Kết quả lượng ăn vào, tăng khối lượng và hệ số chuyển hóa trung bình

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chế phẩm có chứa mật bò và tỏi đến khả năng sinh trưởng của gà ri thuần nuôi tại thừa thiên huế (Trang 36 - 39)

trình sinh trưởng phát triển tạo ra sản phẩm. Kết quả về lượng ăn vào, tăng khối lượng và hệ số chuyển hóa thức ăn trung bình của gà được chúng tôi trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Lượng ăn vào trung bình, tăng khối lượng trung bình, hệ số chuyển hoa trung bình

Chỉ tiêu

Nghiệm thức SEM P

ĐC CP1,5

%

CP3

%

CP4,5

%

Lượng ăn vào (g/con/ngày) 42,41 43,48 43,06 42,72 0,841 0,823 Tăng khối lượng (g/con/ngày) 14,20 13,19 15,05 14,39 0,511 0,161 Hệ số chuyển hóa (kg TĂ

VCK/kg tăng khối lượng) 2,99 3,30 2,88 2,98 0,152 0,296

Kết quả của bảng 4.2 cho thấy, không có sự sai khác thống kê về lượng ăn vào, tăng khối lượng và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà giữa các nghiệm thức (p>0,05). Trung bình lượng ăn vào của gà trong khẩu phần có chứa chế phẩm dao động từ 42,72 đến 43,48 (g/con/ngày), cao hơn chút ít về mặt số học so với gà ở khẩu phần không chứa chế phẩm (42,41(g/con/ngày).

Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy, tăng khối lượng trung bình của gà giữa các nghiệm thức dao động từ 13,19 đến 15,05 (g/con/ngày). Và hệ số chuyển hóa thức ăn trung bình của gà ở các nghiệm thức dao động 2,98 đến 3,30 (kg VCKTĂ/kg tăng khối lượng).

Theo kết quả nghiên cứu của của Lê Đức Ngoan (2008) về việc sử dụng phụ phẩm bột đầu tôm trong khẩu phần gà Ri nuôi tại tỉnh Bình Định thì gà tăng khối lượng bình quân là 16,5 – 18,3g/con/ngày. Khi so sánh với kết quả này, khả năng tăng khối lượng của gà trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn.

Để nắm rõ hơn lượng ăn vào của gà qua các tuần tuổi, kết quả lượng ăn vào của gà được chúng tôi trình bày ở đồ thị 4.3.

Đồ thị 4.3. Lượng ăn vào của gà trong 8 tuần thí nghiệm (gVCK/con/ngày)

Qua đồ thị 4.3 cho thấy, lượng ăn vào trung bình tăng dần từng giai đoạn từ tuần 1 – 8. Lượng thức ăn ăn vào của gà ở các công thức thí nghiệm có xu hướng tăng dần theo tuần tuổi. Khi thức ăn càng lớn thì nhu cầu thức ăn càng cao để thỏa mãn cho nhu cầu duy trì tăng trưởng. Khi so sánh với khẩu phần có bổ sung chế phẩm thì lượng ăn vào của khẩu phần đối chứng thấp hơn. Tuy nhiên sự chênh lệch này không lớn, nên lượng ăn vào trung bình của các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm là tương đương.

Lượng vật chất khô ăn vào ở nghiệm thức đối chứng là 42,41 g/con/ngày trong tuần 1 và 2 tương đương so với các nghiệm thức có bổ sung chế phẩm còn lại. Tuần tiếp theo nghiệm thức đối chứng thấp hơn so với các nghiệm thức có bổ sung chế phẩm. Nguyên nhân dẫn đến kết quả này, chủ yếu do sự thích nghi của gà với môi trường và nguồn thức ăn giữa các nghiệm thức có sự khác nhau.

Từ đồ thị 4.1 và bảng 4.2 cho thấy, không có sự sai khác thống kê nhưng có sự sai khác về mặt số học giữa các nghiệm thức về lượng ăn vào của gà ở hầu hết các tuần thí nghiệm (p>0,05).

Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Giang Hiệp (2011) tại trại giống Thịnh Đán–Thái Nguyên, lượng ăn vào dao động qua các tuần tuổi là từ 29,56- 95,98. So với kết quả này, kết quả lượng ăn vào của gà trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn.

Trong chăn nuôi gia cầm, khối lượng cơ thể là một chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật quan trọng trong chăn nuôi. Tăng khối lượng là một chỉ tiêu để so sánh với phẩm chất giống này đối với giống gà khác. Nó là thước đo để biết sự sinh trưởng của vật nuôi nói chung và của gà nói riêng đây là một chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi gà thịt. Qua qúa trình theo dõi thí nghiệm, kết quả về sự thay đổi khối lượng và tăng khối lượng ở gà từng giai đoạn được chúng tôi trình bày ở đồ thị 4.4.

Đồ thị 4.4. Khối lượng gà qua các ngày thí nghiệm (g/con/ngày)

Kết quả đồ thị 4.4 ta thấy, khối lượng giữa các nghiệm thức qua các lần cân không có sự sai khác về mặt thống kê (p>0,05). Khối lượng cơ thể gà ở các nghiệm thức tăng từ khi bắt đầu thí nghiệm cho tới kết thúc thí nghiệm. Khối lượng của gà ở 4 nghiệm thức khi bắt đầu thí nghiệm dao động từ 446,6 đến 460,4 g/con, nhưng đến khi kết thúc thí nghiệm, khối lượng gà đạt từ 1218,0 – 1264,2 (g/con).

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chế phẩm có chứa mật bò và tỏi đến khả năng sinh trưởng của gà ri thuần nuôi tại thừa thiên huế (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w