CÁC TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC

Một phần của tài liệu Sach lich su triet hoc (Trang 21 - 33)

TRIẾT HỌC TRUNG HOA CỔ ĐẠI

II. CÁC TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC

Tư tưởng về Âm dương và tư tưởng về Ngũ hành là hai luồng tư tưởng xuất hiện rất sớm từ thời nhà Thương. Đó là hai cách giải thích khác nhau về về bản nguyên, về cấu tạo, về tính biến dịch của thế giới - vũ trụ, vạn vật và con người. Sang thời Chiến quốc, Trâu Diễn đã thống nhất hai luồng tư tưởng đó với nhau dưới tên gọi Aâm dương gia.

a) Lý luận Âm dương

Từ thực tế cuộc sống, người Trung Quốc cổ đại cho rằng, bản thân vũ trụ, cũng như vạn vật trong nó, được tạo thành nhờ vào sự tác động lẫn nhau của hai cái (lực lượng) đối lập nhau là âmdương.

Và mọi tai họa trong vũ trụ sở dĩ xảy ra cũng là do sự không điều hòa được hai lực lượng ấy. Nội dung cơ bản của lý luận Âm dương chủ yếu thể hiện trong nguyên lý Âm dương.

Âm là một phạm trù đối lập với dương, phản ánh những yếu tố (sự vật, hiện tượng, tính chất, quan hệ…) và khuynh hướng như: giống cái, đất, mẹ, vợ, nhu, thuận, tối, ẩm, phía dưới, bên phải, số chẵn..., tĩnh, tiêu cực

Dương là phạm trù đối lập với âm, phản ánh những yếu tố (sự vật, hiện tượng, tính chất, quan hệ…) và khuynh hướng như: giống đực, trời, cha, chồng, cương, cường, sáng, khô, phía trên, bên trái, số lẻ..., động, tích cực…

Âmdương không chỉ phản ánh hai loại yếu tố (lực lượng) mà còn phản ánh hai loại khuynh hướng đối lập, không tách rời nhau, ôm lấy nhau, xoắn vào nhau; vì vậy, trong âm có dương, và trong dương có âm. Đó cũng là sự thống nhất giữa cái động và cái tĩnh; trong động có tĩnh, và trong tĩnh có động…; nghĩa là, trong âm và trong dương đều có tĩnh và có động; và chúng chỉ khác ở chỗ, bản tính của dương là hiếu động, còn bản tính của âm là hiếu tĩnh…

Do thống nhất, giao cảm với nhau mà âm và dương có động; mà động thì sinh ra biến; biến tới cùng thì hóa để được thông; có thông thì mới tồn vĩnh cữu được. Như vậy, sự thống nhất và tác động của hai lực lượng, khuynh hướng đối lập âm và dương tạo ra sự sinh thành biến hóa của vạn vật;

nhưng, vạn vật khi biến tới cùng thì quay trở lại cái ban đầu.

Tóm lại, nội dung nguyên lý Aâm dương được khái quát và tóm tắt như sau:

Một là, âm và dương thống nhất, giao hòa lẫn nhau; trong âm có dương và trong dương có âm.

Hai là, âm và dương tác động, chuyển hóa lẫn nhau; dương cực thì âm sinh, dương tiến thì âm lùi, dương thịnh thì âm suy; và ngược lại.

Nội dung nguyên lý Aâm dương có thể diễn đạt bằng biểu tượng Thái cực, -vòng tròn khép kín, trong đó được chia thành nửa đen, nửa trắng; trong nửa đen có chấm trắng, và trong nửa trắng có có chấm đen. Trong biểu tượng Thái cực có phần trắng là dương, phần đen là âm, chúng nói lên âm và dương thống nhất: trong âm có dương và trong dương có âm; trong thái dương có thiếu âm, và trong thái âm có thiếu dương. Thiếu dương trong thái âm phát triển đến cùng thì có sự chuyển hóa thành thiếu âm trong thái dương, và ngược lại... Cứ như vậy, vạn vật thay đổi, biến hóa không ngừng.

