Khái quát công tác kế hoạch đào tạo của Hội LHPN Tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI HỘI LHPN TỈNH HÀ GIANG (Trang 24 - 38)

Chương 2. Thực trạng công tác đào tạo , bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Hội LHPN tỉnh Hà Giang

2.2. Khái quát về Trung Tâm Dạy Nghề - Hội LHPN tỉnh Hà Giang

2.2.6. Khái quát công tác kế hoạch đào tạo của Hội LHPN Tỉnh Hà Giang

+ Chỉ đạo các cấp Hội rà soát, bổ sung Quy chế hoạt động của BCH, Ban Thường vụ. Quy định, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể theo cơ chế hoạt động của tổ chức Hội, đổi mới lề lối làm việc của bộ máy lãnh đạo và cán bộ tham mưu; cụ thể hoá nguyên tắc tổ chức hoạt động của Hội.

+ Hội LHPN tỉnh và 11/11 huyện/thành phố xây dựng đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức.

+ Xây dựng quy định mỗi cán bộ chuyên trách từ tỉnh đến cơ sở dự sinh hoạt với Chi hội ít nhất 04 lần/năm, xây dựng phiếu dự sinh hoạt chi, tổ Hội thống nhất từ tỉnh đến cơ sở. Kết quả: Cấp tỉnh: Hội LHPN tỉnh: 20/20 và TTDN 8/8 cán bộ chuyên trách dự sinh hoạt tại chi hội được 137lượt; cấp huyện: 68/68 cán bộ chuyên trách dự được 376 lượt; cấp sở: 390/390 Chủ tịch, Phó Chủ tịch dự được 1.900 lượt.

Qua đi cơ sở cán bộ Hội các cấp nắm bắt tình hình thực trạng tại chi Hội có ý kiến tham mưu đưa ra các giải pháp thực hiện phù hợp với từng cơ sở, vùng miền để chi, tổ Hội hoạt động dần đi vào nề nếp.

+ Tổ chức sơ kết việc Đổi mới về phong cách, lề lối làm việc của Hội phụ nữ các cấp và cán bộ đảng viên, CCVC trong thi hành công vụ”. 11/11 huyện, thành phố và 195/195 cơ sở xây dựng kế hoạch, đăng ký cam kết thực hiện.

100% cán bộ Hội từ tỉnh đến cơ sở xây dựng kế hoạch và đăng ký cam kết thực hiện đổi mới về phong cách, lề lối làm việc tác phong làm việc.

- Phối hợp với Trung ương Hội đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy, cán bộ Hội các cấp và hai năm thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về

“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ở một số cơ sở của các huyện Hoàng Su Phì, Quang Bình, Quản Bạ và cơ quan Hội LHPN tỉnh.

- Công tác kiện toàn tổ chức và cán bộ

Từ sau Đại hội các cấp Hội đã kiện toàn 86 đ/c. Cấp tỉnh: 04 đ/c (UVBCH:

02; UVBTV: 01; PCT: 01); Cấp huyện: 13 đ/c (UVBCH: 04; UVBTV: 04; Chủ tịch: 02; PCT: 03. Cấp cơ sở: 69 (UVBCH: 28; UVBTV: 06; CT: 09; PCT: 26).

Trong đó năm 2013:

- Cấp tỉnh: 04 đồng chí: Luân chuyển 01 đ/c Phó Chủ tịch sang giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở văn hóa thể thao và Du lịch; tham mưu cho cấp ủy bổ nhiệm tại chỗ 01 Phó Chủ tịch thay thế; bầu kiện toàn 02 UVBCH; 01 UVBTV;

- Cấp huyện: Bầu bổ sung, thay thế 09 người. Trong đó: 01 Chủ tịch (Bắc Mê). 01 Phó Chủ tịch (Bắc Quang); UVBCH: 03; UVBTV: 04.

- Cấp cơ sở: Kiện toàn, củng cố thay thế 19 người (UVBCH 06; UVBTV 04; Chủ tịch 04 và 05 Phó Chủ tịch).

