Kết quả về biến động các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trắm đen (mylopharyngodon piceus richardson, 1846) tại thừa thiên huế (Trang 27 - 30)

PHẦN 4. KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả về biến động các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm

Trong suốt thời gian nghiên cứu, các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, DO… luôn được theo dõi thường xuyên, trước khi thả cá giống vào giai các yếu tố về nhiệt độ và pH, DO, các chất khí hòa tan khác cũng được đo và xác định trước tránh trường hợp cá bị sốc. Bên cạnh đó do các lô thí nghiệm được bố trí trong cùng một ao nuôi nên có sự đồng đều cao về các yếu tố môi trường. Các thông số môi trường về nhiệt độ và pH, DO được đo 02 ngày/lần vào sáng lúc 7h và chiêu 14h để đảm bảo được môi trường sống phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của cá, kết quả các giá trị môi trường được thể hiện qua bảng số liệu 4.1.

Bảng 4.1. Biến động các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm

Thông số

môi trường nước Đơn vị Sáng (7h) Chiều (14h)

Độ sâu cm 140

Màu sắc Xanh nõn chuối

Nhiệt độ oC 20 ± 3,47 26,5 ± 6,38

pH 6,3 ± 0,25 8,5 ± 0,4

DO mg/l 3,5 – 4 4 – 6

NH3 mg/l 0 – 0,5 0 – 0,5

(Giá trị trên thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn)

4.1.1. Nhiệt độ

Nhiệt độ nước trong ao nuôi thí nghiệm dao động có tính quy luật giữa ngày và đêm được thể hiện qua bảng 4.1.

Kết quả theo dõi nhiệt độ nước trong ao suốt thời gian thí nghiệm cho thấy nhiệt độ nước dao động từ 20 – 26,5oC. Độ dao động nhiệt độ giữa các tháng trong thời gian theo dõi cho thấy nhiệt độ nước nằm trong khoảng ổn định trung bình từ 24,5oC. Nhiệt độ đo được có giá trị thấp chủ yếu tập trung ở tháng 1 và đầu tháng 2 do vào thời điểm này có nhiều đợt không khí lạnh nhưng đến cuối

tháng 3 và tháng 4 nhiệt độ bắt đầu tăng lên vì vào thời gian này thời tiết bắt đầu oi bức, có những ngày nắng gay gắt, buổi chiều nhiệt độ tăng cao nhưng ngược lại ban đêm có sự tỏa nhiệt lớn nên buổi sáng nhiệt độ chỉ cao hơn so với các tháng còn lại rất ít. Nhiệt độ thích hợp nhất cho cá Trắm đen sinh trưởng, phát triển nằm trong khoảng 20 – 27oC. Khoảng nhiệt độ trung bình của nghiên cứu này là phù hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cá Trắm đen.

4.1.2. Oxy hòa tan

Oxy hòa tan trong ao nuôi thí nghiệm được trình bày qua bảng 4.1 cho thấy oxy vào buổi sáng luôn thấp hơn ở buổi chiều, điều này hoàn toàn phù hợp với quá trình thay đổi các tính chất thủy lý, thủy hóa trong ao nuôi.

Trung bình oxy hòa tan giữa sáng và chiều qua các tháng trong ao nuôi thí nghiệm dao động trung bình 3,5 - 6 mg/l, trong suốt thời gian theo dõi, oxy nằm trong khoảng từ 3,5 - 4 mg/l thấp nhất vào buổi sáng tháng 4 và cao nhất từ 4 - 6 mg/l vào buổi chiều.

Tóm lại, hàm lượng oxy hòa tan trong ao thấp vào buổi sáng có thể do ban đêm tảo không quang hợp và ao nước tĩnh, nằm trong vườn kín nên mức độ khuếch tán, trao đổi oxy bị hạn chế. Tuy nhiên, hàm lượng oxy này nằm trong khoảng mà sự sinh trưởng của cá Trắm đen không bị ảnh hưởng.

4.1.3. pH nước

Theo dõi pH trong ao nuôi thí nghiệm thể hiện ở bảng 4.1 cho thấy pH nằm trong ngưỡng trung bình thích hợp cho sự phát triển của cá; pH thấp nhất vào buổi sáng đo được là 6,3 ± 0,25 và cao nhất vào buổi chiều là 8,5 ± 0,4.

Biến động pH trong ao nuôi qua bảng 4.1 cho thấy pH buổi sáng thấp hơn buổi chiều, các giá trị pH trong các tháng đều nằm trong khoảng từ 7 - 8,5. Đây là giới hạn pH lý tưởng cho môi trường ao nuôi thủy sản nước ngọt nói chung, cá Trắm đen nói riêng do ao này được cải tạo thường xuyên hàng năm nên nhận được lượng vôi lớn, giúp cho pH nước trong ao luôn đạt mức thích hợp.

