Đặc điểm một số loại nguyên liệu thức ăn sử dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chế phẩm có chứa mật bò và tỏi đến khả năng sinh trưởng của gà ri thuần nuôi tại thừa thiên huế (Trang 22 - 32)

Chế phẩm có tác dụng giữ cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, khống chế sự sinh trưởng của các vi sinh vật có hại, phòng chống tiêu chảy, khử mùi hôi của phân. Nhờ các loại vitamin và axit amin được tao ra trong quá trình lên men, chế phẩm có tác dụng kích thích tiêu hóa, nâng cao tỉ lệ chuyển hóa thức ăn, tăng sức đề kháng.

2.5.1. Nhóm thức ăn giàu năng lượng

Tất cả các loại thức ăn có hàm lượng giàu protein dưới 20% và xơ thô

dưới 18% được xếp vào thức ăn giàu năng lượng. Nhóm thức ăn giàu năng lượng bao gồm các loại hạt ngũ cốc như ngô, lúa mỳ, cao lương… các phụ phẩm của ngành xay xát như: tấm ,cám, gạo… các loại thức ăn củ như sắn ,khoai lang , khoai tây… và các chất dầu mỡ. Dưới đây là một số nguyên liệu chính sau.

2.5.1.1. Ngô

Ngô là loại hạt quan trọng nhất dùng trong thức ăn trong chăn nuôi cho gia cầm do các nguyên nhân lien quan đến đặc điểm thực vật và giá trị dinh dưỡng nó thường 45 – 70% trong khẩu phần ăn hàng ngày của gia cầm. So với các loại thức ăn ngũ cốc khác thì ngô là loại thức ăn giàu năng lượng (1kg hạt ngô có từ 3200 – 3300 kcal ME). Ngô chứa 65% tinh bột hàm lượng xơ thấp 2 - 6%, protein thô dao động từ 8 – 13% tính theo vật chất khô.

Axit anin hạn chế nhất trong ngô là Lysin. Gần đây người ta đã tạo ra được một số giống ngô mới giàu axit amin hơn, giống như Oparque-2 có hàm lượng Lysin cao hơn nhiều so với ngô bình thường, song vẫn nghèo Meniotin. Một giống ngô mới nữa là Floury-2 có hàm lượng Lysin và Metionin cao hơn giống ngô Oparque-2 . Nếu dùng loại ngô này thì không cần bổ sung thêm Metionin.

Hàm lượng Lipit của ngô có từ 3 – 6% chủ yếu là các loại axit béo chưa no, ngoài ra ngô còn chứa một hàm lượng đáng kể carotene (tiền vitamin A) và sắc tố giàu xantophyll (C40H56O2) đây là những dẫn xuất có chứa oxy của carotene. Các xantophyll đều là các cấu tử chủ yếu của các sắc tố vàng của hoa, lá, nụ, quả. Trong ngô vàng thì thành tố này tồn tại dưới dạng cryptoxanthin và zeaxanthin. Vì vậy, khi cho gia cầm ăn ngô vàng hoặc ngô đỏ thì màu sắc của long đỏ trứng sẽ đậm hơn bình thường, da gà sẽ vàng đẹp hơn. Điều này làm gia tăng giá trị sản phẩm.

Nhược điểm chính khi dùng ngô là nguy cơ nhiễm aflatoxin từ nấm mốc Aspergillus flavus, Aspergillus parasiticus, nhất là với ngô tại các vùng được thu hoạch trong mùa mưa không đủ điều kiện phơi hoặc sấy khô đúng mức. Theo nhiều nghiên cứu của Nguyễn Chí Hanh và đồng tác giả (1996) thì khi bắt đầu đưa ngô vào bảo quản, ngô đã bị nhiễm nấm mốc (100.103 khuẩn lac/gam) nhưng chưa xuát hiện Aflatoxin. Sau 2 tháng bảo quản chưa xuất hiện aflatoxin ở mức thấp (40àg/kg). Mức độ nhiễm nấm mốc, độc tố tăng dần và đạt mức cao sau 5 thỏng bảo quản (200.103 khuẩn lạc/gam và 553,2àg aflatoxin/1kg hạt).