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Trong năm các cấp Hội tạo điều kiện cử cán bộ, công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng các lớp nhằm nâng cao chất lượng CBCC Hội. Cụ thể:

+ Cấp tỉnh: Chuyên môn: Cao học: 01 đ/c; Chính trị: Cao cấp: 04 đ/c;

Nghiệp vụ Hội: 05 đ/c. QLNN: CVC: 01 đ/c; CV: 01 đ/c. 16 lượt cán bộ được tập huấn các chuyên đề ngắn ngày (từ 1- 5 ngày).

+ Cấp huyện: Chuyên môn: Cao học: 02 đ/c; Đại học: 01; Chính trị: Cao cấp: 04 đ/c; Trung cấp: 01; Nghiệp vụ Hội: 03 đ/c; QLNN: 9 (CV: 07 đ/c; CVC:

02). 24 lượt cán bộ được tập huấn các chuyên đề ngắn ngày (từ 1- 5 ngày).

+ Cấp cơ sở: Chuyên môn: ĐH 10 đ/c; Chính trị: TC 06 đ/c; QLNN: CV: 01.

- Hội LHPN tỉnh xây dựng Kế hoạch “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp tỉnh Hà Giang” giai đoạn 2013 – 2017 được Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định phê duyệt. Phối hợp với Trường Chính trị tỉnh mở 01 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội cho 27 học viên là Chủ tịch, PCT phụ nữ cấp cơ sở; phối hợp với Trung tâm Phụ nữ và Phát triển TW Hội tổ chức Hội thảo và 01 khóa Tập huấn về “Tăng cường năng lực, bồi dưỡng kỹ năng hỗ trợ tư vấn cho nạn nhân của bạo bạo lực trên cơ sở Giới” cho 60 học viên, đối tượng là cán bộ Hội LHPN tỉnh, đại diện các sở, ngành của tỉnh và Hội phụ nữ

một số xã, tổ hòa giải, chủ nhiệm CLB “Gia đình hạnh phúc” tham dự.

- Hội LHPN huyện/TP phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện tổ chức mở được 27 lớp tập huấn cho 1.414 người (Chủ tịch, Phó Chủ tịch, UVBCH, UVBTV phụ nữ cơ sở, Chi hội trưởng).

- Hoạt động bồi dưỡng trực tiếp cho cán bộ Hội các cấp

+ Tập huấn: Hội LHPN tỉnh phối với Vụ hợp tác Kinh tế Đa phương - Bộ Ngoại giao mở 01 lớp Tập huấn về “Nâng cao kỹ năng quản lý và lãnh đạo cho cán bộ nữ phục vụ hội nhập quốc tế và phát triển” cho 50 cán bộ nữ các ngành (Hội phụ nữ, Lao động –Thương bình và Xã hội, Nông nghiệp, Thông tin và truyền thông, Nội vụ , Tư pháp, Y tế) của tỉnh Hà Giang và một số tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Lào Cai.

+ Duy trì, tiếp tục thực hiện mô hình “Luân phiên cán bộ Hội cơ sở lên Hội LHPN huyện, xã học việc”, đến nay có: 1.271/2.069 lượt Chi hội trưởng, 195/195 Chủ tịch, 99/195 Phó Chủ tịch được học việc.

- Tổ chức Hội thi “Chi hội trưởng phụ nữ giỏi” các cấp lần thứ nhất:

+ Cấp cơ sở: 195/195 xã/phường/thị trấn tổ chức hội thi với 1.834/2.069, đạt 88,65%; số Chi hội trưởng không tham gia thi: 235/2.069, chiếm 11,35%

(con nhỏ, nghỉ thai sản, ốm đau...);

+ Cấp huyện: 237 Chi hội trưởng tham dự hội thi.