Thái cực là cội nguồn của mọi sự biến hóa trong vũ trụ, nó thống nhất trong mình hai lực lượng đối lập âmdương (Lưỡng nghi). Lưỡng nghi giao cảm, biến hóa lẫn nhau tạo thành Tứ tượng (thái dương thiếu dương, thái âm, thiếu âm)… Khi chưa có chữ viết, âm được ký hiệu bằng vạch đứt (− −), và dương được ký hiệu bằng vạch liền (). Khi lấy dương chồng lên dương, lấy âm chồng lên dương, lấy âm chồng lên âm, lấy dương chồng lên âm ta lần lượt được thái dương, thiếu dương, thái âm, thiếu âm (các biểu tượng của Tứ tượng). Khi lấy dương, rồi sau đó lấy âm chồng lần lượt lên Tứ tượng ta được 8 biểu tượng của Bát quái: càn, ly, cấn, tốn, đoài, chấn, khôn, khảm. Mỗi quẻ (quái) có ba hào

(1 vạch đứt hay liền) xuất hiện dần từ dưới lên là hào 1, hào 2, hào 3. Bát quái được xếp lại thành từng cặp đối lập là: càn – khôn, chấn – tốn, cấn – đoài, khảm – ly.

Trong vũ trụ, Tứ tượng tượng trưng cho Mặt Trời, Mặt Trăng, hành tinh, định tinh. Còn Bát quái tượng trưng cho 8 yếu tố vật chất tạo thành vũ trụ đối lập nhau lần lượt là: trời - đất, sấm - gió, núi - hồ, nước - lửa. Ngoài ra, Bát quái còn tượng trưng cho quan hệ gia đình: cha – mẹ, con trai cả – con trai giữa, con gái giữa – con gái út, con trai út – con gái cả; cho tính khí cá nhân: tính kiên nghị – tính ghen tuông, tính phản trắc - tính lừng khừng, tính tháo vát - tính hay chê, tính hay lo - tính hoạt bát;

cũng như các hiện tượng, thuộc tính, quan hệ khác v.v..

Bát quái chỉ là 8 quẻ đơn (quẻ có 3 vạch). Khi 8 quẻ đơn này chồng lên nhau ta được 64 quẻ kép (quẻ có 6 vạch) hay còn được gọi là Trùng quái. Nếu sự phối hợp giữa quẻ đơn trên và quẻ đơn dưới thành quẻ kép sao cho chúng tạo ra sự giao cảm lẫn nhau thì quẻ kép đó là quẻ tốt (cát), còn nếu không tạo ra sự giao cảm thì quẻ kép đó là quẻ xấu (hung). Ví dụ, quẻ Thái được tạo thành bởi quẻ khôn ở trên và quẻ càn ở dưới, tức đất ở trên trời. Quẻ này nói rằng, khi khí dương phải thăng lên và khí âm phải hạ xuống thì chúng sẽ giao cảm với nhau làm thay đổi vị trí, dẫn đến sự biến hóa (phát triển); vậy, quẻ Thái là quẻ tốt. Ngược lại, quẻ Bỉ được tạo thành bởi quẻ càn ở trên và quẻ khôn ở dưới, tức trời ở trên đất. Quẻ này nói rằng, khi khí dương phải thăng lên và khí âm phải hạ xuống thì chúng sẽ không giao cảm được với nhau, không dẫn đến sự biến hóa (phát triển); vậy, quẻ Bỉ là quẻ xaáu.

Nguyên lý Âm dương giải thích quá trình biến dịch từ cái duy nhất thành đa dạng của vạn vật trong vũ trụ theo lôgích đơn giản sau đây:

Thái cựcLưỡng nghiTứ tượngBát quáiTrùng quái Vạn vật.

Như vậy, lý luận Aâm dương phản ánh quan niệm duy vật chất phác về tự nhiên, thể hiện tư tưởng biện chứng sơ khai của người Trung Hoa về cội nguồn và quá trình biến hóa xảy ra trong tự nhiên, trong đời sống xã hội và con người.

b) Lý luận Ngũ hành

Từ thực tế cuộc sống, người Trung Quốc cổ đại khái quát cho rằng, bản thân vũ trụ cũng như vạn vật trong nó được tạo thành từ 5 yếu tố luôn vận động (Ngũ hành) là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Nội dung cơ bản của lý luận Ngũ hành thể hiện trong quy luật Ngũ hành tương sinh – tương khắc.

Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ là phạm trù phản ánh những sự vật, hiện tượng hay thuộc tính, quan hệ nhử:

Mộc: gỗ, mùa xuân, phương đông, màu xanh, vị chua…

Hỏa: lửa, mùa hạ, phương nam, màu đỏ, vị đắng…

Thổ: đất, giữa hạ và thu, trung ương, màu vàng, vị ngọt…

Kim: kim khí, mùa thu, phương tây, màu trắng, vị cay…

Thuỷ: nước, mùa đông, phương bắc, màu đen, vị mặn…

Sự sinh hoá cho nhau và chế ước lẫn nhau của Ngũ hành xảy ra theo trình tự:

Một là, tương sinh: thổ sinh kim, kim sinh thuỷ, thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ.