Trong vụ hè thu khi bảo quản ngũ hat thì sự biến đổi thành phần hoá học và sự sinh sản aflatoxin thấp hơn khi bảo quản vụ đông xuân. Bên cạnh đó, trong ngô còn chứa hàm lượng bột đường và mỡ cao nên rất dễ bị mọt phá hoại. Mọt xuất

hiện nhiều nhất trong ngô ở giai đoạn chuyển từ khô hanh sang nóng ẩm. Trong 10 – 15 ngày, mọt có thể ăn hỏng toàn bộ kho ngô hàng chục tấn.

2.5.1.2. Tấm

Tấm là nguyên liệu giàu năng lượng, được sử dụng trong khẩu phần củ nhiều loại vật nuôi đặc biệt là trong khẩu phần của gà thịt, năng lượng cao và hàm lượng xơ thấp. Thành phần ding dưỡng của một mâu tốt tương đương với gạo. Hàm lượng đạm thô của tấm là 8,7% và 9,56%. Năm 2010 toàn vùng ĐB Sông Cửu Long đã đưa trên 4,1 triệu lượt ha đất vào trồng lúa đạt 2,46 triệu tấn tấm gạo hàng năm nếu tính 10 kg lúa nguyên liệu cho 1 kg tấm gạo.

2.5.1.3. Cám gạo

Cám gạo là nguồn thực phẩm của nghành xay xát gạo. Lượng cám thu được bình quân là 10% khối lượng lúa. Việt Nam hiện có sản lượng gạo đứng thứ 2 thế giới nên nguồn cám gạo rất dồi dào. Cám gạo là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong cám gạo có chứa khoảng 10 – 13% protein thô, 10 – 15%

lipit thô, 8 – 9% xơ thô và 9 – 10% khoáng tổng số, ngoài ra trong cám gạo còn rất giàu vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin nhóm B1. Trong 1kg cám gạo có 22,2 mg vitamin B1, 13,1 mg B6 và 0,43 mg Biotin. Cám gạo chứa khoảng 14 – 18% là dầu, vì vậy, cám gạo có mùi thơm ngon và gia cầm rất thích ăn .

Nhưng đây cũng chính là nhược điểm của cám gạo, bởi vì trong dầu cám có menlipaza làm phân giải các axit béo không no nên dễ làm cho mỡ dễ bị ôi thiu, giảm chất lượng của cám, khi có cám sẽ trở nên đắng và khét. Trong cám gạo hàm lượng photpho cao hơn hàm lượng canxi gấp 10 lần nhưng lại có tới 70% photpho ở dạng phitin không hấp thu được.

2.5.2. Nhóm thức ăn giàu protein

Theo Irma (1983), Kellems và Church (1998), thức ăn giàu protein là tất cả các loại thức ăn có hàm lượng protein trên 20%, xơ thô dưới 18%. Thức ăn giàu protein gồm 2 loại thức ăn giàu protein có nguồn gốc từ động vật như: bột cá, bột thịt xương, bột máu…. Và thức ăn giàu protein có nguồn gốc từ thực vật như: hạt đỗ tương, hạt lạc, hạt vừng, hạt đậu xanh, khô dầu đỗ tương, khô dầu lạc, khô dầu dừa, khô dầu hướng dương.

Thức ăn protein sau khi được tiêu hóa, hấp thu dưới dạng các acid amin.

Các acid amin sẽ theo máu về gan tuần hoàn tới các mô bào. Ngoài các acid amin có nguồn gốc từ thức ăn, máu còn tiếp nhận các acid amin là sản phẩm của

Các acid amin tham gia vào quá trình chuyển hóa trong cơ thể .

