KHUYẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP VỚI VĂN PHÒNG

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập: Cải cách hành chính ở bỉm sơn thanh hóa (Trang 29 - 34)

Đẩy mạnh hơn nữa công cuộc cải cách thủ tục hành chính.

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp Đảng ủy và lãnh đạo

Hoạt động của Nhà nước luôn gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng, trong hoạt động quản lý nhà nước cũng vậy. Lãnh đạo, chỉ đạo là hoạt động không thể thiếu trong bất kỳ cơ quan, tổ chức, đơn vị hành chính và sự vụ hành chính nào.

Công cuộc cải cách thủ tục hành chính sẽ chỉ đạt kết quả như mong đợi nếu sự chỉ đạo của Đảng và chính quyền thống nhất và kiên quyết. Trong công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại UBND thị xã Bỉm Sơn nói riêng và công cuộc cải cách hành chính Nhà nước nói chung, cần phải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp Đảng ủy và chính quyền địa phương trên các phương diện sau đây:

Trước hết, cấp Đảng ủy thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai thực hiện cơ chế "một cửa", Lãnh đạo Đảng và HĐND-UBND, cùng lãnh đạo các ban chuyên môn cần duy trì công tác kiểm tra, thanh tra và báo cáo thường xuyên, định kỳ theo sự việc, theo tháng, quý, năm và kiểm tra đột xuất các công việc giải quyết hồ sơ hành chính của CBCC nhằm chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc của họ, để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, đưa ra thảo luận trước tập thể và quyết định theo đa số. Việc thanh tra, kiểm tra thường xuyên của các cấp lãnh đạo sẽ tránh được tình trạng hoạt động, làm việc theo hình thức, cầm chừng, đối phó của các phòng, ban cũng như của đội ngũ CBCC trong cơ quan khi thực hiện công vụ. Có cơ chế kiểm tra cán bộ công chức tiếp nhận và giải quyết công việc của công dân, xử lý nghiêm những người có hành vi sách nhiễu, hách dịch, vô trách nhiệm. Đồng thời khen thưởng những người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tổng kết, rút kinh nghiệm, tránh những sai sót.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Đảng ủy, HĐND-UBND, cần lắng nghe ý kiến đóng góp của người dân và của CBCC về công tác cải cách thủ tục hành chính

tổng kết, tiếp xúc với người dân để đi sâu, bám sát thực tiễn, đảm bảo hiệu quả của công tác quản lý..

Tiếp đó, cần đẩy mạnh, tăng cường trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện, quán xuyến công việc của cơ quan một cách toàn diện. Phân cấp trong quản lý nhưng vẫn đảm bảo phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ và có hiệu quả. Lãnh đạo UBND thị xã cần nắm bắt nhanh những thông tin cải cách hành chính đang được triển khai trên toàn quốc, tham gia học tập kinh nghiệm cải cách hành chính của các địa phương đã thực hiện tốt trong thời gian vừa qua.

Đồng thời, cần thực hiện nghiêm chỉnh chế độ tuyển chọn người vào làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cũng như nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức của CBCC.

Thực tiễn đã chứng minh, nơi nào có lãnh đạo quan tâm, quyết tâm và nghiêm túc thực hiện, xác định cải cách thủ tục hành chính trong quan hệ giải quyết công việc với dân là một yêu cầu bức thiết thì nơi đó chỉ đạo và thực hiện tốt. Vì vậy, cần tăng cường và đảm bảo sự chỉ đạo liên tục, ổn định, chặt chẽ và thông suốt từ trung ương tới địa phương.

Hoàn thiện thể chế pháp lý gắn liền với đơn giản hóa các thủ tục hành chính, xóa bỏ những thủ tục rườm rà Thể chế pháp lý có vai trò rất quan trọng trong công cuộc cải cách hành chính, nó là cầu nối giữa cơ quan Nhà nước với nhau và giũa các cơ quan Nhà nước với tổ chức công dân. Tuy nhiên, hiện nay thể chế pháp lý từ cơ quan trung ương tới các cơ quan nhà nước ở địa phương đều còn tồn tại nhiều bất cập, chưa đồng bộ, thống nhất. Vì vậy, việc hoàn thiện thể chế pháp lý hoàn chỉnh đồng bộ là một yêu cầu cấp bách hiện nay.

Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức

Nhân lực là yếu tố then chốt quyết định sự thành công hay thất bại của một mô hình trong thực tiễn. Đây là phương tiện không thể thiếu trong công cuộc cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng.

Điều này đã được khẳng định tại các kỳ Đại hội cũng như trong Chương trình cải cách tổng thể hành chính Nhà và trong nhiều văn bản pháp lý khác. Vì vậy,

trọng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình “một cửa” tại UBND thị xã trong thời gian tới.

Chất lượng CBCC được biểu hiện qua trình độ chuyên môn, năng lực làm việc, khả năng giao tiếp giải quyết công việc (kỹ năng) và phẩm chất chính trị đạo đức. Để nâng cao chất lượng CBCC thì cần phải tiến hành các biện pháp sau:

Trước hết, để có được đội ngũ CBCC có năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì UBND thị xã cần làm tốt công tác tuyển chọn CBCC vào làm việc trong cơ quan Nhà nước, đảm bảo công bằng, khách quan, ưu tiên cho những người có trình độ chuyên môn cao có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt và chuyên môn nghề nghiệp giỏi, có bằng cấp loại ưu đáp ứng được vị trí công việc đang cần tuyển. Hạn chế những hiện tượng tiêu cực như chạy trọt để vào làm công chức nhà nước hay ưu tiên “con ông, cháu cha” trong tuyển chọn người vào làm việc trong cơ quan nhà nước dẫn đến việc đưa người không có chuyên môn vào cơ quan làm việc.