+ Cấp tỉnh: 22 Chi hội trưởng thuộc 11 huyện/TP, đại diện cho 2.069 Chi hội trưởng trong toàn tỉnh. Kết quả, 01 giải nhất cho chị Lý Thị Chẩu, Chi hội trưởng thôn Ngọc Bình, xã Bạch Ngọc, huyện Vị Xuyên; 2 giải nhì; 3 giải ba; 5 giải khuyến khích và trao giấy chứng nhận cho 22 thí sinh đạt “Chi hội trưởng phụ nữ giỏi ” cấp tỉnh. Sau hội thi, tổ chức cho các chị chuyến thăm quan về nguồn (Đền Hùng – Viếng Lăng Bác – Vincom Mega Mall Royal City Hà Nội - Cây đa Tân Trào, Lán Nà Nưa Tuyên Quang).

- Công tác quy hoạch cán bộ và giới thiệu cán bộ nữ..

+ Cấp tỉnh: Hội LHPN tỉnh xây dựng bổ sung quy hoạch Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, chức danh Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh (nhiệm kỳ 2016-2021) trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy phê duyệt: BCH: 57 đ/c; BTV: 19 đ/c;

chức danh Chủ tịch: 09 đ/c; Phó Chủ tịch: 20 đ/c.

+ Cấp huyện, thành phố: xây dựng quy hoạch Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, chức danh Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện, thành phố (nhiệm kỳ 2016-2021) trình Ban Thường vụ Huyện/Thành ủy phê duyệt. Kết quả:

BCH: 338 đ/c; BTV: 105 đ/c; chức danh Chủ tịch: 33 đ/c; Phó Chủ tịch: 43 đ/c.

+ Cấp cơ sở: Hội LHPN xã, phường, thị trấn xây dựng quy hoạch Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, chức danh Chủ tịch, các Phó Chủ tịch xã, phường, thị trấn (nhiệm kỳ 2016-2021) trình Đảng ủy xã, phường, thị trấn phê duyệt. Kết quả: BCH: 2.967 đ/c; BTV: 926 đ/c; chức danh Chủ tịch: 581 đ/c; Phó Chủ tịch: 578đ/c.

- Tham mưu giới thiệu cán bộ nữ quy hoạch tham gia cấp ủy đảng các cấp (nhiệm kỳ 2015 – 2020)

Cấp tỉnh:

+ Giới thiệu: BCH 27; BTV 07; chức danh Bí thư 01; Phó Bí thư 02; Chủ tịch HĐND 02; Phó Chủ tịch HĐND 03; Chủ tịch UBND 01; Phó Chủ tịch UBND 03.

+ Được cấp ủy quy hoạch: BCH 24/94; BTV 6/13; chức danh Phó Trưởng đoàn Đại Biểu Quốc Hội 01/03; Chủ tịch HĐND 01/04; Phó chủ tịch HĐND 01/04; Phó Chủ tịch UBND 02/13.

Cấp huyện:

+ Giới thiệu: BCH 235; BTV 72; chức danh Bí thư: 05; Phó Bí thư 12;

Chủ tịch HĐND: 18; Phó Chủ tịch HĐND: 21; Chủ tịch UBND: 07; Phó Chủ tịch UBND: 21.

+ Được cấp ủy quy hoạch: BCH: 161; BTV: 41; chức danh Bí thư: 02;

Phó Bí thư: 06; Chủ tịch HĐND: 10; Phó Chủ tịch HĐND: 11; Chủ tịch UBND:

3; Phó Chủ tịch UBND: 13; Ủy viên Thường trực HĐND 02.

- Cấp cơ sở:

+ Giới thiệu: BCH: 1.032; BTV: 201; chức danh Bí thư: 45; Phó Bí thư:

75; Chủ tịch HĐND: 45; Phó Chủ tịch HĐND: 132; Chủ tịch UBND: 41; Phó Chủ tịch UBND: 75.

+ Được cấp ủy quy hoạch: BCH: 873; BTV: 181; chức danh Bí thư: 22;

Phó Bí thư: 51; Chủ tịch HĐND: 37; Phó Chủ tịch HĐND: 80; Chủ tịch UBND:

29; Phó Chủ tịch UBND: 65.

- Công tác phát triển hội viên, phát triển Đảng viên nữ trong Hội.