Cơ thể động vật khác với cơ thể thực vật là nó không tự tổng hợp được toàn bộ các acid amin. Những acid amin cơ thể không tự tổng hợp được mà phải lấy từ nguồn thức ăn bên ngoài vào gọi là các acid amin không thay thế (cần thiết, thiết yếu). Tùy theo loại gia súc, gia cầm mà giai đoạn sinh trưởng, phát dục và mối quan hệ chuyển hóa lẫn nhau mà số lượng các acid amin không thay thế ở các loại gia súc, gia cầm có khác nhau.

2.5.2.1. Bôt cá

Việt Nam có bờ biển dài trên 3000 km nên có vùng biển đánh bắt cá rộng lớn cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến bột cá. Cùng với hàm lượng và chất lượng protein cao. Bột cá là nguồn cung cấp rất tốt các chất khoáng (Ca, P và khoáng vi lượng) và vitamin. Bột cá cũng tạo độ ngon miệng cao cho thức ăn lợn. Bột cá rất giàu protein, chất lượng protein cao. Loại bột cá tốt chứa trên 50% protein , tỷ lệ axit amin cân đối, có nhiều axit amin chứa nhiều lưu huỳnh.Trong 1kg bột cá có chứa 52g Lys, 15 - 20g Met, 8 – 10g Cys, giàu Ca, P với tỷ lệ tương đối cân đối (Ca khoảng 6 - 7%, khoáng 4%), giàu vitamin B12, B1, ngoài ra còn có cả vitamin Avà D. Từ nhiều kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học nhận định protein trong bột cá có giá trị sinh học cao. Trong bột cá có đủ các axit amin không thay thế, dễ tiêu hoá như Met, Cys, Lys, Thre, Tryp.

Theo Fin (2000), hàm lượng Lys trong bột cá trích (Herring) là 6,1%, gần gấp đôi đối với hàm lượng Lys có trong bột đỗ tương (3,1%) và gần gấp ba so với hàm lượng Lys có trong bột sữa (2,5%). Tác giả cũng cho biết: hàm lượng Cys và Met trong bột cá (2,6 - 2,9%) cao hơn trong đỗ tương (1,5%). Sự có mặt của bột cá trong khẩu phần sẽ khắc phục được sự thiếu hụt các axit amin này khi sử dụng khẩu phần có nguồn gốc protein thực vật là chính. Khi so sánh protein của bột cá với một số nguồn protein khác, Fin (2000) cho biết: hàm lượng protein thô của bột cá hơn hẳn các loại thức ăn khác, bột cá Chilê có hàm lượng protein thô là 73%, bột cá trích (Herring) hàm lượng protein thô là 77%; trong khi đỗ tương chỉ ở mức 35% protein thô, bột sữa là 37% protein thô. Không chỉ có thế, hàm lượng protein dễ tiêu hoá ở bột cá cũng tương đối cao (69 - 72%), đỗ tương là 32%, bột sữa là 33%. Nhu vậy cả về lượng và chất, protein của bột cá đều hơn hẳn protein của các loại thức ăn khác.

Nhiều tác giả còn cho biết: Trong bột cá còn có các “yếu tố chưa xác định được” làm tăng tỷ lệ ấp nở trứng của gia cầm. Đặc biệt, đối với gà thịt chỉ cần sử dụng ở mức 3,9% trong thức ăn hỗn hợp đã làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, kích thích sinh trưởng. Do đó, chất lượng của bột cá có ảnh hưởng rất quan trọng tới chất lượng thức ăn hỗn hợp. Chất lượng bột cá phụ thuộc rất nhiều vào loại cá và các bộ phận của cá đem chế biến. Nếu bột cá chế biến từ những loại cá nhỏ hoặc dầu cá, vây cá thì hàm lượng protein rất thấp, trong khi đó bột cá được chế biến từ cá lớn thì hàm lượng protein 50%.

