Trên đây là một số tìm hiểu và vận dụng của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy và thực nghiệm trong những năm học qua. Tôi thấy để giúp học sinh hiểu, nắm chắc nội dung bài, vận dụng kiến thức đã học một cách linh hoạt mà chỉ thu hẹp trong dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 9, 3 như trong sách giáo khoa, chưa mở rộng các dấu hiệu chia hết cho 4, 8, 7, 11,... và chưa mở rộng các bài toán dạng
tổng hợp thì gặp nhiều bài toán, nhiều tính huống các em sẽ lúng túng không biết vận dụng như thế nào nhất là những bài toán đòi hỏi cần có sự tư duy sâu của các em.
Sau khi áp dụng những kinh nghiệm giảng dạy đối với từng dấu hiệu chia hết như trên tôi thấy kết quả rất tốt, cụ thể là:
- Giờ dạy đạt kết quả tốt, thực hiện được đầy đủ các mục tiêu dạy học đã đề ra.
- Học sinh hoạt động tích cực, chủ động nắm bắt nội dung bài, hiểu bài nhanh, nắm vững đặc điểm và cách làm của từng loại dấu hiệu chia hết, không nhầm lẫn giữa các loại dấu hiệu chia hết với nhau.
- Biết vận dụng ngay kiến thức vào giải bài tập một cách thành thạo, tìm ra nhiều cách giải toán khác nhau.
- Về phía giáo viên cảm thấy nhẹ nhàng khi dạy một số bài toán loại chia hết nâng cao trên cơ sở dấu hiệu chia hết đã học.
- Chất lượng môn toán nâng cao của lớp 4 do tôi giảng dạy mỗi năm một tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
- Kiến thức và kỹ năng giải toán về dấu hiệu chia hết của học sinh trong lớp được nâng lên rõ rệt. Cụ thể là vừa qua một số bài kiểm tra có liên quan đến dấu hiệu chia hết như sau:
KẾT QUẢ ĐẠT CUỐI KÌ 1 ĐỐI VỚI DẠNG BÀI VỀ DẤU HIỆU CHIA HẾT
Sĩ số
Học sinh hiểu, nắm chắc nội dung bài, vận dụng kiến thức linh hoạt
Học sinh hiểu bài Học sinh chưa hiểu bài
Số lượng % Số
lượng % Số
lượng %
59 40 68 19 32 0 0%
Có thể nói rằng, bên cạnh những suy nghĩ tìm tòi của bản thân cùng với sự học hỏi của các đồng nghiệp có kinh nghiệm nhiều năm dạy ở lớp 4, tôi đã tìm ra “Một số biện pháp giúp cho học sinh lớp 4 làm tốt các dạng toán có liên quan đến dấu hiệu chia hết”, góp phần củng cố và nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh, giúp các em tự tin hơn khi học lên lớp 5 của bậc Tiểu học và học các bậc học tiếp theo.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Toán học đã gần gũi với con người ngay từ buổi đầu của lịch sử loài người và nó sẽ vĩnh viễn gắn bó với chúng ta. Thế giới toán học chứa đầy sự diệu kì. Loài người đã vượt qua ngàn vạn chông gai, thế hệ này nối tiếp thế hệ
khác để khai phá thế giới kì diệu đó. Tòa lâu đài toán học đẹp đẽ được xây dựng lên bởi biết bao mồ hôi, nước mắt, thậm chí bằng xương máu của bao nhà khoa học dũng cảm mang một sứ mệnh cao cả, thiêng liêng: góp phần cải tạo thiên nhiên, cải tạo cuộc sống.
Cũng như các ngành khoa học chân chính khác, Toán học phát sinh từ cuộc sống, và mọi thành tựu của nó đều hướng về cuộc sống, phục vụ cho cuộc sống. Có thể nói mọi ngành khoa học, mọi lĩnh vực của cuộc sống, mọi con người đều cần đến Toán học đó cũng chính là lý do mà môn toán có một vị trí đặc biệt trong chương trình giáo dục Tiểu học. Do đó, việc phát huy năng lực tư duy toán cho học sinh Tiểu học là rất quan trọng và cần thiết, giúp phát hiện những năng khiếu toán học, bồi dưỡng để năng khiếu đó được phát triển, góp phần xây dựng đội ngũ học sinh có tư duy tốt về Toán học - những nhà khoa học triển vọng trong tương lai, đáp ứng những yêu cầu của công cuộc xây dựng đất nước trong thời đại mới.
Với việc dạy và học các dấu hiệu chia hết, qua tìm hiểu và thực nghiệm các lớp 4 do tôi chủ nhiệm, tôi thấy vấn đề này không thể thiếu trong chương trình Toán lớp 4. Nhờ có dấu hiệu chia hết ở sách giáo khoa lớp 4 mà học sinh có thể biết được dấu hiệu chia hết cho 15; 18; 25;... và mở rộng thêm các dấu hiệu chia hết cho 4; 7; 11; 44; 36; ... để áp dụng giải các bài toán một cách nhanh gọn. Đồng thời nó giúp người dạy và cả người học luôn khao khát tìm tòi và vận dụng vào giải các bài toán khó.
Chính vì vậy, để việc giảng dạy môn Toán nói chung, bồi dưỡng học sinh có khả năng tư duy tốt môn Toán nói riêng đạt hiệu quả cao, đội ngũ giáo viên cần trau dồi kiến thức, kĩ năng sư phạm, tích cực đổi mới phương pháp dạy học như: phải đầu tư thời gian nghiên cứu trong sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nâng cao, các kiến thức tập hợp. Từ đó giáo viên mới xây dựng được hệ thống câu hỏi logic gây động cơ học tập cho học sinh. Do đó các em mới có kiến thức chắc chắn để hướng tới giải Toán có tính khoa học, tính logic và tính chính xác cao. Qua đó, người giáo viên cũng chọn lọc được những bài toán, loại toán sát với từng đối tượng học để dạy phân hóa học sinh, từ đó gây hứng thú và lòng ham thích học bộ môn Toán nói chung. Tuy nhiên để làm được việc đó, người thầy trong quá trình giảng dạy phải không ngừng nâng cao kiến thức cho học sinh từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng. Qua đó phát hiện được đối tượng học sinh thông minh và uốn nắn kịp thời tránh những sai lệch kiến thức không đáng có mà học sinh mắc phải.
Tôi mong các nhà trường Tiểu học, các cấp, tổ chức các chuyên đề cho các môn học nói chung và cho môn toán nói riêng và được trang bị những phương tiện, thiết bị hiện đại để góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Toán như: máy chiếu đa năng, các phần mềm giảng dạy Toán, thiết bị nối mạng Internet, ...
Trên đây là một số biện pháp qua thực tế giảng dạy của bản thân nhiều năm qua, qua thực nghiệm, qua trao đổi với đồng nghiệp, qua các đợt sinh hoạt chuyên đề, tôi đã đúc rút kinh nghiện để đề ra hướng dạy và học về các dấu hiệu chia hết của bản thân. Chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự trao đổi của các đồng nghiệp và hội đồng thi đua về vấn đề này để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 17 tháng 3 năm 2016 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.