Khoảng pH cực thuận cho sự sinh trưởng và phát triển của cá Trắm đen là 7,5 –

8,5. Như vậy, kết quả theo dõi pH trong ao nuôi thí nghiệm qua các tháng trình bày ở bảng 4.1 cho thấy pH trung bình từ 6,3 ± 0,25 vào buổi sáng và 8,5 ± 0,4 vào buổi chiều, khoảng dao động này hoàn toàn thích hợp cho sự sinh trưởng của cá Trắm đen.

4.1.4. NH3

Ammonia (NH3) trong các thủy vực được cung cấp từ quá trình phân hủy bình thường các protein, xác bã động thực vật phù du, sản phẩm bài tiết của động vật hay từ phân bón vô cơ, hữu cơ. Trong nước, ammonia tồn tại dưới hai dạng ammonia tự do (NH3) và ion (NH4+) trong trạng thái cân bằng phụ thuộc vào pH và nhiệt độ.

Khi pH tăng thì NH3 tự do tăng so với NH4+. Nhiệt độ nước tăng cũng làm tăng tỉ lệ NH3 nhưng ảnh hưởng của nhiệt độ ít hơn của pH. Và trong hầu hết các thủy vực nhiệt độ dao động không quá lớn, nên trong nuôi trồng thủy sản việc đánh giá mức độ độc của khí amoni có liên quan trực tiếp đến pH của nước.

NH3 là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống, sinh trưởng đối với thủy sinh vật. NH3 là khí độc đối với thủy sinh vật còn ion NH4+ không độc và nồng độ NH3 gây độc đối với cá là 0,6-2,0 ppm (Downing và Markins, 1975;

trích dẫn bởi Boyd, 1990). Theo Colt và Armstrong (1979) (trích dẫn bởi Boyd, 1990) tác dụng độc hại của NH3 đối với cá là khi hàm lượng NH3 trong nước cao thì cá khó bài tiết NH3 từ máu ra môi trường ngoài. NH3 trong máu và các mô tăng làm pH máu tăng dẫn đến rối loạn những phản ứng xúc tác của enzyme và độ bền vững của màng tế bào, làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào đưa đến cá chết vì không điều khiển được quá trình trao đổi muối giữa cơ thể và môi trường ngoài. NH3 cao cũng làm tăng tiêu hao oxy của mô, làm tổn thương mang và làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu.

4.1.5. Màu nước

Đa phần người nuôi thủy sản thường quan tâm nhiều đến các yếu tố môi trường ao nuôi như pH, nhiệt độ, NH3… bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thủy sản và dễ dàng kiểm tra bằng các bộ test chuyên dụng.

Tuy nhiên, một trong những yếu tố không kém quan trọng cần được kiểm soát đó là độ trong và độ đục của ao nuôi. So với các chỉ tiêu môi trường khác, độ trong, độ đục không ảnh hưởng một cách trực tiếp và tức thì đến sự sinh trưởng của các loài thủy sản nuôi mà tác động một cách âm thầm, diễn biến chậm, người nuôi khó nhận biết được.

+ Về tính chất, nguồn gốc: Độ đục là khả năng cản những tia nắng mặt trời và độ trong của nước là khả năng cho ánh sáng xuyên qua nước. Hai tính chất này của nước tỷ lệ nghịch với nhau và phụ thuộc vào lượng keo khoáng, vật chất hữu cơ lơ lửng, sự phát triển của các vi tảo và lượng nước mưa đổ vào trong ao.

.Ở những ao nuôi khác nhau có vị trí, nguồn nước cấp, đối tượng nuôi khác nhau thì độ đục sẽ khác nhau.

Trong ao nuôi, độ đục của nước là do sự có mặt của các chất không hòa tan như phù sa (từ nguồn cấp nước), các chất keo có nguồn gốc vô cơ (do nước mưa rửa trôi từ bờ ao) và một số chất lơ lửng nền đáy được tạo ra do sự chuyển động của dòng nước và cá, tôm.

Ngoài ra, độ đục còn do vật chất hữu cơ từ phân bón, thức ăn dư thừa và sự phát triển của tảo.

+ Về ảnh hưởng: Khi độ trong thấp (độ đục cao), lượng ánh sáng thâm nhập vào thủy vực ít, cường độ quang hợp của thực vật phù du giảm. Đối với cá, khi độ đục quá cao, cá khó hô hấp do lượng phù sa lắng tụ trên nền đáy, bao phủ trên mang cá gây cản trở hô hấp, cường độ bắt mồi giảm. Cá sẽ bị thiếu oxy và nổi đầu vào lúc sáng sớm.

Ngược lại, nếu độ trong quá cao, nước nghèo dinh dưỡng, sinh vật phù du phát triển kém, hạn chế thành phần thức ăn tự nhiên của cá, năng suất cá nuôi giảm. Đối với các ao nuôi có nước quá trong sẽ làm cá nuôi trở nên nhạy cảm, sợ và bỏ ăn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trắm đen (mylopharyngodon piceus richardson, 1846) tại thừa thiên huế (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w