1.2.3 Nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên
1.2.3.1 Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi sinh viên
Những đặc điểm tâm lý của thanh niên sinh viên bị chi phối bởi những đặc điểm về thể chất, môi trường, vai trò xã hội cụ thể mà trong đó họ sống và hoạt động. Đây là một nhóm xã hội đặc biệt đang chuẩn bị trực tiếp cho việc tham gia vào cuộc sống tinh thần của xã hội. Lứa tuổi này có đặc điểm tâm lý rất phong phú và đa dạng. Dưới đây là một số đặc điểm cơ bản về sự phát triển tâm lý lứa tuổi thanh niên sinh viên:
- Sự thích nghi của sinh viên với cuộc sống và hoạt động mới
Bước chân vào trường đại học, một cuộc sống học tập và xã hội mới ngày càng mở rộng ra trước mắt sinh viên. Trong môi trường mới này, để hoạt động học tập có kết quả đòi hỏi các em phải có sự thích nghi với các hoạt động diễn ra trong trường đại học.
Quá trình thích nghi này chủ yếu tập trung ở các mặt:
+ Nội dung học tập mang tính chuyên ngành.
+ Phương pháp học tập mới mang tính nghiên cứu khoa học.
+ Môi trường sinh hoạt mở rộng.
+ Nội dung và cách thức giao tiếp phong phú và đa dạng.
Sinh viên cần có thời gian nhất định để thích ứng với tất cả những vấn đề trên. Sự thích ứng này ở mỗi sinh viên không hoàn toàn như nhau, tuỳ thuộc vào đặc điểm tâm lý cá nhân và môi trường sống cụ thể của các em quy định. Có những sinh viên dễ dàng và nhanh chóng hoà nhập với môi trường xã hội mới, nhưng lại gặp khó khăn trong việc
thích ứng với phương pháp và cách thức học mới. Có người cảm thấy ít khó khăn trong việc tiếp thu tri thức, dễ vượt qua cách học chuyên sâu ở đại học nhưng lại lúng túng, thiếu tự tin trong việc hoà nhập với bạn bè và các nhóm hoạt động trong lớp, trong trường. Một số sinh viên hoà đồng, cỏi mở còn một số khác lại thận trọng, khép kín.Việc giải quyết các mâu thuẫn trên một cách hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thanh niên sinh viên.
- Sự phát triển hoạt động nhận thức của sinh viên
Một trong những quá trình tâm lý cao cấp diễn ra trong hoạt động học tập của sinh viên và nói lên đặc trưng căng thẳng, mạnh mẽ của hoạt động trí óc là quá trình nhận thức. Trong hoạt động học tập của sinh viên các quá trình nhận thức luôn diễn ra từ mức độ đơn giản đến phức tạp. Điều này thể hiện sự phát triển, tính có chọn lọc cao và độc lập sáng tạo trong nhận thức của các em.
Hoạt động nhận thức của sinh viên thực sự là loại hoạt động trí tuệ đích thực, cường độ cao và có tính lựa chọn rõ rệt. Hoạt động trí tuệ này lấy những sự kiện của quá trình nhận thức cảm tính làm cơ sở, song các thao tác trí tuệ đã phát triển ở trình độ cao và đặc biệt có sự phối hợp nhịp nhàng, tinh tế, uyển chuyển và linh hoạt theo từng tình huống có vấn đề. Do vậy, đa số sinh viên lĩnh hội nhanh nhạy, sắc bén những vấn đề mà giáo viên trình bày. Trong quá trình tiến hành hoạt động học tập, tính chất chọn lọc của tri giác ở sinh viên rất cao. Sinh viên thường tri giác những tài liệu học tập liên quan tới hứng thú nhận thức và có ích cho hoạt động nghề nghiệp. Bên cạnh đó, các quá trình trí nhớ thường diễn ra trong suốt quá trình học tập của sinh viên. Nhờ có trí nhớ, sinh viên tích luỹ được tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp tương lai.
Quá trình tư duy diễn ra rất căng thẳng trong suốt quá trình học tập của sinh viên.
Tư duy ở sinh viên gắn liền với các phẩm chất nhân cách độc lập. Quá trình tư duy của sinh viên khác về chất so với các lứa tuổi trước. Các em biết tự đặt ra vấn đề, tự tìm cách giải quyết vấn đề theo nhiều phương hướng khác nhau, có ý chí theo đuổi mục đích đến cùng và có khả năng tự đánh giá kết quả tìm được. Phẩm chất tư duy sáng tạo cũng được
bộc lộ trong hoạt động học tập của sinh viên. Các em biết vượt ra khỏi giới hạn những tài liệu cơ bản, tìm thấy mối liên hệ mới giữa các đối tượng. Sinh viên biết huy động hợp lý, rộng rãi các tri thức và kinh nghiệm để giải quyết vấn đề.