Tiếp đó, cần phải coi trọng việc sử dụng, bố trí CBCC làm việc đúng vị trí là việc phù hợp với trình độ, năng lực của họ. Nếu làm tốt được công tác này thì sẽ tạo động lực làm việc cho CBCC, giúp họ có điều kiện để phát huy những tri thức, kiến thức vào thực hiện công việc, góp phần nâng cao hiệu suất và hiệu quả công viêc thông qua việc thi tuyển vị trí làm việc, cạnh tranh công bằng, công khai. Liên hệ thực tiễn với việc bố trí CBCC tại UBND thị xã Bỉm sơn trong thời gian qua, phường cần bố trí CBCC có trình độ chuyên môn làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đảm bảo có thể giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện, thuyên chuyển một số CBCC không đủ trình độ, năng lực làm việc.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức về chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng chuyên nghiệp hoá cũng cần phải được chú trọng. Trong quá trình sử dụng CBCC thì cần thường xuyên cho họ tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn và các khóa tập huấn các kỹ năng hành chính, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp. Bên cạnh việc nâng cao năng lực chuyên môn, cần chú ý nâng cao phẩm chất đạo đức đối với đội ngũ cán bộ công chức trực tiếp thực hiện các

Cần có quy định rõ về chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức được giao thực hiện cơ chế "một cửa". Gắn việc trao nhiều quyền đi đôi với trách nhiệm trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc của CBCC. Thực hiện việc đánh giá, xếp loại CBCC hàng tháng, hàng quý và hàng năm. Khen thưởng kịp thời những cá nhân CBCC hoặc bộ phận thực hiện tốt nhiệm vụ được giao bằng cả hình thức vật chất và tinh thần, đồng thời xử lý nghiêm khắc những CBCC không hoàn thành nhiệm vụ hoặc có những sai phạm về đạo đức công vụ trong khi giải quyết công việc.

Như vậy, để nâng cao chất lượng của cán bộ, công chức thì cần thực hiện tổng hợp các biện pháp trên và thực hiện động viên khen thưởng kịp thời những cá nhân, tổ chức làm tốt nhiệm vụ được giao vả bằng vật chất và tinh thần nghiêm công chức vi phạm.

Để cải cách thủ tục hành chính thực sự trở thành khâu đột phá, thúc đẩy tiến trình cải cách hành chính nói chung, cần tổ chức nghiên cứu một cách cơ bản và toàn diện hơn để hình thành cho được hệ thống những nguyên tắc, giải pháp cơ bản đồng bộ về cải cách thủ tục hành chính.

Phải tiến hành cải cách đồng bộ trong tổng thể hệ thống chính trị, xây dựng Đảng, cải cách bộ máy nhà nước;

Phải có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất và kiên quyết, giám sát chặt chẽ;

Phải có sự thống nhất từ trên xuống dưới. Trong từng khâu cần có sự thử nghiệm trước khi triển khai đồng loạt để tránh làm đi làm lại nhiều lần. Phải tìm khâu đột phá cho từng giai đoạn, tạo được động lực cho quá trình cải cách;

Tiếp tục nghiên cứu, tổng kết hoàn thiện mô hình "một cửa" trong giải quyết công việc của dân và doanh nghiệp, và mở rộng áp dụng mô hình này vào các quan hệ tiếp nhận và xử lý công việc giữa các cơ quan hành chính với nhau.

Thiết lập cơ chế giám sát thường xuyên, có hiệu quả đảng viên cán bộ, công chức trong tiếp nhận, xử lý công việc của dân và doanh nghiệp. Coi trọng cơ chế giám sát trong nội bộ cơ quan, đơn vị, kiên quyết không để tình trạng

thiét lập cơ chế giám sát từ bên ngoài, từ trên xuống. Một mặt tăng cường thực hiện công khai đầy đủ, cụ thể về thủ tục hành chính, thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan, cán bộ, công chức để nhân dân giám sát. Cần nhanh chóng thiết lập đồng bộ khuôn khổ thể chế và thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra công vụ trong hoạt động của bộ máy hành chính để phòng ngừa và kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý những vi phạm

Đảm bảo chất lượng đường truyền mạng internet luôn được thông suốt.

Mạng internet là công cụ của nhà quản lý hiện đại, chính vì vậy mà đảm bảo đường truyền luôn thông suốt chính là chìa khóa của sự vận hành tiên tiến.

Thực hiện tốt công tác kiểm tra và xử lý văn bản vi phạm pháp luật.

Các văn bản hành chính thông thường là công cụ truyền đạt các thông tin quản lý tại Văn phòng nói riêng và của UBND thị xã nói chung nên đảm bảo tính chuẩn xác của các văn bản giúp cho thông tin đưa ra được trọn vẹn, chính xác và hiệu quả. Việc kiểm tra các văn bản vi phạm là rất quan trọng, tạo ra tính thống nhất trong hoạt động quản lý.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức làm công quản lý văn bản.

Cử cán bộ quản lý văn bản đi học tập bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ, cần có các chế độ khuyến khích ưu đãi đối với đội ngũ công chức này, hỗ trợ kịp thời về thiết bị kỹ thuật phục vụ quá trình làm việc của cán bộ công chức.

Cần phải cập nhật liên tục các thông tin, quy định pháp lý về công tác quản lý văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, tuân thủ quy định của pháp luật.

Để có thể thực hiện được các biện pháp này đòi hỏi cơ quan phải tăng cường hơn nữa hỗ trợ kinh phí cho công tác hoạt động của Văn phòng, đồng thời đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục vụ cho việc quản lý của Văn phòng để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và yêu cầu của thực tiễn.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập: Cải cách hành chính ở bỉm sơn thanh hóa (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w