Nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên

Một phần của tài liệu Đề tài: Nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên trường Đại học Quy Nhơn (Trang 25 - 40)

1.2.3 Nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên

1.2.3.2 Nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên

Nhận thức về sức khỏe sinh sản là sự hiểu biết về các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản: tình dục, quan hệ tình dục an toàn, chức năng sinh sản, các biện pháp tránh thai...

Nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên là sự hiểu biết của sinh viên về các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản. Là chủ nhân tương lai của đất nước, với tư cách là những người có trí thức cao, sinh viên phải tích cực học tập để xây dựng và bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cung cấp những kiến thức văn hóa, xã hôi, khoa học và công nghệ, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách cần phải quan tâm sự phát triển thể lực cho sinh viên, đặc biệt là về giới tính, sức khỏe sinh sản để duy trì nòi giống, đóng góp vào sự phát triển xã hội.

Liên quan đến quá trình nhận thức của sinh viên về sức khỏe sinh sản, theo chúng tôi nhận thức sức khỏe sinh sản của sinh viên bao gồm những nội dung sau:

1. Nhận thức về khái niệm, thuật ngữ sức khỏe sinh sản.

Theo tổ chức WHO: “Sức khỏe sinh sản là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan tới bộ máy sinh sản chứ không phải là không có bệnh hay khuyết tật của bộ máy đó”.

Sức khoẻ sinh sản là trạng thái khoẻ mạnh, hoàn hảo về thể chất, tinh thần và xã hội trong tất cả mọi khía cạnh liên quan đến hệ thống sinh sản, chức năng sinh sản và quá trình sinh sản chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tổn thương ở bộ máy sinh sản.

Sức khoẻ sinh sản bao gồm nhiều khía cạnh, trong đó có cả khía cạnh liên quan đến sức khoẻ tình dục.

2. Giải phẫu sinh lý và chức năng cơ quan sinh dục ở nam và nữ

- Cấu tạo và chức năng của bộ phận sinh dục ở nam:

+ Dương vật: là bộ phận đa chức năng, được sử dụng cho cả đi tiểu, phóng tinh và sinh hoạt tình dục. Dương vật rất nhạy cảm, đặc biệt là qui đầu tập trung nhiều dây thần kinh trong cơ thể của nam giới nhất. Nếu bộ phận này được kích thích nó sẽ mang lại khoái cảm.Ở đầu dương vật có một lớp da bao bọc bảo vệ nó gọi là bao qui đầu. Khi còn nhỏ bao qui đầu chặt nhưng nó sẽ giãn ra khi đến tuổi dậy thì.Ở phía trong, dương vật chứa đầy các mô xốp có khả năng thay đổi lạ thường. Bình thường dương vật mềm và nhỏ,

nhưng khi có kích thích tình dục nó to và cương cứng lên. Hiện tượng này gọi là sự cương cứng dương vật do các mạch máu qui tụ trong các mô xốp. Khi máu thoát ra khỏi các mô xốp, dương vật lại trở lại mềm và nhỏ như trước.

+ Tinh hoàn: Bao tinh hoàn là một túi da mỏng (hay còn gọi là bìu), bên trong có hai tinh hoàn hình trứng, hơi dẹt. Từ khi dậy thì trở đi tinh hoàn sản sinh ra tinh trùng.Để đảm bảo chất lượng tinh trùng, tinh hoàn phải duy trì ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể. Đó là lý do tại sao nó nằm ngoài cơ thể. Hơn nữa bao tinh hoàn có sức đàn hồi, khi trời nóng nó chảy xuống cho mát hơn còn khi trời lạnh nó co lên cho đỡ lạnh để duy trì nhiệt độ cần thiết...Bên cạnh việc sản sinh tinh trùng, tinh hoàn còn sản sinh ra hóc môn sinh dục xác định tính cách giới và điều chỉnh hoạt động của hệ sinh dục nam giới.