Những đặc điểm nêu cho thấy sự phát triển về chất trong hoạt động nhận thức của sinh viên. Điều này góp phần quan trọng trong việc lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp tương lai và giúp sinh viên thích ứng với môi trường xã hội mới đang rộng mở trước mắt.
- Sự phát triển động cơ học tập của sinh viên
Động cơ học tập là nội dung tâm lý của hoạt động học tập. Động cơ học tập bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau. Có thể đó là những yếu tố tâm lý của chính bản thân mình như hứng thú, lý tưởng, niềm tin … hay là những yếu tố nằm bên ngoài bản thân chủ thể như nội dung, phương pháp dạy học, bạn bè …
Lĩnh vực động cơ học tập của sinh viên đại học rất phong phú, đa dạng và thường bộc lộ rõ tính hệ thống. Trong đó, việc học tập của họ không chỉ bị chi phối bởi một động cơ mà thường là một số động cơ nào đó. Dựa vào mục đích học tập, người ta chia động cơ học tập của sinh viên thành 5 loại: động cơ xã hội, động cơ nhận thức khoa học, động cơ nghề nghiệp, động cơ tự khẳng định mình và động cơ vụ lợi. Ngoài ra còn có những động cơ mang tính chất đồng nhất xã hội do ảnh hưởng trực tiếp của bố mẹ, thầy cô hay bạn bè.
- Sự phát triển tình cảm của sinh viên:
Sự phát triển của sinh viên được đặc trưng bằng “ thời kỳ bão tạp và căng thẳng” . Đây là thời kì đầy xúc cảm đối với cá nhân. Có nhiều tình huống mới nảy sinh trong cuộc sống của họ, đòi hỏi họ phải phán đoán và quyết định những còn thiếu kinh nghiệm và hiểu biết xã hội. Vì vậy, việc nảy sinh những tình cảm không thích hợp khi phải ứng xử trước tình huống đó.
Tình bạn cùng giới, khác giới ở tuổi sinh viên tiếp tục phát triển theo chiều sâu.
Một mặt các bạn vẫn giữ mối quan hệ bạn bè phổ thông trung học nhưng mặt khác tiếp tục có thêm những tình bạn mới nhưng không kém phần bền vững, sâu sắc. Điều đó đã làm phong phú thêm tâm hồn, nhân cách của sinh viên rất nhiều. Tình yêu ở tuổi sinh viên đạt đến hình thái chuẩn mực cùng những biểu hiện phong phú, đặc sắc. Nhìn chung, tình yêu đôi lứa ở tuổi sinh viên rất đẹp, lãng mạn, đầy chất thơ... Nhưng trong lĩnh vực này, sinh viên gặp phải những mâu thuẫn nội tại, đôi khi họ gặp phải không ít những khó khăn khi giải quyết, đôi khi bế tắc, bi kịch. Do vậy, đa số sinh viên chọn con đường học tập, học nghề, tu dưỡng trong thời gian học hơn là chọn con đường tình yêu quá sớm và điều đó giúp họ càng vững vàng, chín chắn hơn trong cuộc sống.
- Sự phát triển của tự ý thức của sinh viên:
Sự phát triển tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của sinh viên. Nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi sinh viên. Quá trình này phong phú và phức tạp.
Sự hình thành tự ý thức ở lứa tuổi sinh viên là một quá trình lâu dài, trải qua nhiêu mức độ khác. Ở tuổi thanh niên, quá trình phát triển tự ý thức diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi và có nhiều đặc thù riêng: sinh viên có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những đặc thù riêng:
Sinh viên có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo quan điểm về mục đích cuộc sống và hoài bão của mình. Đặc điểm quan trọng của tự ý thức của sinh viên là sự tự ý thức của họ xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động - địa vị mới mẻ trong tập thể, những quan điểm mới về thế giới xung quanh buộc sinh viên phải ý thức của những đặc điểm nhân cách của mình. Nội dung của tự ý thức cũng khá phức tạp, không chỉ nhận thức về cái tôi của mình trong hiện tạo mà còn nhận thức về vị trí của mình trong xã hội và trong tương lai.