2.5.2.2. Đậu tương

Đậu tương hay còn gọi là đỗ tương là loại hạt chủ lực được sử dụng cung cấp protein trong thức ăn chăn nuôi. Trong đỗ tương có khoảng 38 - 42% protein thô, 18 - 22% dầu. Protein trong đỗ tương có đầy đủ các loại axit amin cần thiết Cys, Lys, nhưng Met là axit amin hạn chế thứ nhất trong hạt đỗ tương. Trong đỗ tương có chất ức chế men trypsin, chymotrysi. Sự có mặt các chất này đã làm giảm đi giá trị sinh học protein của đỗ tương, giảm khả năng tiêu hoá của peptit, nhưng các chất này có thể bị phá huỷ bởi nhiệt độ. Vì vậy, cần phải có biện pháp xử lý nhiệt thích hợp như, rang, hấp, luộc chin hoặc dùng tia hồng ngoại để nâng cao tỷ lệ tiêu hoá và khử các chất độc có trong hạt đỗ tương.

2.5.2.3. Khô dầu lạc

Khô dầu lạc là nguồn protein thực vật tốt cho gia súc, gia cầm, khô dầu lạc ép cả phần vỏ thường nuôi lợn hoặc cho trâu bò ăn, bón ruộng. Khô lạc nhân có tỷ lệ protein 45 - 46%, lipit 6 - 7% (nếu ép thủ công dầu còn 11 - 12%), xơ 4 - 5%, năng lượng cao 2900 - 3000 kcal/kg. Tỷ lệ pha trộn khô lạc nhân 25 - 35%

vào thức ăn còn khô lạc cả vỏ cho gà lớn ăn với tỷ lệ thấp vì nhiều xơ. Khô lạc dễ bị mốc sản sinh ra độc tố aflatoxin, bị ôi, dễ bị oxy hoá, rất độc làm cho gà con chết hàng loạt, gà lớn giảm đẻ, trứng không nở nhiều, chết phôi cao. Vì vậy, kho dự trữ phải cao ráo, thoáng, lạc phơi thật khô, còn 9 - 10% ẩm, ép cho kiệt dầu mới có thể bảo quản dự trữ được tốt.

2.5.2.4. Bã bia

Theo Nguyễn Thị Kim Đông (2005) sử dụng bã bia để nuôi gia cầm rất tốt, bã bia làm thức ăn cung cấp protein khá cao. Trong bã bia có thể có một số yếu tố chưa xác định kích thích tính thèm ăn, cải thiện sự sinh trưởng và hệ số chuyển hoá thức ăn ở gia cầm, tăng tỷ lệ có phôi và tỷ lệ nở. Bã bia có hàm lượng CP cao từ 23 - 28%, 0,9% Lysine, 0,3 - 0,6% Methionine, ME của bã bia từ 7,3 - 10,8 MJ/Kg, NFE(NfE) 41,3 - 46,7%, EE từ 3,7 - 8%, CF từ 12 - 18%.

Bã bia còn tươi chứa lượng nước 76,9 - 87,5%. Trong bã bia có các hạt chứa nhiều dẫn xuất không nitơ, hầu như toàn bộ lipit và protein của các loại hạt, bột nằm trong bã bia. Trong 1kg bã bia khô (độ ẩm dưới 12%) có 15,2kg protein dễ tiêu hoá trong đó có 350g Lysine, 110g tryptophan, 160g methionine, 450g arginine, ngoài ra còn nhiều chất khoáng và vitamin nhóm B. Chất xơ trong bã

bia khá cao 1,32 - 4,88% là xơ có độ tiêu hoá cao so với các loại xơ của thức ăn.

Kết quả nghiên cứu của Nguyên Thị Kim Đông (2005) bã bia có thể thay thế 50-75% thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần của giai đoạn sinh trưởng. Chi phí thức ăn của khẩu phần 25% thức ăn hỗn hợp (75% bã bia) chỉ bằng 50% so với khẩu phần 100% thức ăn hỗn hợp. Tăng khối lượng hằng ngày giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa.(P>0,05).

2.5.3. Một số loại thức ăn bổ sung 2.5.3.1. Tỏi

Tỏi có tác dụng đáng kể lên hệ thống miễn dịch, giúp tăng hoạt tính các thực bào lympho, có tính kháng khuẩn (ức chế 70 loại vi khuẩn gram (–) và gram (+)), kháng virus (cúm, cảm lạnh, lở mồm long móng), diệt ký sinh trùng và nguyên sinh động vật (giun đũa, giun kim, giun móc, lỵ amid), phòng tránh tốt các rối loạn men tiêu hóa, nhiễm khuẩn dạ dày ruột, chống các bệnh đường hô hấp.