+ Phát triển đảng viên nữ

Các cấp Hội thường xuyên quan tâm đến công tác bồi dưỡng cho cán bộ, hội viên, phụ nữ ưu tú, giới thiệu cho đảng xem xét kết nạp, nhất là đối tượng nữ nông thôn. Số hội viên, phụ nữ ưu tú giới thiệu cho Đảng: 1.200, số được kết nạp: 800 người (theo thông kê chưa đầy đủ).

+ Phát triển hội viên

- Các cấp Hội tăng cường các giải pháp phát triển hội viên, xây dựng lực lượng hội viên nòng cốt; tăng cường giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi, tổ Hội; đổi mới nội dung phương thức hoạt động, tập hợp, thu hút phụ nữ tham gia vào tổ chức Hội: CBCCVC tham gia sinh hoạt hội tại nơi cư trú (Hội LHPN thành phố), tham gia các hoạt động văn nghệ, TDTT, thi nữ công gia chánh...

- Tính đến hết tháng 11/2013, tổng số hội viên/tổng số phụ nữ từ 18 tuổi trở lên: 130.888/205.989 đạt 63,54% so với tổng số phụ nữ từ 18 tuổi trở lên (trong đó số hội viên là CNVC: 23.729). Phát triển 3.606 hội viên (tăng 3,4% so với năm 2012); giảm 2.663 hội viên so với năm 2012 (2,52%).

- Công tác kiểm tra, xếp loại tổ chức Hội + Công tác Kiểm tra

+ Hướng dẫn và chỉ đạo các cấp Hội triển khai, thực hiện công tác kiểm tra theo quy định của Điều lệ Hội, đảm bảo đánh giá đúng thực chất phong trào phụ nữ và hoạt động của các cấp Hội. Kết quả:

+ Cấp tỉnh: Lồng ghép các chương trình, kiểm tra được 40/195 xã, phường, thị trấn; dự sinh hoạt chi hội.

+ Cấp huyện: Kiểm tra 195/195 cơ sở và 1.043 Chi hội.

+ Cấp cơ sở: Kiểm tra được 2.069 chi Hội.

- Xếp loại tổ chức cơ sở hội

Xếp loại: Vững mạnh 95/195 = 48,7%; loại khá 67/195 = 35,3%; trung bình 28/195 = 14%, yếu 5/195 = 2 % (huyện Mèo Vạc).

- Công tác nội bộ cơ quan Hội LHPN tỉnh.

Tham mưu xây dựng bổ sung, điều chỉnh quy chế làm việc của cơ quan Hội LHPN tỉnh, phân công chức năng nhiệm vụ cho từng chức danh công chức.

Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho 19 lượt cán bộ, công chức.

Tham mưu, giải quyết chế độ nghỉ phép, nâng lương cho 20 CBCC; trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy nâng lương cho 01 cán bộ; tiếp nhận 02 cán bộ mới và đề nghị chuyển 02 viên chức sang công chức.

Thực hiện công tác luân chuyển cán bộ 04 đồng chí trong cơ quan Hội LHPN tỉnh và TTDN Hội LHPN tỉnh. Trình Ban cán sự Đảng UBND tỉnh điều động và bổ nhiệm chức danh Phó Giám đốc TTDN Hội LHPN tỉnh.

Công tác chuyên trách Đảng: Tham mưu, xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của Đảng đoàn về công tác bảo vệ chính trị nội bộ, Chi bộ tháng, quý, năm và các loại văn bản khác kịp thời; tổ chức sinh hoạt chi bộ theo đúng quy định. Quản lý, bổ sung hồ sơ đảng viên theo quy định. Thực hiện công tác tự kiểm tra trong Đảng đoàn, Nghị quyết TW 4, sơ kết thực hiện Chỉ thị 09 của Tỉnh ủy; việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Công tác Công đoàn: Tham mưu cho BCH CĐCS tổ chức các hoạt động công tác công đoàn hiệu quả được công đoàn cấp trên đánh giá cao. Tập thể CĐCS được LĐLĐ tỉnh tặng Bằng khen năm 2013; 01 cá nhân được CĐVC tặng Giấy khen; 02 cán bộ được tặng: Kỷ niệm chương vì sự nghiệp công đoàn.