+ Mào tinh: Phía trên của tinh hoàn có 2 bộ phận nhỏ được gọi là mào tinh. Tinh trùng được sản sinh trong tinh hoàn đi vào mào tinh chờ chín.Hai mào tinh là phân xưởng cuối cùng trong quá trình sản xuất và cũng là nơi lưu trữ tinh trùng.

+ Ống dẫn tinh: Các đường ống dẫn tinh đi từ mào tinh đến túi tinh. Túi tinh là nơi tập kết tinh trùng và tinh dịch để chuẩn bị "xuất phát" cho cuộc hành trình của mình khi có hiện tượng phóng tinh

+ Tuyến tiền liệt:Tuyến tiền liệt là tuyến sinh dục phụ của cơ quan sinh dục nam nằm bao quanh cổ bàng quang. Tuyến tiền liệt có tác dụng sản sinh ra dịch có chất dịch dưỡng để nuôi sống tinh trùng. Dịch do tuyến tiền liệt tiết ra cùng với dịch do túi tinh tiết ra tạo nên tinh dịch.

+ Niệu đạo: Đây là một ống rất bé bên trong dương vật, có nhiệm vụ dẫn nước tiểu và tinh dịch ra ngoài. Đây là bước cuối cùng trong cuộc hành trình trên đường thoát ra ngoài của tinh trùng.

- Hệ sinh dục nữ bao gồm cơ quan sinh dục trong và ngoài.

Cơ quan sinh dục ngoài:

+Phần ngoài được gọi là âm hộ. Nhìn vào âm hộ, trước tiên bạn sẽ thấy hai môi lớn ở ngoài và hai môi nhỏ nằm phía trong. Hai cặp môi này bảo vệ toàn bộ hệ sinh dục của bạn.

Ở ngay chỗ chụm lại phía trên của hai môi nhỏ là âm vật. Chính xác hơn bạn chỉ có thể nhìn thấy đầu của âm vật. Phần còn lại của âm vật có hình dài nằm trong cơ thể. Âm vật là bộ phận nhạy cảm nhất của cơ thể người phụ nữ. Âm vật tập trung nhiều dây thần kinh

hơn các bộ phận khác của cơ thể. Nó chỉ có một chức năng: mang lại khoái cảm tình dục.

Phía dưới âm vật và lỗ tiểu là cửa âm đạo. Cửa âm đạo dẫn tới bộ phận sinh dục trong của bạn. Ngay cửa âm đạo là màng trinh. Là một màng ngăn cách giữa âm hộ với âm đạo và có lỗ thông để máu kinh hàng tháng thoát ra ngoài.

Cơ quan sinh dục trong :

+ Âm đạo là một khoang rỗng kéo dài từ tử cung tới bộ phận sinh dục ngoài và có khả năng đàn hồi rất lớn. Khi giao hợp, âm đạo giãn rộng ra để tiếp nhận dương vật. Khi sinh con, âm đạo có khả năng giãn rộng đủ để đứa trẻ thoát ra ngoài.

Âm đạo cũng là nơi để máu kinh hàng tháng thoát ra ngoài. Bên trong cơ thể của bạn, có hai buồng trứng, hai ống dẫn trứng và tử cung. Mỗi bộ phận có một chức năng riêng nhưng cùng làm việc với các bộ phận khác trong sự kết hợp hài hoà.

+ Tử cung: hay còn gọi là dạ con, đây là nơi đứa bé sống trước khi được sinh ra. Tử cung nối với âm đạo qua cổ tử cung. Cổ tử cung là một lỗ nhỏ với đường kính khoảng 1-2mm nhưng nó có thể giãn nở rất lớn khi bạn sinh con để đứa trẻ thoát ra ngoài khi sinh nở.

Bên trong tử cung có lớp niêm mạc, trong đó có rất nhiều các mạch máu và dịch tiết. Khi đến tuổi dậy thì, hàng tháng lớp niêm mạc này sẽ dày lên và bong ra tạo thành máu kinh (tức có hành kinh). Nếu người phụ nữ thụ thai thì lớp niêm mạc đó đóng vai trò như một

"cái ổ" để nuôi dưỡng thai nhi trong suốt thời gian mang thai. Vì thế, trong thời gian mang thai, người phụ nữ sẽ không có hiện tượng kinh nguyệt.