Hai là, tương khắc: thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ.

Có thể diễn đạt sự tương tác sinh - khắc trên bằng biểu tượng đường tròn ngoại tiếp hình ngôi sao năm cánh với các đỉnh lần lượt theo chiều kim đồng hồ là thổ, kim, thuỷ, mộc, hỏa. Theo chiều kim đồng hồ trên đường tròn thể hiện quá trình tương sinh. Còn theo các cạnh hình ngôi sao (cũng tiến theo chiều kim đồng hồ) thể hiện quá trình tương khắc.

Aâm dương gia cho rằng không chỉ các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên mà cả hoạt động của con người và đời sống xã hội đều tuân theo quy luật Ngũ hành tương sinh - tương khắc 9.

9Trong tự nhiên, gỗ bị đốt cháy sinh ra lửa (mộc sinh hỏa); Lửa thiêu cháy mọi vật tạo thành tro - đất (hỏa sinh thổ);

Trong lòng đất sinh ra các quặng thể rắn -kim loại (thổ sinh kim); Vật rắn bằng kim loại bị nóng chảy sang thể lỏng (kim sinh thuỷ); Nước là thành phần không thể thiếu được để cây cối sinh sôi nảy nở (thủy sinh mộc)…. Rễ cây ăn sâu vào đất (mộc khắc thổ); Đất thấm nước, ngăn chặn dòng nước (thổ khắc thủy); Nước làm tắt lửa (thủy khắc hỏa); Lửa

Đến thời Tây Hán, quan niệm về Aâm dương – Ngũ hành đã được Đổng Trọng Thư phát triển theo tinh thần Nho giáo và lợi ích chính trị của giai cấp phong kiến mới giành lấy vai trò thống trị xã hội Trung Quốc. Nhờ vậy mà cả Nho giáo lẫn các quan niệm về Aâm dương - Ngũ hành đã có điều kiện chính trị thuận lợi để ảnh hưởng lâu dài trong nền triết học Trung Quốc.

Tóm lại, bằng lý luận Âm dương lý luận Ngũ hành, Âm dương gia đã đứng trên quan điểm duy vật chất phác để giải thích một cách máy móc sự phát triển của thế giới. Chúng có tác dụng chống lại chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo và mục đích luận trong quan niệm về tự nhiên, xã hội và con người.

Ngoài ra, chúng còn góp phần tạo nên cơ sở lý luận dẫn tới những phát minh về thiên văn, lịch pháp, y học... trong lịch sử Trung Hoa cổ trung đại.

2. Nho gia

Nho gia là một trường phái triết học lớn được hoàn thiện liên tục và có ảnh hưởng sâu rộng, lâu dài đến nền văn hóa tinh thần của Trung Hoa nói riêng, của nhiều quốc gia phương Đông nói chung.

a) Sơ lược sự hình thành và phát triển Nho gia

+ Khổng Tử (551-479 TCN) là người sáng lập ra Nho giáo vào cuối thời Xuân Thu. Khổng Tử tên Khâu, hiệu Trọng Ni, người nước Lỗ (Sơn Đông) là một nhà tư tưởng, nhà giáo dục lớn và đầu tiên của Trung Quốc. Ông có làm một số chức quan ở nước Lỗ trong mấy năm, nhưng phần lớn thời gian trong cuộc đời của mình, ông chu du nhiều nước để trình bày chủ trương chính trị của mình, và sau đó mở trường dạy học. Tương truyền, số học trò của ông có đến 3000 người, trong đó có nhiều người thành đạt mà sử sách gọi là thất thập nhị hiền. Khổng Tử không chỉ dạy học mà còn chỉnh lý các sách (san Thi, dịch Thư, tán Dịch, định Lễ, bút Xuân Thu). Lý luận của ông là một hệ thống triết lý sâu sắc về đạo đức - chính trị – xã hội, được học trò chép lại thành sách Luận ngữ.

Khổng Tử rất quan tâm đến các vấn đề đạo đức – chính trị – xã hội. Ông coi hoạt động đạo đức nền tảng của xã hội, công cụ để gìn giữ trật tự xã hội và hoàn thiện nhân cách cá nhân cho con người. Lý luận về nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng… tạo nên nội dung quan điểm về đạo đức của ông.

