Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tự học trong dạy học phần công dân với đạo đức môn giáo dục công dân lớp 10 ở trường THPT tam dương, tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 50 - 56)

Chương 3. THựC NGHIỆM s ử DỤNG PHƯƠNG PHÁP T ự HỌC TRONG DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DẦN VỚI ĐẠO ĐỨC” MÔN GDCD LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT TAM DƯƠNG, VĨNH PHÚC

3.3. Kết quả thực nghiệm

3.3.1. Kết quả điều tra chất lượng đầu vào của lớp thực nghiệmlớp đối chứng trước khi tiến hành thực nghiệm

Đe đánh giá khách quan kết quả vận dụng phương pháp tự học trong dạy học phàn “Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10, tác giả tiến hành khảo

sát kết quả học tập trước khi tiến hành thực nghiệm đối với lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 3.2

Bảng 3.2: Kết quả học tập môn GDCD của HS trước khi thực nghiệm

Giỏi Khá Trung bình Yếu-Kém

Tên

SỐ Tỉ

SỐ Tỉ

SỐ Tỉ

SỐ Tỉ Lớp lớp số

lượng lệ (%)

lưọng lệ (%)

lượng lệ (%)

lượng lệ (%)

Thực 10A9 35 7 20 20 57,1 8 22,9 0 0

nghiệm

Đổi 10A8 34 7 20,6 21 61,8 6 17,6 0 0

chứng

Bảng 3.2 cho thấy kết quả học tập môn GDCD giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trước khi tác giả tiến hành thực nghiệm là không khác biệt nhau nhiều. Như vậy, có thể thấy trình độ nhận thức của HS hai lớp này là tương đương nhau đảm bảo tính khách quan.

3.3.2. Kết quả học tập của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau khi tiến hành thực nghiệm

Trong quá trình tác giả tiến hành thực nghiệm, tác giả tiến hành quan sát diễn biến hai lớp và sau mỗi tiết giảng tiến hành cho HS viết bài thu hoạch về những kiến thức đã được học trong bài để củng cố kiến thức, kiểm tra trình độ nhận thức của HS và thu được kết quả:

a. Lớp có áp dụng phương pháp tự học

Bảng 3.3:Kết quả chất lượng bài thu hoạch ở lớp thực nghiệm Khối lượng kiến thức

HS nắm được sau khi kết thúc bài

Số lưọng (HS) Tỉ lệ(%)

>90% 26 74,3

70% - 90% 5 14,3

50% - 70% 4 11,4

<50% 0 0

b. Lớp không áp dụng phương pháp tự học

Nhìn chung HS không có thay đổi thái độ học tập. Điều này thể hiện rõ qua bảng 3.4:

Bảng 3.4: Kết quả chất lưọng bài thu hoạch ở lớp đối chứng Khối lượng kiến thức

HS nắm đươc sau khỉ kết thúc bài

Số lượng (HS) Tỉ lệ(%)

>90% 5 14,7

70% - 90% 14 41,2

50% - 70% 10 29,4

<50% 5 14,7

3.3.3. Phân tích kết quả thực nghiệm

Đối với HS lớp thực nghiệm, tác giả nhận thấy HS có sự thay đổi tích cực đối với công việc học tập. Các em tích cực tham gia xây dựng bài học, sôi nổi hơn trước, tốc độ nắm bắt được kiến thức nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Hơn nữa các em còn có thể hiểu được nhiều kiến thức mở rộng liên quan đến bài học, có nhiều sáng tạo, nhiều thông tin mới được ừao đổi vói các HS khác. Phàn lớn HS thoát khỏi tình trạng học thụ động, hứng thú hơn khi học bài bởi đã được chuẩn bị nội dung kiến thức trước từ ở nhà.

Thông qua hai bảng số liệu: bảng 3.3 và bảng 3.4, tác giả nhận thấy kết quả học tập hay khối lượng kiến thức học sinh nắm được ở lớp thực nghiệm cao hơn so với của lớp đối chứng. Tỉ lệ HS nắm bắt được nhiều khối lượng kiến thức cao hơn , đặc biệt ở lớp thực nghiệm 100% HS nắm được khối lượng kiến thức trên 50% nội dung của bài học. Với kết quả trên đã cho thấy được sử dụng phương pháp tự học trong dạy học bài 11: “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học” đã phát huy được tính tích cực trong việc học tập của HS, các em chủ động hơn trong việc học; hơn nữa các em còn có cơ hội trao đổi, thảo luận với nhau, chủ động trong việc lĩnh hội tri thức để áp dụng kiến thức vào thực tế sao cho đúng chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Sử dụng phương pháp tự học trong dạy học nói chung và sử dụng phương pháp tự học trong học phàn “Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10 nói riêng đã giúp hình thành và phát triển ở HS một số năng lực rất càn thiết: năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề.

