TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN THIỆU DUY
2.1 Tổng quan về Quỹ tín dụng nhân dân Thiệu Duy
Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Thiệu Duy được chính thức đi vào hoạt động từ ngày 16/12/2011 với số vốn điều lệ ban đầu là 500 triệu đồng. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Thiệu Duy lúc đó chỉ có 30 thành viên góp vốn.
Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Thiệu Duy có các hoạt động là huy động vốn nhàn rỗi trong dân; cho vay trong các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, phục vụ đời sống, sản xuất nông nghiệp.
Quá trình thành lập và tổ chức hoạt động cũng như duy trì được hoạt động của một quỹ tín dụng nhân dân trong thời điểm vừa qua cũng như hiện tại là rất khó khăn vì phải chịu áp lực cạnh tranh mạnh của các ngân hàng trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Tuy nhiên với việc xác định cho mình một hướng đi riêng, một chiến lược phù hợp trong quá trình đầu vốn, đồng thời luôn quản lý tốt và luôn cử cán bộ tín dụng bám sát các địa bàn và hỗ trợ vốn kịp thời cho bà con nông dân trong quá trình sản xuất kinh doanh, giảm thiểu tình trạng bà con phải vay nặng lãi, ngoài ra với phương châm hai cùng “cùng đến cùng phát triển”. Quỹ còn trực tiếp tham vấn cho bà con những mô hình và giải pháp sử dụng và cũng như đầu tư đồng vốn sao cho có hiệu quả. Bên cạnh đó luôn được sự ủng hộ của chính quyền các cấp đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng hợp tác chi nhánh Thanh Hóa.
Đồng thời với sự đoàn kết và quyết tâm cao của tập thể cán bộ công nhân viên trong đơn vị mà ở đó nổi bật nhất là vai trò lãnh đạo, tính tiên phong, quyết đoán và gương mẫu của Ban lãnh đạo, và đặc biệt là nữ giám đốc Phạm Thị Thảo là những cơ sở quan trọng góp phần cho sự thành công và phát triển ổn định của đơn vị trong thời gian qua.
2.1.2 Giới thiệu về QTDND Thiệu Duy
Tên cơ quan: Qũy Tín Dụng Nhân Dân cơ sở Thiệu Duy
Địa chỉ: Thôn Đông Mỹ-Thiệu Duy, Huyện Thiệu Hóa, Tỉnh Thanh Hóa Đại diện pháp luật: Nguyễn Trung Trọng
Giấy phép số: 2607000025 Ngày cấp giấy phép: 19/10/2010 Ngày hoạt động: 16/12/2011 Điện thoại: 0378828988 Mã số thuế: 2801764811
Giấy phép kinh doanh số: 2607000038, ngày cấp: 16/12/2011.
Vốn điều lệ ban đầu hoạt động : 500.000.000 đồng.
Sau hơn 3 năm hoạt động, Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Thiệu Duy luôn phát triển số lượng các thành viên, ổn định đội ngũ cán bộ làm việc. Tính đến ngày 31/12/2014 tổng số thành viên của quỹ tín dụng Thiệu Duy là 535 thành viên, tổng cán bộ làm việc tại quỹ là 22 người.Về trình độ cán bộ, các cán bộ làm việc tại quỹ tín dụng Thiệu Duy đều đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, trong đó đại học 18 người ( tỷ lệ 82 %), trung cấp 04 người ( tỷ lệ 18%). Hầu hết các cán bộ tại quỹ tín dụng đều được tập huấn tại chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh Thanh Hóa và tập huấn nâng cao nghiệp vụ do Học viện ngân hàng phân viện Bắc Ninh tổ chức.
a. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của QTDND cơ sở Thiệu Duy b. Tổ chức biên chế nhân sự
Hội đồng quản trị: gồm 7 thành viên (1 UV HĐQT kiêm GĐ điều hành) Ban kiểm soát và kiểm toán nội bộ: gồm 3 thành viên.
Bộ phận kế toán: 4 thành viên Bộ phận kho quỹ: 1 thành viên Bộ phận tín dụng: 5 thành viên Bộ phận hành chính: 2 thành viên 2.1.3 Giới thiệu về phòng tín dụng
Phòng tín dụng gồm có 5 thành viên: 1 trưởng phòng tín dụng, 1 phó trưởng phòng tín dụng và 3 thành viên. Phòng tín dụng có các nhiệm vụ sau:
- Có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, hoàn thành thủ tục khi cho vay.
