Phần 2 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
2. Thiết kế bài học Đây thôn Vĩ dạ theo hướng phát triển năng lực của học sinh
Khi tổ chức hoạt động này, giáo viên cần xác định rõ mục đích, nội dung bài tập/nhiệm vụ cho phù hợp với hoạt động cặp đôi hay hoạt động nhóm. Thông thường, hình thức hoạt động cặp đôi được sử dụng trong những trường hợp, những bài tập cần sự chia sẻ. Ví dụ: kể cho nhau nghe, nói với nhau một nội dung cần chia sẻ, đổi bài cho nhau để đánh giá chéo,...Hình thức hoạt động nhóm được sử dụng trong trường hợp cần sự hợp tác.
+ Hoạt động chung cả lớp: là hình thức hoạt động phù hợp với số đông học sinh. Đây là hình thức nhằm tăng cường tính cộng đồng, giáo dục tinh thần đoàn kết, sự chia sẻ, tinh thần chung sống hài hòa.
+ Hoạt động cộng đồng: là hình thức hoạt động cue học sinh trong mối tương tác với xã hội. Hoạt động với cộng đồng bao gồm các hình thức từ đơn giản như:
tham gia bảo vệ môi trường, tìm hiểu các di tích văn hóa, lịch sử ở địa phương....
Định hướng thiết kế bài học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực của học sinh cấp THPT trên đây là một hướng đi mới. Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nên đi theo định hướng thiết kế bài học ngữ văn như trên.
2. Thiết kế bài học Đây thôn Vĩ dạ theo hướng phát triển năng lực của học sinh
2.1. Hoạt động trải nghiệm
Hoạt động này giáo viên có thể tổ chức cho học sinh đi thực tế thăm Huế, thăm thôn Vĩ dạ để học sinh có hứng thú ban đầu khi tiếp nhận tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử (Giáo viên có thể sắp xếp thời gian hợp lý để tổ chức cho học sinh đi thực tế trước khi đi vào tìm hiểu tác phẩm)
Trước khi vào bài học Giáo viên tổ chức học sinh khởi động bằng cách đưa ra bài tập trắc nghiệm liên quan đến bài học, mục đích vừa để kiểm tra lại kiến thức mà các em đã tích lũy được trong cuộc sống và quá trình học tập trước đó, vừa để
các em bước đầu làm quen và chuẩn bị tâm thế sẵn sàng khám phá tri trức mới của bài học. Câu hỏi trắc nghiệm như sau:
Nhận xét nào sau đây là đúng về Hàn Mặc Tử?
a. Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới b. Nhà thơ lạ nhất trong các nhà thơ mới c. Nhà thơ quen nhất trong các nhà thơ mới d. Nhà thơ cổ điển nhất trong các nhà thơ mới 2.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
2.2.1. Phần hình thành kiến thức chung về nhà thơ Hàn Mặc Tử
Giáo viên phân chia nhóm, giao nhiệm vụ/bài tập về nhà, yêu cầu học sinh tự phát huy năng lực sáng tạo và khả năng làm việc nhóm của mình trong quá trình nghiên cứu bài học trước khi lên lớp.
Trên cơ sở phân chia nhóm và giao bài tập hoạt động nhóm về nhà, HS đã chuẩn bị bài ở nhà và đã có những hiểu biết nhất định về cách trình bày sơ đồ tư duy về một tác giả, GV yêu cầu một nhóm cử đại diện trình bày sơ đồ tư duy về tác giả Hàn Mặc Tử ?
Sau khi học sinh trình bày sản phẩm sơ đồ tư duy về nhà thơ Hàn Mặc Tử, giáo viên tiến hành nhận xét, bổ sung, sửa chữa, mở rộng vấn đề và chốt lại kiến thức cơ bản.
2.2.2. Phần hình thành kiến thức mới về văn bản "Đây thôn Vĩ Dạ"
Phần này giáo viên tổ chức học sinh hình thành kiến thức mới bằng cách giao cho các nhóm các câu hỏi, bài tập, tập hợp thành các câu hỏi theo một hệ thống logic, có thể kết hợp hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. Giáo viên định hướng và kiểm tra học sinh trong quá trình tự chiếm lĩnh kiến thức mới. Học sinh trên cơ sở thảo luận đi đến thống nhất trong nhóm và cử đại diện trình bày sản phẩm của nhóm mình. Sau đó giáo viên sẽ nhận xét phần trình bày của các nhóm và đi đến thống nhất rồi chốt lại kiến thức cơ bản.
Giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với câu hỏi tự luận để các nhóm thảo luận như sau:
* Đối với phần hình thành kiến thức chung về bài thơ đây thôn Vĩ Dạ
- Dòng nào nhận xét đúng về âm điệu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ?
a. Trầm hùng, bi phẫn trang trọng b. Hào sảng, khoan thai dõng dạc c. Nhẹ nhàng, da diết, khắc khoải d. Chậm buồn, ảo não, nghẹn ngào - Đề tài của bài thơ là:
a. Tình yêu thiên nhiên
b. Tình yêu quê hương đất nước c. Tình yêu lứa đôi
d. Cả A, B,C
* Đối với việc hình thành kiến thức mới về khổ thơ đầu của bài thơ đây thôn Vĩ Dạ - Xác định Hình thức? Sắc thái? Chủ thể trữ tình trong câu thơ đầu?
- Bức tranh thôn Vĩ trong hoài niệm của thi nhân hiện lên như thế nào?
- Xác định hình thức nghệ thuật và tác dụng của hình thức nghệ thuật ấy?(từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ)
- Hình ảnh người thôn Vĩ hiện lên qua chi tiết nào? sức gợi của chi tiết đó? Từ bức tranh ngoại cảnh em hiểu gì về cảm xúc của thi nhân?
2.3. Hoạt động thực hành
Trên cơ sở yêu cầu học sinh thực hiện những thao tác để chiếm lĩnh tri thức mới từ bài học. Giáo viên rèn luyện kỹ năng trình bày vấn đề trước đám đông cho học sinh bằng cách yêu cầu học sinh tự chủ trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức mới trên cơ sở định hướng của giáo viên và trong quá trình làm việc nhóm yêu cầu các thành viên phải tham gia tích cực vào công việc của nhóm và rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm có hiệu quả. Cần phát huy năng lực của từng cá nhân trong nhóm và thể hiện được sự sáng tạo của các thành viên trong quá trình khám phá tri thức mới từ bài học.
Học sinh trình bày, đưa ra những ý kiến trong quá trình khám phá tri thức mới thì giáo viên phải tôn trọng ý kiến của các em, đưa ra các nhận xét kịp thời và định hướng các em tiếp cận tri thức đúng hướng, đầy đủ. Trong trường hợp ý kiến của các em chưa đầy đủ hoặc xa trọng tâm của kiến thức cần khám phá thì giáo viên là
người gợi dẫn và định hướng để các em hình thành kĩ năng tiếp cận tri thức mới đúng hướng, có hiệu quả
2.4. Hoạt động ứng dụng
Vận dụng kiến thức đọc hiểu về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ để giải thích, phân tích một hiện tượng văn học, văn hóa khác tương ứng. Ví dụ: nêu ý kiến về một hiện tượng văn hóa: ở một số nơi trong quá trình đổi mới, hiện đại hóa nhiều vùng theo năm tháng đã thay đổi, không còn lưu giữ được những giá trị tốt đẹp, những vẻ đẹp văn hóa truyền thống vốn có của quê hương xứ sở. Ý kiến của anh/chị như thế nào về vấn đề này?
Sau bài học học sinh có thể về trao đổi thảo luận với gia đình, cộng đồng về việc gìn giữ vốn văn hóa cổ truyền của dân tộc và nét độc đáo trong những giá trị văn hóa của thôn quê, vùng miền, biết chân trọng và lưu giữ những giá trị tốt đẹp đó của quê hương xứ sở đừng để nó phai tàn hoặc bị chôn vùi theo thời gian, năm tháng.
Vận dụng kiến thức, kỹ năng Tiếng Việt đã được rèn luyện và khám phá qua bài học Đây thôn Vĩ Dạ để giải quyết một số vấn đề như: giải nghĩa, từ loại, xác định cấu tạo từ...trong các hiện tượng ngôn ngữ của cuộc sống và trong giao tiếp hàng ngày.
2.5. Hoạt động bổ xung
Hoạt động này yêu cầu hoc sinh làm ở nhà: giáo viên giao nhiệm vụ/bài tập về nhà yêu cầu học sinh tìm đọc sách, báo mạng và sưu tầm những tác phẩm văn chương, đặc biệt là thơ viết về Huế nói chung và thôn Vĩ Dạ nói riêng, từ đó nêu cảm nhận về giá trị của những tác phẩm đó.