Trong hoạt động chính trị – xã hội, ông chủ trương dùng đức trị 10 và thực hành chính danh 11 để xây dựng một xã hội đại đồng12, - xã hội có trật tự trên - dưới, mỗi thành viên từ vua chúa, quan lại đến thứ dân đều dựa trên địa vị của mình mà làm tròn bổn phận được xã hội giao cho; xã hội có vua sáng tôi hiền, cha từ con thảo, trong ấm ngoài êm…

nóng làm chảy kim loại (hỏa khắc kim); Dụng cụ kim loại cưa chặt được gỗ (kim khắc mộc)…

Tháng Giêng, mùa xuân, gió thổi tan hơi lạnh, sinh vật nằm yên trong mùa đông bắt đầu trỗi dậy. Đó là tháng khí trời tỏa xuống, khí đất dâng lên, trời đất hòa hợp với nhau, cây cối đâm chồi nẩy lộc. Vào tháng này, bậc đế vương chỉ nên điều hòa mệnh lệnh làm vui, thi ân cho trăm họ được lấy lộc, cấm chặt cây, cấm dấy binh lật đổ… Nếu vào mùa xuân (mộc là chủ) mà thi hành lệnh mùa hạ (hỏa là chủ), thì sẽ không hợp thời làm cho cây khô, cỏ héo, quốc gia luôn có tai họa cận kề; còn nếu thi hành lệnh mùa thu (kim là chủ) thì dân sẽ có dịch bệnh lớn; thi hành lệnh mùa đông (thủy là chủ), thì nước ngập tràn, sương tuyết rơi nhiều…

Trong thuyết Ngũ đức chuyển dịch, Trâu Diễn trình bày đại ý như sau: Mỗi triều đại trong lịch sử Trung Quốc có một loại đức chi phối. Cái đức ấy thể hiện bằng Ngũ hành và tuân theo quy luật tương khắc…: Trước khi xuất hiện một triều đại mới, Trời luôn cho triệu chứng để biết triều đại đó thuộc đức gì. Thời Hoàng Đế, Trời cho thấy trước con dế trũi màu vàng, nên đức của Hoàng Đế là đức thổ. Thời Hạ Vũ, Trời cho thấy trước triệu chứng vào mùa thu – đông mà cây cối không rụng lá, nghĩa là màu xanh, nên đức của triều Hạ là mộc. Thời Thương, Trời cho thấy trước lưỡi gươm bằng đồng sinh ra ở trong nước, nên đức của triều Thương là kim. Thời Chu, Trời cho thấy trước chim hỏa xích ngậm sách đỏ đến xếp trên bệ cúng thần, nên đức của triều Chu là hỏa. Vì vậy, triều Hạ đã thay thời Hoàng Đế, triều Thương thay triều Hạ, triều Chu thay triều Thương.

10 Khổng Tử cho rằng: Cai trị dân mà dùng mệnh lệnh, đưa dân vào khuôn phép mà dùng hình phạt thì dân có thể tránh được tội lỗi nhưng không biết liêm sỉ. Cai trị dân mà dùng đạo đức, đưa dân vào khuôn phép mà dùng lễ thì dân sẽ biết liêm sỉ và thực lòng quy phục.

11 Khổng Tử cho rằng: Danh không chính thì ngôn chẳng thuận, ngôn chẳng thuận thì việc không thành, việc không thành thì lễ - nhạc bất hưng, lễ - nhạc bất hưng thì hình phạt không trúng lý, hình phạt không trúng lý thì dân biết bám víu vào đâu? Người quân tử quan niệm được danh thì nói được, nói được thì làm được.

12 Quân quân, Thần thần, Phụ phụ, Tử tử có nghĩa là, Vua ra vua, Tôi ra tôi, Cha ra cha, Con ra con.

Nội dung đường lối đức trị của Khổng Tử hướng đến thực hiện 3 điều là: dân đông, kinh tế phát triển, dân được học hành. Biện pháp để thi hành đường lối đức trị là: thận trọng trong công việc, gìn giữ chữ tín, tiết kiệm trong tiêu dùng, thương người, sử dụng sức dân hợp lý… Để xây dựng xã hội đại đồng, Khổng Tử chủ trương dựa vào sự nghiệp giáo dục để uốn nắn nhân cách, bồi dưỡng đào tạo nhân tài theo hai phương châm: tiên học lễ, hậu học văn học đi đôi với hành, học để vận dụng vào thực tế. Để học tốt, ông yêu cầu học trò phải có tinh thần khiêm tốn và cầu tiến, biết suy tư và luôn tích cực trong học tập…

Đến thời Chiến Quốc, Nho gia bị chia thành 8 phái, trong đó có phái của Tuân Tử và phái của Mạnh Tử là mạnh nhất. Tuân Tử (315-230 TCN) phát triển Nho gia theo xu hướng duy vật, còn Mạnh Tử (372-298 TCN) phát triển Nho gia theo xu hướng duy tâm. Họ bất đồng nhau trong việc lý giải bản tính con người. Tuy nhiên, Mạnh Tử đã có nhiều đóng góp đáng kể cho sự phát triển của Nho gia nguyeân thuûy.