- Có trách nhiệm tham mưu, đề xuất, phân tích phương án sản xuất kinh doanh để trình lên giám đốc xét duyệt.
- Đi thẩm định, kiểm tra và chịu trách nhiệm về báo cáo thẩm định của mình.
- Có trách nhiệm theo dõi trước, trong, sau khi cho vay, có nhiệm vụ nhắc nhở thu hồi khi đến hạn.
- Chịu hoàn toàn trách nhiệm trước ban giám đốc về những hồ sơ vay vốn trên địa bàn quản lý của mình.
- Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến việc kiểm tra quá trình tín dụng.
- Theo dõi, đôn đốc việc trả nợ, và một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của ban tổng giám đốc
2.2 Phân tích tình hình hoạt động huy động vốn tại QTDND Thiệu Duy
a) Phân tích về quy mô, cơ cấu vốn tại QTDND Thiệu Duy giai đoạn 2012- 2014
• Quy mô, tốc độ tăng trưởng vốn huy động tiền gửi của khách hàng
Trong thời gian qua, cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên của QTDND, công tác huy động vốn đã đạt được những thành công đáng kể. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động tiền gửi khách hàng của QTDND cơ sở Thiệu Duy được thể hiện qua bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1: Biến động vốn huy động tiền gửi của khách hàng
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2012
Năm 2013
Năm 2014
2013/2012 2014/2013 (+/-) (%) (+/-) (%) VHĐ từ nghiệp vụ
tiền gửi khách hàng 89.950 112.25
4 145.279 22.30
4 24,8 33.02
5 29,42 (Nguồn: Phòng Kế toán tài chính QTDND cơ sở Thiệu Duy)
Biểu đồ 2.1: Vốn huy động từ nghiệp vụ tiền gửi của khách hàng
Qua bảng 2.1 và biểu đồ 2.1 ta thấy: Vốn huy động từ nghiệp vụ tiền gửi khách hàng của QTDND Thiệu Duy tăng dần qua các năm: Năm 2012 vốn huy động này đạt 89.950 triệu đồng, sang đến năm 2013 đạt 112.254 triệu đồng tăng
hơn so với năm 2012 là 22.304 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng là 24,8%.
Đến năm 2014, vốn huy động từ nghiệp vụ tiền gửi của khách hàng tiếp tục lại tăng đạt 145.279 triệu đồng; tăng hơn so với năm 2013 là 33.025 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng là 29,42%, chứng tỏ rằng QTDND cơ sở Thiệu Duy đã có những nỗ lực và có những phương án tốt cho công tác huy động vốn này; tìm kiếm và thu hút thêm nhiều khách hàng đặc biệt các khách hàng là doanh nghiệp.
• Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần khách hàng
Trong nền kinh tế, lượng vốn tạm thời nhàn rỗi từ dân cư thực sự rất lớn và luôn mang tính ổn định cao đối với QTDND. QTDND cơ sở Thiệu Duy đã chú trọng quan tâm đến kênh huy động này. Bên cạnh đó, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, xuất hiện càng nhiều các loại hình doanh nghiệp quy mô lớn, vừa, nhỏ
sản xuất kinh doanh, do vậy để đảm bảo cho hoạt động thanh toán của mình, họ luôn có nhu cầu giữ đồng vốn an toàn, chính xác, nhanh chóng, thuận lợi cho các hoạt động giao dịch. Chính vì vậy mà cơ cấu tiền gửi huy động từ khách hàng của QTDND cơ sở Thiệu Duy được thể hiện trong bảng và biểu đồ sau:
Bảng 2.2: Cơ cấu vốn huy động theo thành phần khách hàng từ 2012 – 2014 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Vốn huy động tiền gửi khách
hàng 89.950 100 112.254 100 145.279 100
Huy động từ dân cư 54.150 96,02 108.374 96,54 140.084 96,44 Huy động từ các doanh nghiệp 35.800 3,98 3.880 3,46 5.195 3,56
(Nguồn: phòng kế toán tài chính QTDND cơ sở Thiệu Duy)
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn huy động theo thành phần khách hàng
Có thể thấy, nguồn vốn huy động tiền gửi chủ yếu là từ dân cư, đây là nguồn huy động quan trọng bậc nhất của QTDND cơ sở Thiệu Duy. Cụ thể, trong năm 2012, vốn huy động tiền gửi từ dân cư đạt 86.370 triệu đồng (chiếm 96,02% vốn huy động tiền gửi) sang năm 2013 nguồn huy động này tăng đạt 108.374 triệu đồng (chiếm 96,54% vốn huy động tiền gửi). Đến năm 2014, nguồn huy động tiền gửi từ dân cư tiếp tục tăng và đạt mức 140.084 triệu đồng tăng 31.710 triệu đồng so với năm 2013.
Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2012- 2014 ở mức khá cao, đây là thành quả nỗ lực không ngừng của tập thể. Xác định được mục tiêu là dân cư gửi tiền vào QTD chủ yếu để nhằm mục đích sinh lợi. QTDND cơ sở Thiệu Duy đã có những bước điều chỉnh lãi suất hợp lý, đưa ra nhiều kỳ hạn cho khách hàng lựa chọn, đa dạng hóa các hình thức trả lãi. Bên cạnh việc nghiên cứu đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi, tiết kiệm dự thưởng cùng với đó QTDND cơ sở Thiệu Duy ngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng cường quảng bá hình ảnh tạo niềm tin đối với khách hàng nhằm thu hút vốn nhàn rỗi của dân cư. Nhờ vậy trong giai đoạn 2012 – 2014 biến động đầy khó khăn của ngành QTDND cơ sở Thiệu Duy với những cuộc chạy đua lãi suất không ngừng nghỉ, QTDND cơ sở Thiệu Duy vẫn có tốc độ tăng trưởng nguồn huy động từ dân cư ở mức khá cao và giúp tăng quy mô vốn tạo điều kiện cho những hoạt động khác đạt hiệu quả tốt.
Bên cạnh đó, vốn huy động tiền gửi từ các khách hàng là doanh nghiệp của cũng chiếm tỷ trọng đáng kể. Nguồn huy động từ các doanh nghiệp trên địa bàn luôn được QTDND cơ sở Thiệu Duy quan tâm, chú trọng nên qua các năm luôn tăng trưởng và khá ổn định. Điều đó được thể hiện: năm 2012 nguồn huy động tiền gửi từ các doanh nghiệp đạt 3.580 triệu đồng chiếm 3,98% vốn huy động tiền gửi, đến năm 2013 nguồn huy động tăng 300 triệu đồng so với 2012 và đến năm 2014 đạt 5.195 triệu đồng.
Năm 2014 tỷ trọng vốn huy động tiền gửi từ các doanh nghiệp chiếm 3,56%, nhưng xét trên tổng vốn huy động tiền gửi các năm thì vẫn ở mức khá cao. Điều này có thể giải thích được từ nguyên nhân khách quan của nền kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước suy giảm, hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán tụt dốc, sự biến động của lãi suất… đã dẫn đến những khó khăn chung cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhu cầu gửi vốn của các doanh nghiệp vào QTDND cơ sở Thiệu Duy giảm.
Năm 2014 QTDND cơ sở Thiệu Duy không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các dịch vụ thanh toán, nâng cao công nghệ.... Có thể thấy nguồn huy
động tiền gửi từ dân cư và từ các doanh nghiệp là 2 nguồn có tầm quan trọng lớn quyết định mọi hoạt động kinh doanh của QTDND cơ sở Thiệu Duy.
• Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời hạn huy động
QTDND cơ sở Thiệu Duy có nhiều loại kỳ hạn huy động vốn tiền gửi khác nhau, nhưng phương thức trả lãi chủ yếu là trả lãi sau. Với những sản phẩm này, QTDND cơ sở Thiệu Duy thu hút được nguồn vốn huy động lớn nhờ vào uy tín và lợi thế cạnh tranh của mình, nhưng trong tương lai khi các ngân hàng khác trên địa bàn có thêm những hình thức huy động mới, phương thức trả lãi linh hoạt, cùng với các khuyến mại và dịch vụ chăm sóc khách hàng đi kèm thì QTDND cơ sở Thiệu Duy cần có những sản phẩm mới theo chiều hướng đa dạng hơn và quan tâm đến khách hàng gửi tiền hơn để giữ vững thị phần và tăng trưởng vốn huy động. Sự biến động của huy động vốn tiền gửi khách hàng theo kỳ hạn sẽ được xem xét cụ thể ở bảng dưới đây:
Bảng 2.3: Cơ cấu huy động vốn tiền gửi theo thời hạn từ 2012 – 2014 ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)
Tiền gửi KKH 1.936 2,15 2.340 2,08 3.521 2,42
TG ≤ 12 tháng 87.502 97,28 109.179 97,26 140.645 96,81
TG > 12 tháng 512 0,57 735 0,66 1.113 0,77
Tổng vốn huy động tiền gửi 89.950 100 112.254 100 145.279 100 ( Nguồn: phòng kế toán tài chính QTDND cơ sở Thiệu Duy)
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu huy động vốn tiền gửi theo thời hạn từ 2012 – 2014
Vốn huy động của QTDND cơ sở Thiệu Duy qua các năm có sự thay đổi đáng kể. Năm 2012 vốn huy động đạt 89.950 triệu đồng, năm 2013 đạt 112.254 triệu đồng tăng 22.304 triệu đồng tương đương 24,8% so với năm 2012. Điều này thể hiện Quỹ Tín Dụng đã có những chính sách đúng đắn như: Khách hàng gửi tiền vào sẽ hưởng mức lãi suất hấp dẫn… Vốn huy động này tiếp tục tăng nhanh vào năm 2014 đạt 145.279 triệu đồng tăng 33.025 triệu đồng, tương đương tốc độ 29,4% so với năm 2013.
Vốn huy động đối với loại hình tiền gửi ≤ 12 tháng tăng đều qua các năm.
Năm 2012 tiền gửi ≤ 12 tháng huy động được 87.502 triệu đồng, năm 2013 là 109.179 triệu đồng, tăng 21.677 triệu đồng, tỷ lệ tăng tương đương 24,77% so với năm 2012. Đến năm 2014 số này là 140.645 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 28,82% tương ứng 31.466 triệu đồng so với năm 2013
Đối với tiền gửi > 12 tháng ta thấy vốn huy động của loại hình này cũng tăng đều qua các năm, nhưng tỷ lệ tăng không cao bằng vốn huy động tiền gửi ≤ 12 tháng. Năm 2012 vốn huy động tiền gửi trên 12 tháng là 512 triệu đồng, năm 2013 tăng lên 735 triệu đồng, tốc độ tăng 43,55% so với năm 2012 tương đương 223 triệu đồng. Đến năm 2014 con số này là 1.113 triệu đồng, tăng 378 triệu đồng, tức 51,43% so với năm 2013. Ta thấy vốn huy động trên 12 tháng giai đoạn 2012- 20134 tăng không đáng kể. Nguyên nhân là do tình trạng lạm phát cao làm cho lãi suất tiền gửi ≤ 12 tháng cao hơn lãi suất tiền gửi trên 12 tháng nên người gửi tiền.
Bên cạnh sự gia tăng mạnh mẽ của TG CKH thì tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn cũng tăng nhẹ qua các năm nhưng do chiếm tỷ trọng quá nhỏ trong tổng vốn huy động nên sự tăng giảm nhẹ này không tác động nhiều đến sự tăng trưởng của vốn huy động. Mặc dù loại TG KKH không mang lại tính ổn định nhưng nó có thể giải quyết được tình trạng thiếu vốn trong hoạt động tín dụng, đồng thời cũng đem lại lợi nhuận cao trong hoạt động tín dụng. Nguyên nhân loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn qua các năm đều chiếm tỷ trọng thấp hơn rất nhiều so với loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là do tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn không phải là khoản tiền để dành mà là loại tiền gửi chủ yếu phục vụ nhu cầu trong giao dịch thanh toán của khách hàng. Trong khi đó, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn được hưởng lãi suất cố định, giữa các loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn khác nhau lãi suất sẽ được trả khác nhau.