Tỏi sống và tỏi chế biến có diallyl disulfide, triallyl disulfide và allicin làm tăng tính miễn dịch của cơ thể với vi khuẩn, virus in vitro, chống virus cúm B, Herpesvirus type I, virus đậu bò, virus bệnh viêm miệng có mủ và làm nguy cơ mắc bệnh ung thư ngăn ngừa cúm (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).

Ngoài ra tỏi còn giúp tăng hiệu lực kháng sinh vì thế tỏi sẽ giúp tăng hiệu quả của kháng sinh trong việc điều trị bệnh CRD..

Ngoài ra có thể phơi khô nghiền thành bột trộn trong thức ăn hằng ngày với lượng 3%.Sử dụng tỏi trong chăn nuôi gia cầm giúp hạn chế bệnh đường hô hấp mãn tính trên đàn gà, giảm được chi phí thuốc, nâng cao hiệu quả chăn nuôi:

Giảm tỷ lệ chết, loại thải do nhiễm bệnh, giảm chi phí thuốc điều trị bệnh, gia cầm lớn nhanh. Ngoài ra, tỏi còn nâng cao hiệu quả kháng sinh trong việc điều trị bệnh CRD bằng phương pháp điều trị kết hợp kháng sinh và tỏi.Tỏi là kháng sinh phổ rộng, hoạt chất của tỏi chủ yếu là allicin. Ngoài ra, còn có ajjone, diallin, diasulfit, diallit, trisulfide, và các chất chống lưu huỳnh khác … được tạo ra từ tỏi.Tỏi có tác dụng trị các chứng rối loạn tiêu hóa do men hoặc do thần kinh gây khó tiêu, đầy hơi, trướng bụng, bị trung tiện - chống co thắt dạ dày ruột.Tỏi đặc biệt tốt để phòng tránh các rối loạn men tiêu hóa, kích thích tiết

dịch vị, tiết mật, phòng tránh các nhiễm khuẩn dạ dày ruột, phòng chống ung thư dạ dày. Tỏi còn có tác dụng trị giun, dùng trong trường hợp chữa giun kim, giun móc, giun kim, còn có tác dụng bảo vệ gan, phòng chống các bệnh hô hấp, chữa bỏng và lở loét ngoài da.

2.5.3.2. Dầu cá

Dầu cá được chiết xuất từ cá nguyên con, hoặc các phần thải ra khi chế biến bột cá, nó là nguồn cung cấp năng lượng rất tốt trong thức ăn thuỷ sản, chăn nuôi và còn chứa các vitamin thiết yếu, phốt pho và phốt pho lipít. Dầu cá có các axít béo thiết yếu, rất giàu PUFA và đặc biệt cao ở hàm lượng HUFA.

Dầu cá, cũng như bột cá, được thêm vào với nhiều mức khác nhau. Dầu cá có thể được thêm vào khẩu phần của cá rô mà cũng có thể không. Tỷ lệ thêm vào 1

% - 2 %, thậm chí là 15 % ở cá hồi. Mức độ thêm vào của dầu cá cũng không hy vọng sẽ giảm đi từ đây đến năm 2000, trái lại nó đang được hy vọng sẽ tăng lên.

2.5.3.3. Mật bò

Từ lâu người ta đã chứng minh mật lợn, bò có tác dụng kích thích nhu động ruột, hấp thu ở vùng tá tràng, nó kích thích rất mạnh sự bài tiết mật, vừa có tác dụng kích thích tiết mật (cholagogue). Do sự bài tiết mật này nó giúp và cùng với dịch tuỵ tiêu hoá chất béo.

PHẦN 3.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chế phẩm có chứa mật bò và tỏi đến khả năng sinh trưởng của gà ri thuần nuôi tại thừa thiên huế (Trang 22 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w