- Công tác tuyển dụng cán bộ

1. Tình hình thực hiện biên chế và nhu cầu tuyển dụng:

+ Tổng biên chế sự nghiệp tỉnh giao năm 2011 là 03 biên chế;

+ Tổng biên chế có đến thời điểm xây dựng kế hoạch: là 03 biên chế;

+ Chỉ tiêu và nhu cầu cần tuyển dụng và cơ cấu như sau:

Căn cứ vào thực tế nhu cầu biên chế của TTDN - Hội LHPN tỉnh Hà Giang năm 2011 rất thiếu cán bộ quản lý cũng như giáo viên cơ hữu để phục vụ cho công tác chuyên môn của Trung tâm.

Từ năm 2007 đến nay TTDN - Hội LHPN tỉnh đã nhiều lần xây dựng đề án về công tác tổ chức cán bộ của TTDN, đồng thời gửi kèm tờ trình bằng văn bản gửi Sở Nội vụ đề nghị tham mưu cho UBND tỉnh giao thêm chỉ tiêu biên chế cho TTDN - Hội LHPN tỉnh Hà Giang, cụ thể: (Từ 03 - 04 biên chế).

Trong đó:

- (02) chỉ tiêu có trình độ Đại học hoặc Cao đẳng chuyên ngành Quản trị kinh doanh; Tài chính; …để đảm nhận các công việc chuyên môn nghiệp vụ của TT.

- (02) chỉ tiêu có trình độ Đại học hoặc Cao đẳng chuyên ngành Công Nghệ thông tin, Nông nghiệp, Mỹ thuật, Thương mại….vừa có thể giảng dạy vừa kiêm nhiệm các hoạt động ở các phòng chuyên môn nghiệp vụ của TT.

2. Đối tượng, điều kiện, hình thức và lệ phí tuyển dụng:

- Người đăng ký dự tuyển vào làm việc phải có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng đủ tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của ngạch viên chức tuyển dụng và có đủ các điều kiện sau đây:

Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;

Tuổi đời dự tuyển từ đủ 18 tuổi trở lên.

Có đơn xin dự tuyển, có lý lịch rõ ràng, có các văn bằng, chứng chỉ đào tạo theo tiêu chuẩn của ngạch viên chức tuyển dụng;

Có đủ sức khoẻ để đảm nhận nhiệm vụ;

Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

4. Ưu tiên trong tuyển dụng

- Người dân tộc thiểu số, anh hùng lực lượng vũ trang; anh hùng lao động;

thương binh; con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh … ;

- Những người có học vị Bác sỹ trở lên đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng….;

- Những người tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc ở các bậc đào tạo chuyên môn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự;

đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện phục vụ nông

thôn, miền núi từ hai năm trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ.

5. Hình thức tuyển dụng: xét tuyển.

6. Hồ sơ dự tuyển gồm:

- Đơn xin dự tuyển (theo mẫu)

- Sơ yếu lí lịch (có dán ảnh và dấu giáp lai) xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú trong thời gian 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;

- Bản sao chứng thực Giấy khai sinh;

- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp trong thời hạn 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;

- Bản sao Bằng tốt nghiệp PTTH;

- Bản sao Bằng tốt nghiệp chuyên nghiệp theo chuyên ngành cần tuyển dụng;

- Bản sao Bảng điểm hoặc sổ học tập;

- 02 phong bì có gián tem và ghi địa chỉ liên hệ.

- Các giấy tờ về ưu tiên do cơ quan thẩm quyền cấp.

- Quy định khác…

- Quy trình tuyển dụng:

1. Sau khi Kế hoạch tuyển dụng viên chức được TTDN - Hội LHPN tỉnh tham mưu cho Ban Thường trực hội LHPN tỉnh cho ý kiến bằng văn bản về chủ trương tuyển dụng viên chức theo quy định.

