khi đó đa số doanh nghiệp thủy sản nuôi trồng, đánh bắt cũng như chế biến đều thiếu vốn để phát triển.

Thuế nhập khẩu nguyên liệu thủy sản còn cao. Theo quyết định số 193.2000/QĐTC ban hành ngày 05/10/2000 và có hiệu lực ngày 01/01/2001 thì hầu hết các loại thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam đều là 30%. Thuế nhập khẩu cao khiến hạn chế khả năng nhập khẩu nguyên liệu chế biến thành phẩm thực hiện tái xuất khẩu.

II.4.Đánh giá chung:

II.4.1.Veà ửu ủieồm:

- Tốc độ phát triển của ngành tăng liên tục trong những năm gần đây, tạo đà phát triển cho những năm tới.

- Số lượng tàu khai thác hải sản xa bờ tăng, số lượng tàu khai thác gần bờ đã được khống chế. Sản lượng khai thác xa bờ cũng ngày càng tăng. Nghề nuôi trồng thủy sản có xu hướng phát triển, và dần được chuyển hóa về chiều sâu.

- Chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, số lượng sản phẩm xuất khẩu ngày càng phong phú

- Hình thành được một mạng lưới từ sản xuất-chế biến-kinh doanh thương mại cho ngành thủy sản

- Nhà nước ưu tiên cho phát triển thủy sản và tích cực hỗ trợ về mọi mặt.

Quan hệ ngọai giao Việt Nam – Nhật Bản ngày càng tốt đẹp. Việt Nam tham gia vào các tổ chức quốc tế, có điều kiện để giảm thuế nhập khẩu.

- Kinh tề Nhật bản đang phục hồi, nhu cầu của Nhật bản về thủy sản còn lớn

- Có sự tham gia của các thành phần kinh tế trong ngành.

II.4.2.Về nhược điểm:

- Mất cân đối gay gắt giữa năng lực của khu vực chế biến và năng lực của khu vực tạo nguyên liệu.

- Trình độ công nghệ vẫn còn chưa thỏa mãn nhu cầu chất lượng và an toàn thực phẩm; tỷ trọng hàng bán thành phẩm XK còn cao, chất lượng sản phẩm chưa ổn định, hình thức sản phẩm chưa đa dạng. Vốn đầu tư cho sản xuất và chế biến còn thấp..

- Thông tin thị trường và xúc tiến thương mại còn yếu. Hiểu biết về khách hàng tiêu dùng cuối cùng còn hạn chế.

- Trình độ của người lao động trong ngành còn thấp.

- Hình thức đưa sản phẩm vào thị trường còn qua trung gian, giá cà xuất khẩ chỉ ở mức trung bình.

51

- Năng suất nuôi trồng và đánh bắt thủy sản chưa cao, bảo quản sau thu họach chưa tốt. Môi trường biển gần bờ bị khai thác cạn kiệt và ô nhiễm.

- Có nhiều đối thủ cạnh tranh trong xuất khẩu và Nhật Bản.

Tóm lại, việc tìm kiếm các giải pháp khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội, hạn chế khó khăn để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản trở nên cấp bách và mang ý nghĩa thực tiễn.

52

Một phần của tài liệu thực trạng của ngành thủy sản việt nam (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)