ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, VẬT LIỆU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trắm đen (mylopharyngodon piceus richardson, 1846) tại thừa thiên huế (Trang 21 - 27)

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng: Cá Trắm Đen (Mylopharyngodon piceus Richardson, 1846) 3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

3.2.1. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 1/2016 đến tháng 5/2016.

3.2.2. Địa điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện tại: Trại nuôi cá nước ngọt, phường Hương Chữ, Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Theo dõi các yếu tố môi trường.

- Theo dõi tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá Trắm Đen ở các mật độ khác nhau: 50 con/m2 , 60 con/m2 , 70 con/m2 [Theo Ngô Gia Trung, Trung tâm Tư vấn Thiết kế và Chuyển giao CNTS – Hà Nội].

- Theo dõi tỷ lệ sống của cá Trắm Đen.

- Theo dõi hệ số chuyển đổi thức ăn FCR.

2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp: thông qua nghiên cứu các tài liệu tham khảo, các báo cáo khoa học và các website có liên quan.

Số liệu sơ cấp: thông qua việc trực tiếp bố trí thí nghiệm.

2.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Trước khi bố trí thí nghiệm, cá Trắm đen mua về được ngâm tắm trong dung dịch nước muối 10‰.

- Cá được bố trí trong 9 giai, mỗi giai được làm bằng lưới có mắt lưới nhỏ, diện tích 1m x 1m x 1,5m.

- Sử dụng 3 công thức thực nghiệm, mỗi công thức bố trí lặp lại 3 lần.

- Được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên.

- Tất cả các yếu tố phi thí nghiệm khác được bố trí hoàn toàn giống nhau.

- Thí nghiệm trong hệ thống giai đặt trong ao, có nước sạch, ao có độ sâu

trung bình 1,5m với các mật độ khác nhau, thức ăn như nhau.

Sơ đồ bố trí các giai thí nghiệm

CT1 CT3 CT2

CT2 CT1 CT3

CT3 CT2 CT1

Trong đó: CT1 nuôi với mật độ 50con/m2 CT2 nuôi với mật độ 60con/m2 CT3 nuôi với mật độ 70con/m2

Hình 3.1. Các giai bố trí thí nghiệm

Thức ăn được sử dụng trong thí nghiệm là thức ăn viên công nghiệp của công ty Cargill Việt Nam.

Bảng 3.1. Thành phần thức ăn công nghiệp được sử dụng trong thí nghiệm Thành phần dinh dưỡng Chỉ tiêu kỹ thuật

Kích cỡ viên (mm) 1,5 – 2,0

Ðộ ẩm tối đa (%) 11

Ðạm tối thiểu (%) 36

Năng lượng thô tối thiểu (K.Cal/kg) 2800

Béo tối thiểu(%) 05

Xơ tối đa (%) 06

Lysine tối thiểu (%) 1,8

Methionine tối thiểu (%) 0,8

3.5. Quản lí chăm sóc cá trong giai Nguồn gốc và vận chuyển cá giống

Giống cá Trắm đen được mua từ cơ sở cung cấp trại giống Cư Chánh, Thành phố Huế.

Cá giống được cho vào túi nilon có bơm oxy đầy đủ, sau đó buộc chặt đưa lên xe chở về ao nuôi.

Thả giống

Giống được thả vào lúc sáng sớm. Giống cá Trắm đen chọn được thả nuôi có kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh, nhiều nhớt, không bị thương tích hay bệnh tật.

Cỡ cá thí nghiệm chiều dài khoảng 7-8 cm, trọng lượng 8 – 9 g/con.

Trước khi thả cá giống được khử trùng bằng nước muối nồng độ 10‰ và được thuần hóa trong giai một tuần rồi mới đem san ra từng giai với mật độ thả 50-60-70 con/m2. Thời điểm san cá ra từng giai cũng chọn thời điểm lúc trời mát, vào buổi sáng.

Chăm sóc và quản lí

Hoạt động chăm sóc và quản lý được thực hiện thường xuyên, bao gồm các hoạt động sau:

Trước khi tiến hành thí nghiệm môi trường xung quanh ao nuôi được dọn vệ sinh sạch sẽ, phát quang bụi rậm xung quanh ao, vớt bèo trong ao sau đó tiến hành cắm giai bố trí thí nghiệm.

Cho ăn: Cho cá ăn mỗi ngày 2 lần, sáng vào lúc 7 - 8h và chiều vào lúc 16 - 17h.

Thức ăn sử dụng

Lượng thức ăn được tính theo trọng lượng của cá. Thức ăn công nghiệp cho ăn 5-7% trọng lượng quần đàn.

Lượng thức ăn cho ăn hàng ngày được thay đổi 10 ngày một lần, sau mỗi lần cá trong giai thí nghiệm được cân trọng lượng và đo chiều dài, xác định tỷ lệ sống. Qua đó dựa vào trọng lượng cá và tỷ lệ sống của cá để xác định lượng thức ăn cho phù hợp, tránh thừa hay thiếu thức ăn.

3.6. Phương pháp xác định tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá

Xác định tốc độ tăng trưởng

- Tốc độ tăng trưởng chiều dài cá theo ngày ( DLG : Daily Length Gain ) DLG = (cm/ngày)

- Tốc độ tăng trưởng trọng lượng cá theo ngày ( DWG : Daily Weight Gain ) DWG = (g/ngày)

Trong đó : L1, L2 : chiều dài cá tương ứng ở thời điểm t1, t2. W1, W2 : trọng lượng cá tương ứng ở thời điểm t1, t2.

Xác định tỷ lệ sống

Tỷ lệ sống = *100%

Hệ số chuyển đổi thức ăn:

FCR = Lượng thức ăn cá sử dụng(kg)/tăng trọng của cá (kg) 3.7. Các chỉ tiêu thu thập và phương pháp tính toán

- Các chỉ tiêu về môi trường trong ao nuôi được dõi và đo định kỳ:

+ Nhiệt độ nước, pH được đo 02 ngày/lần ( sáng lúc 7h và chiều 14h).

+ Hàm lượng O2, NH3 hòa tan trong nước được đo 10 ngày/lần.

- Định kì 10 ngày/lần tiến hành thu mẫu để kiểm tra tốc độ sinh trưởng (bao gồm đo chiều dài toàn thân và cân khối lượng)

3.8. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu

Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel 2010 và so sánh các giá trị trung bình giữa các nghiệm thức được dựa vào phép phân tích ANOVA và phép thử TUKEY với mức ý nghĩa p<0,05 bằng chương trình SPSS Version 20.0.

+ Giá trị trung bình:

∑=

= n

tb i Xi

X n

1

1

Trong đó: Xtb: Giá trị trung bình Xi: Giá trị mẫu đo thứ i N: Tổng số mẫu cần đo + Độ lệch chuẩn:

1 )

1(

2

± −

= ∑= n

X

n Xi

i tb

δ

Trong đó:

δ : Độ lệch chuẩn Xtb : Giá trị trung bình Xi : Giá trị thực n : Số mẫu + Sai số của giá trị trung bình:

m = ± δ n

Trong đó:

m : Sai số của giá trị trung bình δ : Độ lệch chuẩn

n : Số mẫu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trắm đen (mylopharyngodon piceus richardson, 1846) tại thừa thiên huế (Trang 21 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w