+ Buồng trứng: Khi mới sinh ra, hai buồng trứng hình ô van nhỏ của bạn đã có khoảng 300,000 - 400,000 tế bào trứng nguyên thuỷ. Sau đó một số tế bào trứng này sẽ thoái hoá dần và đến tuổi dậy thì chỉ còn 300 - 400 noãn bào trưởng thành (trứng). Khi trứng trưởng thành hay còn gọi là trứng chín sẽ thoát ra khỏi buồng trứng - đó là hiện tượng rụng trứng. Hiện tượng trứng bắt đầu xảy khi bé gái đến tuổi dậy thì và đến tuổi mãn kinh thì kết thúc. Khi bắt đầu có trứng rụng và có kinh nguyệt có nghĩa là bạn gái đã có khả năng thụ thai. Thường thì chỉ có một trứng chín và rụng trong mỗi chu kì kinh nguyệt.

Buồng trứng có hai chức năng đó là: sản sinh ra trứng và các hoóc môn sinh dục nữ.

+ Vòi trứng: Vòi trứng là hai ống dẫn trứng từ buồng trứng tới tử cung. Hai ống dẫn trứng mỗi ống có một đầu mở ra như những ngón tay của bàn tay gọi là loa vòi. Loa vòi nhận trứng khi nó rời khỏi buồng trứng và đưa vào vòi trứng. Nếu tinh trùng gặp trứng thì sẽ có hiện tượng thụ tinh, hiện tượng này được xảy ra ở 1/3 ngoài của ống dẫn trứng.

3. Nhận thức về giới:

- Khái niệm giới: Trên thế giới, thuật ngữ “giới” theo tiếng Anh là gender mới bắt đầu được sử dụng trong các tài liệu khoa học xã hội của một số nước công nghiệp tiên tiến cách đây chưa đầy 30 năm. Giới là phạm trù chỉ quan niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam giới và phụ nữ. Xã hội tạo ra và gán cho trẻ em gái và trẻ em trai, cho phụ nữ và nam giới các đặc điểm giới khác nhau. Bởi vậy, các đặc điểm giới rất đa dạng và có thể thay đổi được.

- Khái niệm giới tính: theo giáo sư Trần Trọng Thủy: “ giới tính là tất cả những đặc điểm riêng biệt tạo nên sự khác biệt tạo nên sự khác nhau giữa nam và nữ” . Tác giả Bùi Ngọc Oánh định nghĩa:“ Giới tính là toàn bộ những đặc điểm ở con người, tạo nên sự khác biệt giữa nam và nữ”. “dẫn theo đề tài Nhận thức của sinh viên trường Đại học Tiền Giang về sức khỏe sinh sản, Trần Thanh Nguyên”

- Những biểu hiện sự khác nhau về giới tính: sự khác biệt của giới tính được biểu hiện về mặt giải phẫu sinh lý, cấu trúc và chức năng của các bộ phận cơ thể, đặc biệt là bộ phận sinh dục nam nữ và biểu hiện về mặt tâm lý: hứng thú, tình cảm, tính cách, năng lực.

- Khái niệm bình đẳng giới: Theo quan niệm xã hội học là sự đối xử ngang quyền giữa 2 giới nam và nữ cũng như giữa các tầng lớp phụ nữ trong xã hội. Hay nói cách khác , bình đẳng giới là sự thừa nhận, sự coi trọng ngang nhau đối với các đặc điểm giới tính và sự thiết lập các cơ hội ngang nhau đối với nam và nữ trong xã hội. Bình đẳng giới không có nghĩa là nam giới và nữ giới giống nhau mà phải là sự tương đồng và khác biệt giữa hai giới được công nhận và mang giá trị ngang nhau, được trải nghiệm ngang nhau và mang giá trị ngang nhau, được trải nghiệm những điều kiện ngang nhau để phát huy tiềm năng, có cơ hội tham gia, đóng góp và hưởng lợi như nhau trong các lĩnh vực. Theo điều 5 khoản 3 Luật Bình đẳng giới : “ Bình đẳng giới là việc nam và nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển cộng

đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Phụ nữ và nam giới có vị thế bình đẳng như nhau và cùng:

+ Có điều kiện bình đẳng để phát huy hết khả năng và thực hiện các nguyện vọng của mình.