3.4. Kết luân thưc nghiêm

3.4.1. Giá trị của việc sử dụng phương pháp tự học

Quá trình thực nghiệm sư phạm là càn thiết và tất yếu để khẳng định tính khoa học của đề tài. Đề tài đã chứng minh sử dụng phương pháp tự học trong dạy học đã làm cho hoạt động dạy học trở nên tích cực, hiệu quả cao hơn so với giảng dạy chỉ bằng các phương pháp dạy học truyền thống. Mặc dù áp dụng các phương pháp dạy học truyền thống trong dạy học môn GDCD có nhiều ưu thế, nhưng để đạt được hiệu quả cao hơn nữa trong hoạt động dạy học vẫn càn thiết phải sử dụng đến phương pháp tự học. Quá trình thực nghiệm sư phạm đã sử dụng phương pháp tự học phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10 với thời lượng 1 tiết ở lớp thực nghiệm: 10A9 của trường THPT Tam Dương, Vĩnh Phúc. Để so sánh, đối chứng hiệu quả của việc sử dụng phương pháp tự học phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD

lớp 10, tác giả đã sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống tại lớp 10A8 có chất lượng đầu vào tương đương nhau.

Kết quả kiểm tra nhận thức của HS đã thể hiện: Ở lớp thực nghiệm học tập tích cực đạt kết quả cao hơn so với HS ở lớp đối chứng. Kết quả thực nghiệm đó khẳng định phương pháp dạy học ở lớp thực nghiệm là tốt, phù hợp; HS lớp thực nghiệm có thái độ tích cực trong học tập, sôi nổi và chủ động trong việc học tập hơn so với lớp đối chứng.

Kết quả thực nghiệm đó còn khẳng định tính đúng đắn khoa học, tính chân thực của giả thuyết thực nghiệm và đề tài. Việc sử dụng phương pháp tự học phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10 sẽ làm cho hoạt động dạy và học ở trường THPT Tam Dương, Vĩnh Phúc nói riêng và sử dụng phương pháp tự học trong dạy học ở các trường THPT nói chung trở nên tích cực, nhờ đó mà chất lượng dạy học cũng được nâng cao. Đây được coi là giải pháp đem lại giá trị dạy học cao trong môi trường sư phạm.

3.4.2. Một số đề xuất thực hiện tốt việc sử dụng phương pháp tự học trong dạy học

* Đối vói các cấp quản lý:

Sở GD&ĐT, Ban Giám hiệu của các trường THPT phải nhận biết rõ hơn chức năng, tầm quan trọng của môn GDCD. Bên cạnh đó, phải đầu tư cho nguồn nhân lực (đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành) để GV dạy môn GDCD phải là GV đúng chuyên ngành giảng dạy bộ môn này. Từ đó, đảm bảo và nâng cao được kiến thức đến HS. Các cấp quản lý cũng nên quan tâm hơn đến chất lượng giảng dạy, điều kiện cho GV được bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn GDCD.

Nhà trường cần quan tâm, chỉ đạo, thúc đẩy phòng trào tự tìm hiểu, tự nghiên cứu, tự học phổ biến ừong toàn trường. Có nhiều chương trình khuyến khích GV tham gia đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả cũng như tham

gia nghiên cứu khoa học, trong đó coi trọng và khuyến khích phương pháp tự học trong dạy học. Tạo điều kiện tốt cho hoạt động dạy học như: đầu tư ừang thiết bị dạy học, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sư phạm cho đội ngũ GV...

*Đối với GV:

GV càn phải đầu tư thời gian cho việc thiết kế bài giảng có chất lượng, tạo hứng thú học tập và sáng tạo của HS. Đặt mục tiêu, nhiệm vụ của quá trình dạy học là việc nâng cao chất lượng tự học, tự tìm hiểu, tự nghiên cứu lên hàng đầu. Sử dụng phương pháp tự học để thay đổi thái độ học tập của HS đối với môn GDCD, giúp HS chủ động trong việc lĩnh hội tri thức, tạo hứng thú ttong học tập để kích thích tư duy sáng tạo của HS.

* Đối với HS:

HS cần phải có thái độ nghiêm túc khi học; tự giác, xác định rõ ràng mục tiêu học tập, xây dựng phương pháp học tập riêng cho bản thân để tạo động lực cho hoạt động học tập. Khi xác định được mục tiêu và phương pháp học tập HS sẽ dễ dàng nắm bắt tri thức và vận dụng tốt vào thực tế.

Bên cạnh việc xác định mục tiêu và phương pháp học tập, HS cần phải có ý thức tự học, tự tìm hiểu thông qua sách báo, Internet... và cả trong thực tế. Sử dụng phương pháp tự học không đạt hiệu quả cao khi chỉ có sự tham gia của GV mà HS phải tự học trong thực tế, chứ không chỉ học trong SGK và qua bài giảng của GV.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp tự học trong dạy học phần công dân với đạo đức môn giáo dục công dân lớp 10 ở trường THPT tam dương, tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)