Đọc – hiểu văn bản

Một phần của tài liệu skkn dạy học ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực (Trang 28 - 31)

Phần 2 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT

D. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

II. Đọc – hiểu văn bản

* Câu thơ mở đầu

“ Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”

- Hình thức: câu hỏi tu từ - Sắc thái biểu cảm: + Hỏi han + Mời mọc + Trách móc - Chủ thể trữ tình: tác giả

=> là sự phân thân tác giả: thể hiện sự băn khoăn, day dứt trong tâm trạng của thi nhân.

=> Câu hỏi thể hiện một ước ao được trở về thôn Vĩ trong sự mặc cảm và bất lực. Câu thơ còn được xem như một lời mở đầu, một cái cớ để nhà thơ có thể đưa hồn mình về với thôn Vĩ một cách thật tự nhiên.

* Ba câu thơ tiếp

@ Cảnh thôn Vĩ:

- Nắng hàng cau

+ Cau là cây cao nhất, cây đầu tiên đón ánh nhắng trong vườn-> tinh khôi

+ Nắng rọi vào sương trên những lá cau, tạo

GV nêu câu hỏi thảo luận và phát phiếu trả lời cho từng nhóm.

- Bức tranh thôn Vĩ trong hoài niệm của thi nhân hiện lên như thế nào?

- Xác định hình thức nghệ thuật và tác dụng của hình thức nghệ thuật ấy?(từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ) - Hình ảnh người thôn Vĩ hiện lên qua chi tiết nào? sức gợi của chi tiết đó? Từ bức tranh ngoại cảnh em hiểu gì về cảm xúc của thi nhân?

HS các nhóm thảo luận sau đó cử đại diện trình bày. Nhóm đại diện trình bày, các nhóm còn lại nhận xét bổ sung

thành sự hoà phối giữa màu và ánh->vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết; giản dị mà giàu sức gợi.

+ Thân cau, bóng cau là những nét mảnh mai->

thanh thoát

-> Thân cau thẳng tắp và chia những đốt đều đặn, hiện lên như cây thước để đo mực nắng của thiên nhiên

+ “Nắng mới lên”: cái nắng đầu tiên của một ngày-> tinh khôi, trong trẻo

-> lặp lại từ “nắng” như nhấn mạnh một hình ảnh ám ảnh và đầy ấn tượng trong lòng nhà thơ, đồng thời khái quát nét đặc trưng của nắng miền trung

=> nắng tràn ngập, hàng cau tắm mình trong biển nắng mai.

- vườn ai: gợi cảm giác mơ hồ, bất định gây ấn tượng về một vẻ đẹp bí ẩn không thể chiếm lĩnh, không thể sở hữu.

- mướt quá vừa là một sự cực tả cái vẻ mượt mà, non tơ, óng chuốt, mơn mởn xanh tươi, vừa thể hiện giọng điệu trữ tình mê đắm, say sưa.

- xanh như ngọc là một hình ảnh so sánh rất tự nhiên, giản dị

=> gợi một vẻ đẹp trong sáng thanh thoát và sang trọng. Hình ảnh so sánh này còn gợi lên vẻ đẹp tốt tươi, màu mỡ và trù phú của làng quê này.

@ Người thôn Vĩ

- Hình ảnh mặt chữ điền có nhiều cách hiểu:

+ Mặt một người con gái xứ Huế

+ Mặt một người con trai, có thể là chính tác giả + Khuôn mặt của người xứ Huế nói chung.

GV nhận xét, bổ xung và chốt lại kiến thức

+ Bức bình phong trước cửa ngôi nhà ở xứ Huế

=> nhà thơ muốn diễn tả một vẻ đẹp hài hòa giữa sự thanh tú, mềm mại ( lá trúc) và sự vuông vức, đầy đặn (mặt chữ điền)

=> thể hiện mối quan hệ người - cảnh , gợi vẻ đẹp kín đáo, e ấp.

- Cảnh vật trong khổ thơ đầu toát lên vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết, trong sáng tràn đầy sức sống và e ấp có sự hài hòa giữa cảnh và người nhưng cũng có vẻ hờ hững, xa xôi điều đó càng làm tăng thêm nỗi ước ao và niềm đắm say mãnh liệt được trở về với những kỉ niệm đã qua ở mảnh đất này.

4. Củng cố :

GV phát phiếu cho HS làm bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Bài thơ Đây thôn Vĩ được giới thiệu, miêu tả theo trình tự nào?

A. Khái quát - Cụ thể, Cao - Thấp B. Cụ thể - Khái quát, Thấp - Cao C. Quá khứ - Hiện tại, Thấp – Cao D. Hiện tại – Quá khứ, Cao – Thấp

Câu 2 : Nhận xét nào sau đây là đúng với thôn Vĩ?

A. Tươi tắn, trong trẻo, tràn đầy ánh sáng, âm thanh B. Trong trẻo, tươi sáng, tràn đầy sức sống

C. Thanh nhẹ, thơ mộng, man mác buồn thương D. Tươi tắn, nhộn nhịp, tràn đầy xuân sắc

Câu 3 : Nhận xét nào đúng với cách miêu tả người thôn Vĩ?

A. Chi tiết, cụ thể, rõ nét

B. Tập trung miêu tả hình dáng C. Khắc hoạ nét thần thái

D. Chú ý tính cách

Câu 4: Một trong nhưng nỗi niềm mà thi nhân gửi gắm qua khổ 1 là gì?

A. nỗi nhớ người yêu da diết

B. khát khao được trở về, tắm mình trong vẻ đẹp của thôn Vĩ C. thể hiện tâm trạng tiếc nuối những gì đã qua

Câu 5: Những hình ảnh sử dụng trong khổ thơ đầu có đặc điểm:

A. Giản dị, gần gũi, đậm chất dân gian B. Táo bạo, hiện đại, tạo cảm giác mạnh

C. Trang trọng, hàm xúc, mang đậm màu sắc cổ điển D. Giàu sức gợi, mang màu sắc tượng trưng

5. Dặn dò

GV hướng dẫn HS tìm hiểu hai khổ thơ còn lại của bài thơ ở nhà và chuẩn bị bài học trước khi đến lớp.

Một phần của tài liệu skkn dạy học ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w