+ Có cơ hội bình đẳng để tham gia, đóng góp và thụ hưởng các nguồn lực xã hội và thành quả phát triển.

+ Được bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

4. Nhận thức về tình yêu, hôn nhân và gia đình

- Khái niệm tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới. Ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt…làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình. Tình yêu là tình cảm sâu sắc, đáng trân trọng của cá nhân tuy nhiên không nên cho rằng tình yêu là việc riêng tư của mỗi người.

+ Tình yêu luôn luôn mang tính xã hội.

+ Tình yêu bắt nguồn và bị chi phối bởi những quan niệm, kinh nghiệm sống của những người yêu nhau.

+ Tình yêu luôn đặt ra những vấn đề mà xã hội cần phải quan tâm, chăm lo như việc kết hôn, xây dựng gia đình hạnh phúc tiến bộ. Xã hội không can thiệp đến tình yêu cá nhân nhưng có trách nhiệm hướng dẫn mọi người có quan niệm đúng đắn về tình yêu, đặc biệt là ở những người bắt đầu bước sang tuổi thanh niên

- Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng lành mạnh, phù hợp với các quan niệm đạo đức tiến bộ. Các biểu hiện cơ bản của tình yêu chân chính:

+ Có tình cảm chân thực, sự quyến luyến, gắn bó giữa một nam và một nữ + Có sự quan tâm sâu sắc đến nhau, không vụ lợi

+ Có sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ cả hai phía + Có lòng vị tha và sự thông cảm

Tình yêu chân chính làm cho con người trưởng thành và hoàn thiện hơn. Bởi vì, tình yêu là động lực mạnh mẽ để các cá nhân vươn lên tự hoàn thiện bản thân.

- Khái niệm hôn nhân: là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Hôn nhân thể hiện nghĩa vụ, quyền lợi và quyền hạn giữa vợ, chồng được pháp luật công nhận và bảo vệ.

- Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay

Thứ nhất: Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ: là hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính. Tự nguyện trong hôn nhân thể hiện qua việc cá nhân được tự do kết hôn theo luật định. Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân bảo đảm vế mặt pháp lí, tức là phải đăng kí kết hôn

theo pháp luật. Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở việc bảo đảm quyền tự do li hôn.

Thứ hai: Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính là hôn nhân một vợ một chồng. Bởi vì tình yêu là không thể chia sẻ đượ. Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng làm nguyện tắc cơ bản trong gia đình mới. Sự bình đẳng không phải là sự cào bằng, chia đôi mà vợ chồng có nghĩa vụ và quyền hạn ngang nhau trong mọi mặt của đời sống của gia đình [ dẫn theo giáo dục công dân 10]

Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Ðiều 9 khoản 1, nam từ 20 tuổi trở lên và nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn.

Khái niệm gia đình: Theo tác giả Vũ Dũng “gia đình là cộng đồng người cùng chung sống sinh hoạt chung dưới một mái nhà, làm thành đơn vị nhỏ nhất của xã hội (còn được gọi là tế bào xã hội) gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu. Gia đình là một xã hội thu nhỏ bao gồm một hay nhiều thế hệ khác nhau sống và hoạt động bên nhau một cách có tổ chức có nguyên tắc thành văn hay bất thành văn. Sự hòa thuận được đảm bảo bởi sự ấm cúng, cảm giác an toàn và tình yêu thương” [Vũ Dũng (2008), Từ điển Tâm lý học, NXB Từ điển Bách khoa, tr.205].

Các chức năng cơ bản của gia đình

+ Chức năng tái sản xuất ra con người, tất cả các nhóm xã hội, các thiết chế xã hội khác không có chức năng này, trừ gia đình. Việc thực hiện chức năng này không chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu, mong ước của người vợ, người chồng mà còn là vấn đề xã hội, vấn đề duy trì tính liên tục của xã hội.