Tiền gửi có kỳ hạn càng lâu thì lãi suất sẽ càng lớn bởi Quỹ Tín Dụng hoàn toàn yên tâm sử dụng tiền gửi này của khách hàng cho vay với thời hạn ổn định để kiếm được lợi nhuận từ việc thu lãi vì lãi suất cho vay bao giờ cũng cao hơn lãi suất huy động vốn. Và khác với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền tạm thời chưa sử dụng hoặc là tiền để dành của cá nhân mục đích gửi.
Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng huy động vốn tiền gửi theo kỳ hạn từ 2012- 2014
Nguồn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động tiền gửi (Chiếm trên 90%) năm 2012 nguồn này chiếm phần lớn tổng vốn huy động tiền gửi (97,28%) sang đến năm 2013 con số huy động kỳ hạn dưới 12 tháng tăng lên đạt 109.179triệu đồng nhưng tỷ trọng lại giảm nhẹ đi chiếm 97,26% so với 2012. Năm 2014, con số huy động từ nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng đạt giá trị 140.645 triệu đồng (chiếm 96,81% huy động vốn tiền gửi), tăng 31.466 triệu đồng. Trong đó lượng tiền gửi từ 6 - 12 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất. Đây là nguồn vốn ổn định và mang lại hiệu quả cho QTDND cơ sở Thiệu Duy. Vì vậy, QTD nên có chính sách marketing cùng những chính sách khuyến mãi hợp lý để có thể thu hút hiệu quả nhất nguồn vốn này.
b) Phân tích về chi phí huy động vốn tại QTDND Thiệu Duy giai đoạn 2012- 2014
Tiền gửi huy động tăng lên dẫn đến chi phí huy động cũng gia tăng hàng năm. Bảng sau thể hiện tổng chi phí huy động của QTDND cơ sở Thiệu Duy qua các năm:
Bảng 2.4: Chi phí huy động tiền gửi năm 2012- 2014
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1. Tổng chi phí huy động 87.881 86.548 114.625 2. Tổng huy động tiền gửi 89.950 112.254 145.279 Chi phí huy động/ tổng huy
động tiền gửi (%) 97,7 77,1 78,9
Qua bảng 2.4 ta thấy, trong năm 2012, để huy động 100 đồng tiền gửi, QTDND cơ sở Thiệu Duy cần phải trả bình quân 97,7 đồng trên lãi suất thỏa thuận với khách hàng. Nhưng đến các năm sau, chỉ tiêu này giảm xuống, chỉ còn là 77,1%
năm 2013 và năm 2014 là 78,9%. Có được mức chi phí giảm như vậy là do chủ yếu QTD huy động tập trung huy động tiền gửi tiết kiệm khách hàng cá nhân. Nếu như các Ngân hàng khác huy động tiền gửi cá nhân bằng loại tiền gửi không kỳ hạn, quy mô nhỏ nên chi phí không cao thì QTDND cơ sở Thiệu Duy tập trung tiền gửi tiết kiệm với các kỳ hạn tương ứng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, quy mô tiền gửi lớn nên chi phí huy động mà QTD cần bỏ ra cũng khá cao để tăng lượng huy động hàng năm.
Tuy nhiên, tổng thể để huy động được một đồng tiền gửi, QTDND cơ sở Thiệu Duy đã phải trả một khoản chi phí khá cao mà lẽ ra QTD có thể điều tiết lại được. QTD cần xem xét và cân đối lại chi phí để giảm bớt sự gia tăng cho chi phí huy động, tăng lợi nhuận và giảm rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Nhưng đây cũng là chiến lược kinh doanh của QTD bởi vì trong thời gian gần đây QTD đang cần huy động tiền gửi để tiến hành đầu tư, đặc biệt cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên, để không làm mất cân đối thanh toán QTD phải thường xuyên giám sát cơ cấu tiền gửi sao cho hợp lý.
c) Phân tích việc cân đối huy động vốn và sử dụng vốn tại QTDND Thiệu Duy giai đoạn 2012- 2014
Tỷ trọng dư nợ cho vay / tổng tiền gửi huy động (%) phản ánh khả năng sử dụng tiền gửi huy động đảm bảo khả năng lợi nhuận đồng thời bảo đảm nhu cầu thanh toán cho QTD. Ngoài ra chỉ tiêu này lớn thể hiện tiền gửi huy động