+ Mạnh Tử là người nước Trâu (Sơn Đông), học trò của Khổng Cấp. Cũng như Khổng Tử, Mạnh Tử tin tưởng sâu sắc vào sự tồn tại Thiên mệnh và cho rằng, mọi việc ở trên đời đều do Trời quyết.

Ông lý giải bản tính thiện của con người thông qua lý luận về nhân, lễ, nghĩa trí, trong đó nhân - nghĩa là quan trọng, và từ lý luận này ông khẳng định: Nhân chi sơ tính bản thiện. Mạnh Tử chủ trương thực hành đường lối đức trị dựa trên tinh thần quý dân13, nhân chính thống nhất… Mạnh Tử đã khép lại một giai đoạn quan trọng, - giai đoạn hình thành Nho gia; vì vậy, Nho gia Khổng - Mạnh còn được gọi là Nho gia nguyên thủy hay Nho gia tiên Tần.

+ Sang thời Tây Hán, Đổng Trọng Thư (179-104 TCN) đã dựa trên lợi ích giai cấp phong kiến thống trị, khai thác lý luận Aâm dương – Ngũ hành, đưa ra thuyết trời sinh vạn vậtthiên nhân cảm ứng để hoàn chỉnh thêm Nho gia trong việc giải thích vạn vật, con người và xã hội. Ông đã hệ thống hóa kinh điển Nho gia thành Tứ thư Ngũ kinh, đồng thời đưa ra quan niệm Tam cương14, Ngũ thường15…, Tam tòng16, Tứ đức17… đối với phụ nữ. Những quan niệm này đã nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn đạo đức và nền tảng tư tưởng xã hội, tức trở thành hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến thống trị Trung Quốc. Nho gia không dừng lại với tư cách một trường phái triết học vươn lên thành hệ tư tưởng xã hội mà còn được mở rộng thành một hệ thống niềm tin, tín ngưỡng – nghi thức được phổ biến trong toàn xã hội. Nho giáo xuất hiện và Khổng Tử được suy tôn làm Giáo chủ của đạo Học.

+ Cũng từ đời Hán, Phật giáo bắt đầu truyền vào Trung Quốc và Đạo giáo ra đời. Từ đó, có nhiều nhà Nho cho rằng, triết học của Nho cần được bổ sung thêm một số tư tưởng của hai học thuyết kia. Nho gia phát triển tiếp tục. Đặc biệt, sang thời nhà Tống, Nho giáo phát triển rất mạnh. Chính Chu Đôn Di (1017-1073) và Thiệu Ung (1011-1077) là những người đã khởi xướng lý học trong Nho giáo. Với thuyết Thái cực đồ, Chu Đôn Di cho rằng: Nguồn gốc của Vũ trụ là Thái cực; Thái cực có thể động và thể tĩnh; Động sinh ra dương, động cực rồi lại tĩnh, và ngược lại. Aâm dương tác động sinh ra Ngũ hành, rồi sinh ra vạn vật. Ngoài ra, thời này còn có hai anh em họ Trình - Trình Hạo (1032- 1085), Trình Di (1033-1107), và Chu Hy (1130-1200)… là những nhà lý học xuất sắc. Họ đã nêu ra thuyết cách vật trí tri 18…

Nho giáo tiếp tục chi phối đời sống tư tưởng xã hội Trung Quốc qua các triều đại tiếp theo, nhưng nói chung, Nho giáo trong thời Minh – Thanh không có phát triển mới. Càng ngày, Nho giáo càng khắc khe và bảo thủ. Sang thế kỷ XIX, Nho giáo đã thật sự trở nên già cổi, nên không còn sức sống nữa.

13 Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh có nghĩa là, Dân quý nhất, kế đến là đất nước và lúa gạo, còn vua là cái quý sau cuứng.

14 Quân – thần, phụ – tử, phu – phụ: Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung; Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu; Phu xướng, phụ tùy.

15 Nhaân, leã, nghóa, trí, tín.

16 Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử.

17 Công, dung, ngôn, hạnh.

18 Cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.

Một phần của tài liệu Sach lich su triet hoc (Trang 21 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w