+Chức năng xã hội hoá, giáo dục con cái: Có thể nói, giáo dục gia đình có ý nghĩa to lớn để giúp trẻ thành người. Ngôn ngữ mẹ đẻ, thói quen sinh hoạt gia đình, cách ăn mặc, giao tiếp, cách quan sát, các nhu cầu và phương thức thoả mãn nhu cầu đều được gia đình hướng dẫn, hướng trẻ theo một nếp sống, truyền thống ổn định. Đây chính là cơ sở đầu tiên và quan trọng bậc nhất để hình thành nhân cách trẻ sau này.

+ Chức năng kinh tế: Chức năng kinh tế biểu hiện trên cả hai phương diện: sản xuất và tiêu dùng. Trong điều kiện hiện nay, nhiều gia đình có thành viên làm ở các công ty, nhà nước... chính vì vậy, chức năng kinh tế của gia đình được giảm nhẹ ở khâu tổ chức, sản

xuất, nhưng với tư cách là đơn vị tiêu dùng thì tính toán thu chi hàng tháng, hàng năm vẫn là nỗi lo của các chủ gia đình.

+ Chức năng thoả mãn các nhu cầu tâm lý của các thành viên trong gia đình. Đây là chức năng đặc biệt quan trọng trong việc chia sẻ trách nhiệm, tình yêu thương gắn bó giữa các thành viên trong gia đình. Gia đình là một cộng đồng đặc biệt, không một cộng đồng hay tổ chức nào có thể đem lại tình cảm ấm áp, sâu sắc và thiêng liêng như gia đình. Gia đình vừa là nơi nuôi dưỡng cho con người trưởng thành, đồng thời cũng là nơi bao dung, an ủi cho mỗi cá nhân trước những rủi ro, sóng gió của cuộc đời.

+ Chức năng chăm sóc sức khỏe: Mặc dù hiện nay các dịch vụ y tế công cộng đã phát triển tốt, nhưng việc gia đình có trách nhiệm chăm sóc sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình vẫn hết sức quan trọng, nhất là với người ốm, người già. Chăm sóc sức khoẻ ở đây không chỉ đơn thuần sức khoẻ về thể chất mà còn cả sức khoẻ tinh thần.

Tóm lại gia đình, thông qua việc thực hiện các chức năng vốn có của mình, có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Các chức năng này có quan hệ mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau. Việc phân chia chúng là tương đối. Cần tránh tư tưởng coi trọng chức năng này coi nhẹ chức năng kia, hoặc tư tưởng hạ thấp chức năng gia đình. Mọi quan điểm tuyệt đối hóa, đề cao quá hay phủ nhận, hạ thấp vai trò của gia đình đều là sai lầm.

5. Nhận thức về tình dục an toàn và lành mạnh.

Tình dục là một mặt của nhân cách, biểu hiện tất cả những cảm xúc và hành vi giới tính của một người. Tình dục có thể là biểu hiện cảm xúc, và cũng có thể là những hoạt động sinh lý. Tình dục là một hành vi tự nhiên và lành mạnh của cộc sống: tất cả mọi người đều có ham muốn tình dục. Lớp trẻ khám phá bản năng tình dục của mình như một quá trình tự nhiên khi đạt được sự trưởng thành về tình dục.

Khi được sinh ra, con trai và con gái đều có các cơ quan sinh dục. Những cơ quan sinh dục này là cơ sở để phân biệt con trai và con gái và chỉ bắt đầu trưởng thành trong giai đoạn dậy thì – giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên.

Những khía cạnh của tình dục

– Khía cạnh sinh học: Nam giới có khả năng tạo ra tinh trùng, còn phụ nữ tạo ra trứng.

Khi giao hợp xảy ra, dương vật đi vào âm đạo, tinh trùng kết hợp với trứng để hình thành một cá thể sống mới.

Một phần của tài liệu Đề tài: Nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên trường Đại học Quy Nhơn (Trang 25 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w