2. Ban hành quyết định thành lập Hội đồng truyển dụng gồm các thành phần:

- Chủ tịch HĐTD:

- Bà Phùng Thị Kim Hoa - Giám đốc TTDN - Hội LHPN tỉnh Hà Giang;

- Các thành viên:

- Bà Đoàn Thị Huệ - Phó Giám đốc TTDN - Hội LHPN tỉnh Hà Giang;

- Bà Lại Thị Minh - Cán bộ TTDN - Hội LHPN tỉnh Hà Giang là ủy viên kiêm thư ký;

3. Nhiệm vụ của Hội đồng tuyển dụng:

- Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể,

- Thông báo tuyển dụng trên phương tiện thông tin đại chúng;

- Tổ chức thu Hồ sơ thực hiện quy trình xét tuyển theo quy định, tổng hợp kết quả trình HĐTD xem xét quyết định;

- Giải quyết những vấn đề khiếu nại của người dự tuyển.

- Hoàn chỉnh hồ sơ gửi Sở Nội vụ thẩm định trước khi công nhận kết quả xét tuyển theo quy định;

- Quyết định tuyển dụng và phân công công tác.

- Công tác đào tạo cán bộ, công chức + Số lượng, chất lượng

Đối với cán bộ, công chức hành chính: Tổng số cán bộ, công chức của cơ quan hành chính:

Trung tâm không có cán bộ, công chức hành chính mà công việc hành chính là do cán bộ, viên chức của Trung tâm kiêm nhiệm.

Đối với công chức, viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập:

Tổng số công chức, viên chức của các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó:

a) Lý luận chính trị:

- Sau đại học: không có - Cử nhân, cao cấp: 01Đ/c - Trung cấp: 03 Đ/c - Sơ cấp: không có

- Chưa qua đào tạo: không có b) Chuyên môn:

- Tiến sĩ: 0 - Thạc sĩ: 0

- Đại học: 05 Đ/c - Cao đẳng: 03 Đ/c - Trung cấp: Không

- Chưa qua đào tạo: Không c) Về tiêu chuẩn ngạch (QLNN):

- Chuyên viên cao cấp: không có - Chuyên viên chính: 02 đ/c - Chuyên viên: 01

- Cán sự: 05 đ/c

- Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC, VC

Từ năm 2012 đến nay TTDN Hội LHPN tỉnh Hà Giang được tỉnh giao cho 8 cán bộ trong đó: ( 01 Giám đốc, 01 PGĐ, 01 kế toán và 05 giáo viên)

1- Ưu điểm

- Quá trình triển khai thực hiện công tác dạy nghề cơ bản đã đáp ứng nhu cầu của đông đảo tầng lớp phụ nữ trên địa bàn; tạo điều kiện để phụ nữ phát huy vai trò, vị trí trong gia đình và xã hội, đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.

- Hàng năm đã chủ động khảo sát, xây dựng kế hoạch dạy nghề và nắm bắt nhu cầu học nghề của lao động nữ trong toàn tỉnh, trên cơ sở đó tiến hành tuyên truyền, vận động, tuyển sinh. Hàng năm số lượng đăng ký các lớp đều vượt so với chỉ tiêu được giao.

- Đội ngũ cán bộ giáo viên của TTDN nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp. Giáo viên thỉnh giảng gắn bó với Hội, có trách nhiệm, tâm huyết.

- Ngành nghề đào tạo theo yêu cầu của người lao động, phù hợp với trình độ của lao động nữ nông thôn, sau khi học nghề sẽ tạo việc làm tại địa phương...

- Hình thức tổ chức lớp học lưu động tại cơ sở, giảm được chi phí đi lại, ăn ở cho người lao động, tạo điều kiện để người lao động thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc đều được tiếp cận học nghề, tạo việc làm và tăng thu nhập, góp phần cải thiện cuộc sống gia đình.

2- Những tồn tại, hạn chế

- Công tác tuyên truyền chưa thường xuyên; tiến độ triển khai các đề án còn chậm so với kế hoạch; việc phân bổ kinh phí cho đề án còn chậm…

- Đội ngũ giáo viên dạy nghề còn thiế- Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa thật sự quan tâm, tạo điều kiện cho công tác dạy và học nghề.

- Học viên còn ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ chính sách của Nhà nước,

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI HỘI LHPN TỈNH HÀ GIANG (Trang 24 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w