2.1 Tổng quan về cán bộ, công chức và sự cần thiết phải đổi mới nhằm nâng
2.1.2 Sự cần thiết phải đổi mới
-Quán triệt chủ chương chính sách của đảng và pháp luật của Nhà nước.
Từ nhiệm vụ chính trị mục tiêu phát triển linh tế xã hội của địa phương và thực trạngđội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh vẵn còn tồn tại nhiều hạn chế; Tỉnh ủy HĐND, UBND tỉnh Hà Giang vẫn luôn xác định mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức là một yếu tố cơ bản và cần thiết để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức nói riêng và hiệu lực, hiệu quả của công tác cải cách hành chính nói chung trên địa bàn tỉnh Hà giang qua hai vẫn đề sau:
2.1.2.1 Cơ sở lý luận
Trong những năm qua để cụ thể hóa và thực hiện những muc tiêu, nhiệm vụ của văn bản cấp trên đề ra về công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành những văn bản nhằm chỉ đạo các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh thực hiện theo đúng hướng dẫn của cấp trên về công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh nói chung và trong mỗi cơ quan, đơn vị nói riêng. Chính sách về thu hút nhân sự của tỉnh làm việc trong các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước ở vùng cao đã được tỉnh đặc biệt quan tâm. Tỉnh ủy đã ra Nghị quyết 23/NQ-TU ngày 12 tháng 03 năm 2008 về chế độ đãi ngộ đối với những người tình nguyện công tác tại vùng cao, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn; Nghị quyết về việc khuyến khích tài chính và nhận vào làm việc tại các cơ quan nhà nước đối với các sinh viên tốt của tỉnh tốt nghiệp các trường đại học trên cả nước đạt kết quả học tập loại xuất sắc, loại giỏi, loại khá…Ngoài các Nghị quyết của tỉnh ủy, HĐND tỉnh thì UBND tỉnh cũng đã ban
hành những văn bản nhằm triển khai các văn bản của Tỉnh ủy, HĐND về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, trên địa bàn tỉnh cả về số lượng và chất lượng nhất là xây dựng các chương trình về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, đặc biệt là cán bộ, công chức cấp cơ sở Quyết định số: 1674/QĐ- UBND ngày 02 tháng 02 năm 2007 về chương trình xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức theo tiêu chuân của Quyết định số:40/2006/QĐ-Ttg ngày 15 tháng 02 năm 2006 về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức; chỉ thị 02/CT-UBND ngày 02 tháng 05 năm 2009 về một số giải pháp nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, phường trên địa bàn tỉnh. Để đẩy mạnh công tác cải cách hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là cồn tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước đáp ứng thòi kỳ CNH-HĐH đất nước.
2.1.2.2 Cơ sở thực tiến
Sơ lược về tỉnh Hà Giang Diện tích 7.884,37km2
Dân số Trên 680.000 người
Vùng Đông Bắc Việt Nam
Thành Phố Hà Giang
Huyện(10) Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Mê, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình.
Dân tộc(22) H’Mông, Tày, Dao, Nùng, Pà Thẻn, La chí, Lô Lô, Hoa, Giáy, Mường, Cao Lan, Kinh…
Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy Hà Giang là một tỉnh miền núi có diện tích tương đối rộng, dân số chủ yếu là dân tộc thiểu số trình độ dân trí tương đối thấp, địa hình chủ yếu là đồi núi cao, và địa hình bị chia cắt mạnh gây khó khăn cho việc giao lưu giữa các vùng trong tỉnh và với các tỉnh ban, do đó điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn.
Về điều kiện tự nhiện, Hà Giang là một tỉnh miền núi phía bắc có vị trí địa lý, phía bắc giáp với nước bạn Trung Quốc, Phía tây giáp với tỉnh Lào Cai, phía nam giáp với tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái, phía đông giáp vói tỉnh Cao Bằng.
Địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, đặc biệt là các xã vùng biên. Tại
những đia điểm này đòi hỏi phải có những cán bộ có năng lực thật sự, bản lĩnh chính trị vững vàng và quan trong hơn là phải thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số nơi biên giới.
Về điều kiện kinh tế xã hội. Ngoài những thành quả mà Tỉnh Hà Giang đã đạt được trong những năm qua thì nhìn chung điều kiện kinh tế- xã hội của tỉnh còn gặp rất nhiều khó khăn. TRình độ dân trí mặc dù đã phổ cập trung học cơ sỏ theo tiêu chuẩn Quốc gia nhưng tình trạng tái mù chữ vẫn còn rất phổ biến, nhận thức của người dân chưa cao nên việc tiếp thu các chủ chương, đường lỗi của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nhat là việc áp dụng các thanh tựu khoa học, kỹ thuật trong sản xuất là rất hạn chế. Do vậy cần xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở có năng lực, trình độ, và phầm chất thì mới đảm bảo cho viêc chấp hành và điều hành để phát triển kinh tế - xã hội ở đia phương.
Về thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức. Tính đến hết tháng 12 năm 2012 toàn tỉnh Hà Giang có: cán bộ công chức cấp tỉnh, cấp huyện là 3.297 người; cán bộ công chức cấp xã, phường, thị trấn là 4.547 người. với số lượng như vậy nhưng nhìn chung chất lượng là rất thấp, trình độ lý luận chính trị cao cấp của cả tỉnh chỉ có 382 người; trình độ quản lý ngạch chuyên viên cao cấp coa 69 người , không có chuyên gia đầu ngành trong chuyên môn do vây công tác đào tạo bồi dưỡng để nâng cao chất lương cán bộ, công chức là một việc rất cần thiết và là nhiệm vui hàng đầu trong những giai đoạn cải cách hành chính tiếp theo.
