Chương 3: Một số phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp và kiến nghị để 36 nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại
3.3. Một số kiến nghị
1. Công tác quy hoạch cán bộ của các cấp Hội cần dựa trên:
- Tiêu chuẩn cán bộ đưa vào quy hoạch - Đối tượng quy hoạch
- Quy trình xây dựng quy hoạch - Quản lý và thực hiện quy hoạch
2. Quy hoạch cán bộ cần được đưa vào thực tế cuộc sống; kiên quyết khắc phục tình trạng quy hoạch cán bộ mang tính hình thức, trên cơ sở quy hoạch cán bộ Hội các cấp cần xây dựng các kế hoạch sau đây:
- Cần xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ Hội các cấp nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng.
- Kế hoạch quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Hội theo tinh thần Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 27/4/2007 về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”.
- Kế hoạch sắp xếp, bố trí, điều chuyển cán bộ các ban chuyên môn cho phù hợp với vị trí, trình độ từng cán bộ, để qua công tác thực tế các đồng chí đó được rèn luyện, thử thách, tạo uy tín và vị thế cần thiết, chuẩn bị cho việc giới thiệu bầu cử, bổ nhiệm vào các chức danh quy hoạch.
- Việc cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện luân chuyển, bổ nhiệm hoặc giới thiệu bầu cử cần căn cứ vào quy hoạch cán bộ.
3. Do đặc điểm là tổ chức có số lượng hội viên đông, đa dạng về đối tượng (từ người có trình độ cao nhất đến người có trình độ thấp nhất; dân tộc, tôn giáo, các độ tuổi, các tầng lớp phụ nữ thuộc các lĩnh vực, vùng miền) đội ngũ cán bộ của cơ quan chiếm đến 92% là phụ nữ (02 lái xe là nam giới) vì vậy:
Ngoài tổng biên chế TTDN của Hội là 8 người., Đề nghị cấp có thẩm quyền nghiên cứu, có quy định đặc thù về biên chế và nguồn lực đối với văn phòng Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh.
- Đề nghị tổng biên chế được giao nâng lên đủ 32 biên chế.
Để kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ quan Hội LHPN tỉnh Hà Giang theo Công văn số 20/CV-ĐCT ngày 12/01/2009 của Đoàn Chủ tịch TW Hội LHPN
Việt Nam v/v "Bổ sung sửa đổi, hướng dẫn tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách Hội LHPN cấp tỉnh” quy định: Tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách cấp tỉnh gồm 6 ban/đơn vị; biên chế : Từ 21 đến 32. Cụ thể:
1. Văn phòng
2. Ban Tổ chức - Cán bộ 3. Ban Tuyên giáo 4. Ban Gia đình - Xã hội
5. Ban Chính sách – Luật pháp
6. Ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế
Hội LHPN tỉnh sẽ có 5 Ban chuyên đề và Văn phòng (thành lập thêm Ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế).
- Biên chế mỗi Ban: 01 trưởng ban, 01 phó ban và ít nhất là 2 chuyên viên - Riêng Văn phòng 08 biên chế bao gồm: 01 Chánh văn phòng, 01 Phó Văn phòng; 01 Kế toán; 01 nhân viên Văn thư lưu trữ; 01 nhân viên thủ quỹ kiêm tạp vụ; 02 lái xe; 01 nhân viên bảo vệ (hợp đồng).
Nâng tổng biên chế của cơ quan Hội LHPN tỉnh: là 40 biên chế trong đó:
văn phòng Hội 32 đ/c và TTDN của Hội là 8 đ/c.
C - PHẦN KẾT LUẬN
Qua quá trình thực tập tìm hiểu về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở Hội LHPN tỉnh Hà Giang và thời gian học tập tại trường Đại học Nội Vụ Hà Nội, em thấy công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là vấn đề rất quan trọng đối với xã hội nói chung và Hội LHPN tỉnh Hà Giang nói riêng.
Làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức sẽ cung cấp cho Hội LHPN nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong thời kì hiện đại hóa và hội nhập Quốc tế.
Công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực thực hiện tốt sẽ đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước có trình độ, năng lực, tận tụy, kiên cường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, tạo đựng được sự tin tưởng đối với quần chúng nhân dân.
Sau thời gian thực tập tại TTDN- Hội LHPN tỉnh Hà Giang, em thấy kiến thức mình đã học được ở trường Đại học Nội vụ Hà Nội rất bổ ích và phù hợp với yêu cầu công tác hiện nay của các cơ quan, đặc biệt là cơ quan hành chính sự nghiệp của Nhà nước nơi em thực tập. Tuy nhiên em nhận thấy mình cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong học tập, đặc biệt phải tìm hiểu nhiều hơn nữa về pháp luật của nhà nước, các văn bản pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng, học tập, rèn luyện bản thân để có thể hoàn thiện mình hơn nữa để khi ra trường làm việc tại các cơ quan có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, làm tốt chức trách của một công chức hành chính, là công bậc của dân.