2.2.1.1. Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính
Trong những năm qua tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước của tỉnh Hà Giang co nhiều biến động, đã thực hiên hai lần sắp xếp, kiện toàn theo chỉ đạo của chính phủ năm 2004 và 2008( theo nghị định số: 19/2008/NĐ-CP;
14/2008NĐ- CP ngày 04 thangs năm 2008) kết quả từng lần sắp xếp như sau:
-Các cơ quan thuộc UBND tỉnh.
Năm 2001, tỉnh Hà Giang có 28 Sở, ban, ngành và tương đương, qua qua trình kiên toan đến năm 2006, UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập ban thi đua - khen thưởng tỉnh thì tỉnh Hà Giang có 23 Sở, ban, ngành tương đương.
Ngày 04/02/2008 Chính phủ ban hành Nghị định số 13/ 2008/NĐ- CP quy
định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. UBND chỉ đạo các Sở, ban, ngành rà soát, sắp xếp, kiện toàn các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh theo đúng Nghị quyết của chính phủ, kết quả sau khi sắp xếp, kiên toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh đến thời điểm 30/06/2008 giảm xuống còn 19 Sở, ban ,ngành và tương đương. Trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị định 13/2008/NĐ-CP của chính phủ và công văn số 426/BNV-TCBM ngày 18 tháng 06 năm 2008 của Bộ Nội vụ, và UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các Sỏ, ban , ngành tiếp tục rà soát chức năng, nhiêm vụ và tổ chưc bộ máy tại đơn vị. Việc sắp xếp các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thực hiện theo đúng nguyên tắc: Bảo đảm thực hiên đầy đủ chức năng, nhiêm vụ quản lý nhà nước đa ngành đa lĩnh vực; tinh gọn, hợp lý, hiệu lực, hiệu quả; phù hợp vói điều kiện tự nhiên của tỉnh và yeu càu cải cách hành chính. Theo yêu cầu nhiệm vụ của tỉnh và chính phủ và tính đến thời điểm ngày 30 tháng 12 năm 2012 Hà Giang có 22 Sở, ban, ngành và tương đương.
-Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, thị xã
Năm 2001 các huyện có 14 phòng, ban riêng thị xa co 13 sau khi bố chí sắp xêp kiện toàn tính đến thời điểm 31/01/2008, 10 huyện trong tỉnh thực hiện 13 phòng, ban chuyên môn thị xã Hà Giang có 12 cơ quan chuyên môn. Sau khi chính phủ ban hành Nghị định số 14/2004/NĐ-CP ngày 04/02/2008 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, thị xã ngày 16/04/2008 UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành Quyết định số 1112/QĐ-UBND quy định các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện, thị xã. Theo đó cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyên , thị xã gồm 12 phòng ban chuyên môn( riêng thị xã Hà Giang có 11 phòng ban chuyên môn).
2.2.1.2 Về hiện đại hóa nền hành chính
Trong tiến trình cải cách ở địa phương tỉnh Hà Giang luôn luôn xác định, kỷ luật, kỷ cương, chấn chỉnh giờ giấc làm việc hành chính, xây dựng nề nếp tác phong sinh hoạt lối ứng sử văn hóa, đổi mới lề lối và phương thức làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ là trong
những nhiệm vụ cấp bách góp phần năng cao hiệu lực quản lý và hoạt động của các nghành các cấp để từng bước nâng cao hiệu quả quản lý hành chính nhà nước.
Trụ sở làm việc của các nghành, các cấp tỉnh đến cấp cơ sở được bố chí hợp lý, tiết kiệm hiệu quả.Toàn bộ các trụ sở, phòng làm việc của các cơ quan đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, đối với cấp cơ sở cơ bản xây dựng trụ sở, nhà làm việc kiên cố, việc sử dụng nhà làm việc của các ngành, các cấp, cơ bản đã được tận dụng hết diện tích hiện có, điều kiện làm vieecjcuar cán bộ, công chức được cải thiện trang thiết bị máy móc, điều kiện làm việc được tăng cường và ngày càng tốt hơn tạo điều kiện cho cán bộ công chức làm việc hiệu quả, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Việc đáp ứng công nghệ thông tin trong công tác hành chính và áp dụng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn TCVT IO-9001:2000 và hoạt động hành chính Nhà nước theo Quyết định số: 144/2006/QĐ-Ttg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 26 tháng 6 năm 2009, đến nay có 39 cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện. Tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm chế độ hội họp trong hoạt động hành chính Nhà nước ban hành theo quyết định số 114/ 2006/QĐ-Ttg ngày 25 tháng 05 năm 2006 của thủ tướng Chính phủ, nhằm nâng cao chất lượng của hội nghị, hội thảo, cuộc họp và tiết kiệm thời gian.
Sau năm năm xây dựng nền hành chính hiện đại, cơ quan quản lý hành chính ở cấp tỉnh của Hà Giang đã từng bước hiện đại hóa và tổ chức phương thức hoạt đọng cải tiến cách làm việc và tổ chức thủ công, thiếu khoa học, năng xuất hiệu quả thấp ngoài những kết quả đã đạt được thì bên cạnh đó còn những hạn chế, cụ thể như sau:
Sự chuyển biến cơ bản trong phương thức, lề lối làm việc của các cơ quan còn chậm so với yêu cầu thực tế, phương thức hoạt động của các cơ quan hành chính hiện nay chưa theo kịp yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chế độ họp chậm đổi mới, thiếu quy định cụ thể để nâng cao chất lượng chưa rõ trach nhiệm của cán bộ, công chức trong tham mưu đề xuất với lãnh đạo
các cấp.